intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Phương pháp dạy học Sinh học I

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

235
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương bài giảng Phương pháp dạy học Sinh học I được biên soạn nhằm mục tiêu: Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Sinh học ở trường phổ thông; trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học các lớp 6, 7, 8, 9 và vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình. Nội dung bao gồm: Dạy học thực vật, dạy học động vật, dạy học cơ thể người và vệ sinh, dạy học sinh học tế bào và dạy sinh học vi sinh vật ở trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Phương pháp dạy học Sinh học I

  1. ĐÊ CƢƠNG BÀI GIẢNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC I 1
  2. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC I (3 tín chỉ: 2 LT + 1 TH) * Mục tiêu: - Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Sinh học ở trường phổ thông (lớp 6, 7, 8, 9). - Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học các lớp 6, 7, 8, 9. - Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình. * Chuẩn bị: - Vật chất: Máy tính, máy chiếu; các phương tiện, mẫu vật, hóa chất thực hành phù hợp với các bài thực hành. - Người học: Tài liệu, các phương tiện, dụng cụ học tập. - Địa điểm: Giảng đường (giờ học lý thuyết); Phòng thí nghiệm (giờ học thực hành). * Phƣơng pháp dạy học: - Lý thuyết: Giáo viên (GV) giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên (SV) hoạt động theo nhóm (hoặc cá nhân) tùy theo nội dung học tập; SV nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao; GV tổ chức thảo luận, tổng kết vấn đề. - Thực hành: SV được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung thực hành ở nhà; Giờ lên lớp, 1 SV lên thực hành tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học, các SV khác đóng vai học sinh (HS) và tiến hành thực hành; GV nhận xét, rút kinh nghiệm và giao nhiệm vụ; SV hoàn thiện báo cáo thực hành và nhận nhiệm vụ mới. * Sản phẩm ngƣời học phải nộp: Báo cáo thực hành (3 - 4 trang). * Nội dung: 2
  3. Chƣơng 1 DẠY HỌC THỰC VẬT HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG MỤC TIÊU: - Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Thực vật học ở trường phổ thông. - Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình Thực vật học. - Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình Thực vật học. NỘI DUNG (5 tiết LT + 2 tiết TH): 1.1. Vị trí, nhiệm vụ dạy học Thực vật học ở trƣờng phổ thông 1.1.1. Vị trí dạy học Thực vật học ở trƣờng phổ thông - Được bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 6, mở đầu cho chương trình Sinh học ở trường phổ thông. - Thực vật là một trong những đối tượng sinh vật gần gũi với HS, dễ kiếm, dễ đưa vào lớp học, HS dễ sử dụng làm đối tượng để khám phá  là đối tượng nghiên cứu hiệu quả. Theo quan điểm tiến hóa- sinh thái, thực vật là đối tượng xuất hiện trước, là mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn. 1.1.2. Nhiệm vụ dạy học Thực vật học ở trƣờng phổ thông 1.1.2.1. Nhiệm vụ trí dục - Chương trình trang bị cho HS có hệ thống những kiến thức cơ bản, phổ thông, hiện đại và thực tiễn về cây xanh có hoa cùng một số nhóm thực vật và sinh vật khác. Đó là những kiến thức về: + Hình thái, cấu tạo cơ thể thực vật thông qua các đại diện điển hình trong mối quan hệ với môi trường sống. + Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của những thực vật có giá trị trong nền kinh tế đất nước. + Sự phát triển tiến hoá của giới thực vật. + Các khái niệm sơ bộ về phân loại và hệ thống phân loại. 3
  4. Những kiến thức đó liên hệ với thực tiễn sản xuất của Việt Nam, nhất là với thực tiễn địa phương Giáo viên thường xuyên cập nhật những thông tin về thành tựu mới của khoa học và gắn vào nội dung bài giảng đảm bảo tính hiện đại của kiến thức. - Dạy học thực vật học cần phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, cần chú ý tăng cường thực hành. Quán triệt tinh thần trí dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp được thể hiện trong các nội dung sau: + Các khâu chủ yếu của quá trình trồng trọt, cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật nông- lâm nghiệp. + Bồi dưỡng một số kỹ năng thực hành sản xuất và sử dụng công cụ sản xuất thông thường và vừa sức. + Hướng những thực tập bộ môn vào thực tập sản xuất về một số nghề phổ biến có liên quan đến nông - lâm nghiệp ở địa phương như trồng hoa, trồng rau, trồng cây gây rừng,... 1.1.2.2. Nhiệm vụ phát triển Chương trình rèn luyện và phát triển cho HS những kỹ năng cơ bản sau đây: - Các kỹ năng nghiên cứu môn học (Kỹ năng Sinh học): + Kỹ năng quan sát, mô tả, nhận biết các cây thường gặp, kỹ năng xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan. + Kỹ năng thực hành sinh học: Sưu tầm, bảo quản vật mẫu, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, đặt và theo dõi thí nghiệm đơn giản. + Các kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc trồng một số cây phổ biến ở địa phương và các cơ sở khoa học kĩ thuật chăm sóc cây trồng. - Các kỹ năng học tập: kỹ năng tự học, biết sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo về Sinh học để hiểu sâu, mở rộng kiến thức, biết hệ thống hoá kiến thức dưới dạng sơ đồ, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề... - Các kỹ năng tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, rút ra kết luận khoa học. 1.1.2.3. Nhiệm vụ giáo dục 4
  5. - Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng: Quan điểm duy vật biện chứng được thể hiện thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể thực vật, mối quan hệ gắn bó, thống nhất giữa thực vật với môi trường sống, sự thích nghi của sinh vật với các môi trường sống khác nhau. Đó là: Cơ thể thực vật và mọi hoạt động sống của chúng đều có cơ sở vật chất; Cơ thể thực vật là toàn bộ thống nhất; Cơ thể thực vật quan hệ khăng khít với môi trường; Giới thực vật có quá trình phát triển lịch sử; Con người có khả năng nhận thức được các quy luật chi phối sự hoạt động, tồn tại và phát triển của thực vật. - Giáo dục đạo đức: Bồi dưỡng HS ý thức trách nhiệm với quê hương; Rèn luyện những đức tính của người lao động mới, các đức tính của người làm công tác khoa học; Có ý thức đấu tranh, phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội. - Giáo dục môi trường, định hướng nghề nghiệp: Bảo vệ, chăm sóc và tích cực trồng cây; Vận dụng những kiến thức đã học vào sản xuất ở địa phương 1.2. Cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chƣơng trình Thực vật học ở trƣờng phổ thông 1.2.1. Cấu trúc chƣơng trình - Thực vật học nằm trong chương trình Sinh học 6. Chương trình Sinh học 6 gồm 70 tiết: 64 tiết lí thuyết và thực hành; 6 tiết ôn tập và kiểm tra. Chương trình Sinh học 6 gồm 3 phần: Mở đầu Sinh học; Đại cương về giới thực vật; Vi khuẩn, nấm, địa y. “Phần Thực vật” bắt đầu bằng “Đại cương về giới Thực vật”. Từ chương I đến chương VII nghiên cứu về cấu tạo và chức năng của cơ thể Thực vật có hoa: Tế bào thực vật; Rễ; Thân; Lá; Sinh sản sinh dưỡng; Hoa và sinh sản hữu tính; Quả và hạt. Bài tổng kết về cây có hoa kết thúc toàn bộ kiến thức về cơ thể Thực vật. Chương VIII: Các nhóm Thực vật Chương IX: Vai trò của Thực vật - Cấu trúc theo hướng riêng lẻ về cấu tạo và chức năng sinh lí các bộ phận ở một cơ thể thực vật có hoa điển hình  nhận thức cái chung về sự sống của giới thực vật  nghiên cứu vào các nhóm phân loại theo trình tự tiến hoá. 5
  6. Cấu trúc đó phù hợp với trình độ tư duy và lứa tuổi của học sinh, có ý nghĩa phù hợp với yêu cầu rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu cơ bản. Việc giảng dạy lí thuyết đã gắn với rèn luyện kỹ năng. Việc rèn luyện các kỹ năng qua môn Thực vật học được thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: từ nhận biết dấu hiệu  phân tích, so sánh, tổng hợp  suy diễn. 1.2.2. Nội dung chƣơng trình Mở đầu Sinh học gồm 2 bài, mở đầu cho chương trình sinh học toàn cấp, học sinh bắt đầu làm quen với môn sinh học và thế giới sinh vật. Phần Đại cương về giới Thực vật được bắt đầu bằng 2 bài giới thiệu tổng quát về giới thực vật và một đại diện điển hình của thực vật là cây xanh có hoa. Tiếp theo từ chương I đến chương VII nghiên cứu về cấu tạo và chức năng của cây có hoa từ cấp độ tế bào đến cấp độ cơ thể, cụ thể: + Chương I: Tìm hiểu Thực vật ở cấp độ tế bào, HS được tìm hiểu phương tiện và phương pháp nghiên cứu thực vật, cấu tạo tế bào tThực vật và sự sinh trưởng, sinh sản của tế bào. + Chương II  chương VII: Nghiên cứu thực vật có hoa ở cấp cơ quan và cơ thể: Hình thái cấu tạo và chức năng của các cơ quan- cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản; các hình thức sinh sản của thực vật có hoa. + Chương VIII: Kiến thức thực vật được nâng lên ở cấp độ giới - tìm hiểu về những đặc điểm chung của các nhóm thực vật, vị trí của chúng trong hệ thống sinh giới. Trên cơ sở đó phác hoạ sơ lược quá trình phát triển của giới thực vật, nguồn gốc của cây trồng. + Chương IX: Kết thúc phần thực vật - nghiên cứu về vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống của con người, các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của Thực vật. Phần Vi khuẩn, Nấm, Địa y trình bày trong 1 chương về đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố và vai trò của một số nhóm sinh vật khác trong sản xuất và đời sống của con người. Những kiến thức sâu hơn về các nhóm sinh vật này, học sinh sẽ được học ở các lớp tiếp theo. 1.2.3. Các thành phần kiến thức cơ bản của chƣơng trình 6
  7. Chương trình bao gồm một hệ thống các khái niệm chuyên khoa về Hình thái học, Giải phẫu học, Sinh lí học, Phân loại học, Sinh thái học thực vật. Các nhóm khái niệm này làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển các khái niệm sinh học đại cương (khái niệm dinh dưỡng, trao đổi chất, khái niệm thống nhất của cơ thể, khái niệm tiến hóa). Khái niệm Hình thái học Thực vật: Bao gồm những kiến thức về hình dạng ngoài, màu sắc của tế bào thực vật, của các bộ phận, cơ quan như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Các khái niệm này cần được hình thành trong mối liên hệ với môi trường sống của các bộ phận của cây để giúp học sinh thấy rõ tính thống nhất giữa cơ thể với môi trường. Các khái niệm này thường được hình thành và phát triển trong phạm vi một bài ở từng chương. Khái niệm Giải phẫu học Thực vật: Bao gồm các kiến thức về cấu tạo của tế bào, mô, cấu tạo của các bộ phận và cơ quan của cây. Các khái niệm Giải phẫu học là cơ sở để xây dựng các khái niệm Sinh lí học nên phải gắn kiến thức cấu tạo với kiến thức sinh lí. Các khái niệm này không chỉ được hình thành trong một chương mà còn được củng cố trong nhiều chương khác nhau. Khái niệm Sinh lí học Thực vật: Bao gồm các kiến thức về dinh dưỡng, hô hấp, sự thoát hơi nước, sự tạo thành chất hữu cơ, sự vận chuyển các chất dinh dưỡng,... Các khái niệm này được hình thành và phát triển qua nhiều chương. Khái niệm Sinh thái học Thực vật: Bao gồm các kiến thức về tập hợp các nhân tố sinh thái- chương trình này chủ yếu tìm hiểu vai trò của các nhân tố vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí, nước,... Trên cơ sở nắm vững vai trò của các nhân tố môi trường đối với các chức năng khác nhau của cây mà hiểu được tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. 1.3. Phƣơng pháp dạy học Thực vật học ở trƣờng phổ thông 1.3.1. Đặc điểm dạy học Thực vật học - Đáp ứng yêu cầu giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức thông qua hoạt động quan sát, tìm tòi, tổ chức thí nghiệm, đồng thời rèn luyện các kỹ năng của bộ môn. - Việc chuẩn bị các mẫu tươi sống để giảng dạy là dễ dàng, nhiều nội dung học tập có thể được tổ chức thực hiện ngoài trời. 7
  8. - Tập cho học sinh làm quen với các phương pháp đặc thù của bộ môn như quan sát, thực nghiệm và nâng cao dần các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. - Chú ý nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn Việt Nam và địa phương; cần chú ý ưu tiên các phương pháp trực quan và thực hành, ưu tiên hình thức trao đổi nhóm hoặc hỏi đáp. 1.3.2. Các phƣơng pháp giảng dạy đặc thù của môn học: Giáo trình 1.3.3. Dạy học các kiến thức trong chƣơng trình Từ các ví dụ được phân tích dưới đây, SV xác định đặc điểm, yêu cầu, phương pháp dạy học, hình thức dạy học các kiến thức của chương trình. 1.3.3.1. Phương pháp dạy học kiến thức Hình thái học Thực vật Ví dụ: Dạy hoc “Biến dạng của lá” (Bài 25) - Mục tiêu: Phân biệt được các dạng lá biến dạng. Nêu được đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng. - PPDH: Thực hành + Trực quan - Chuẩn bị: mỗi HS chuẩn bị một trong các loại mẫu vật theo bảng GV chuẩn bị vật thật hoặc tranh ảnh (đối với những vật mẫu không kiếm được: cây bèo đất, cây nắp ấm, lá cây đậu Hà Lan,...); chuẩn bị sẵn bảng liệt kê các loại lá biến dạng (dùng phiếu học tập hoặc chuẩn bị bảng ra giấy A0 với những miếng bìa ghi đặc điểm của lá biến dạng để tổ chức HS chơi trò ghép nối). Bảng. Đặc điểm của lá biến dạng Tên mẫu vật Đặc điểm hình thái chủ Chức năng chủ yếu của Tên lá biến yếu của lá biến dạng lá biến dạng dạng Xương rồng Lá đậu Hà Lan Lá cây mây Củ giềng Củ hành Cây bèo đất Cây nắp ấm - Hoạt động dạy học: + Phân nhóm: mỗi nhóm nên từ 4 – 6 HS có đủ các mẫu vật. 8
  9. + Tổ chức quan sát mẫu vật và tranh vẽ. Các nhóm thảo luận các đặc điểm của lá: tìm thông tin về đặc điểm của từng loại lá, điền vào bảng. + Báo cáo kết quả: hoàn thành vào bảng to của GV bằng cách trả lời hoặc cài miếng bìa vào bảng. Các nhóm nhận xét kết quả làm việc của nhóm bạn. + Tổng kết: hoàn thiện bảng. GV cần chú ý hướng dẫn HS liên hệ đặc điểm hình thái thực vật với môi trường sống trong mối liên hệ với chức phận. Chẳng hạn một số loại xương rồng sống ở những nơi khô hạn thiếu nước, lá của chúng biến thành gai có tác dụng giảm sự thoát hơi nước, giúp cây có thể thích nghi và tồn tại trong điều kiện khô hạn. Khái niệm về các loại lá biến dạng được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở các kiến thức về hình thái của lá, đặc điểm nhận dạng của nó. Khi HS tự mình phát hiện ra những loại biến dạng lá khác nhau, lòng ham mê khám phá những hiện tượng mới lạ ở các em sẽ được kích thích, vì vậy sẽ bồi dưỡng ở các em lòng yêu thiên nhiên và yêu bộ môn sinh học hơn. 1.3.3.2. Phương pháp dạy học kiến thức Giải phẫu học Thực vật Ví dụ: Dạy học “Cấu tạo trong của thân non” (Bài 15) - Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo trong của thân non; So sánh được đặc điểm cấu tạo của thân non với cấu tạo của rễ (miền lông hút); Trình bày được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. - PPDH: Trực quan - Chuẩn bị: GV chuẩn bị tiêu bản cấu tạo hiển vi của thân non, tranh vẽ H15.1, H10.1, bảng cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non HS ôn lại bài 10- cấu tạo miền hút của rễ - Cách tiến hành: GV kiểm tra bài cũ về cấu tạo của miền lông hút bằng cách yêu cầu HS chỉ trên tranh H10.1 các bộ phận của miền lông hút và nêu sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của rễ ở phần miền lông hút. - Nếu có điều kiện, GV tổ chức HS quan sát tiêu bản hiển vi, đọc bảng xác định các bộ phận của thân non, cấu tạo từng bộ phận, hoàn thiện bảng trong vở bài tập để thấy rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thân non phù hợp với chức năng. 9
  10. - GV treo tranh H15.1 lên bảng, HS quan sát tranh, đọc kĩ phần chú thích để nhận biết các bộ phận của thân non. Một HS chỉ và nêu tên các bộ phận đó. - GV treo bảng cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non, hướng dẫn HS hoàn thiện phần để trống trong bảng. Gọi HS đọc bảng, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV bổ sung, hoàn thiện bảng. - GV treo 2 tranh H15.1 và H10.1, phân nhóm HS, các nhóm cùng quan sát tranh, thảo luận về điểm giống và khác nhau giữa cấu tạo của thân non và của rễ (miền hút). Sau đó GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, hoàn thiện: + Giống nhau: Phần vỏ của thân non và miền hút của rễ đều có biểu bì và thịt vỏ; Phần trụ giữa đều có các bó mạch (gồm mạch gỗ và mạch rây) và ruột. + Khác nhau: Phần vỏ của miền hút còn có lông hút, còn của thân non không có; Ở trụ giữa miền hút của rễ, mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ, còn của thân non mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong. 1.3.3.3. Phương pháp dạy học kiến thức Sinh lí học Thực vật Ví dụ: Dạy học “Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng” (Bài 21) - Mục tiêu: Nêu được các bước tiến hành thí nghiệm và xác định được chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. - PPDH: Thực hành - Cách tiến hành: GV chiếu hình 21.1. Thí nghiệm 1, HS quan sát hình và nêu các bước tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ. GV tổ chức thảo luận: Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì? Phần nào của lá thí nghiệm chế tạo được tinh bột? Tại sao em biết? Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì? Qua thảo luận, HS nêu được lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng. 1.3.3.4. Phương pháp dạy học kiến thức Phân loại học Thực vật Ví dụ: Dạy học “Hạt kín- đặc điểm của thực vật Hạt kín” (Bài 41) 10
  11. - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo của thực vật Hạt kín, nêu được điểm khác về cấu tạo của thực vật Hạt kín so với Hạt trần, khái quát được đặc điểm của thực vật Hạt kín. - PPDH: Thực hành - Cách tiến hành: GV phân nhóm, mỗi nhóm đã chuẩn bị những cây thuộc ngành Hạt kín mà GV yêu cầu từ buổi học trước. HS quan sát cây của nhóm mình chuẩn bị, ghi những đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản. GV thảo luận các đặc điểm cấu tạo đó, chú ý đặc điểm ở hoa, các lá noãn khép kín thành bầu mang noãn bên trong, do đó khi tạo thành quả thì hạt (do noãn biến thành) cũng được nằm trong quả. Hạt như vậy gọi là hạt kín. Vậy thực vật Hạt kín có những đặc điểm nào khác với Hạt trần? Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín là gì? 1.4. Tổ chức và sử dụng thí nghiệm Thực vật học SV thực hành tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Thực vật học. Ở loại bài nghiên cứu tài liệu mới trong chương trình Thực vật học, có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Tuy nhiên, phương pháp thực hành có vai trò rất quan trọng. Trong chương trình Thực vật học, ngoài 2 bài thực hành riêng thì các bài lí thuyết dạy bằng phương pháp thực hành là phổ biến. Để thực hiện bài giảng hiệu quả, cần có sự chuẩn bị mẫu vật và các phương tiện trực quan chu đáo. Các bước để tiến hành bài lên lớp lí thuyết bằng phương pháp thực hành có thể thực hiện theo quy trình sau: - GV nêu vấn đề, mục đích và yêu cầu của hoạt động quan sát, thí nghiệm. - Hướng dẫn kĩ năng quan sát, kĩ năng tiến hành thí nghiệm. - Học sinh làm thí nghiệm và trao đổi trong nhóm học tập, ghi chép kết quả vào phiếu học tập. - Thảo luận trước lớp, phát biểu nhận thức theo định hướng của giáo viên. - Giáo viên tóm tắt những nội dung kiến thức chính. Thí dụ: Tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong dạy học “Vận chuyển các chất trong thân”. 11
  12. CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 1. Trình bày vị trí, nhiệm vụ của chương trình Thực vật học ở trường THCS. 2. Phân tích cấu trúc nội dung và các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình Thực vật học ở trường THCS. 3. Nêu đặc điểm dạy học và các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn Thực vật học ở trường THCS. 4. Phân tích đặc điểm của các phương pháp dạy học các loại kiến thức Hình thái học, Giải phẫu học, Sinh lí học trong chương trình Thực vật học ở trường THCS. Mỗi loại kiến thức nêu ví dụ minh hoạ. 5. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản và xác định mục tiêu dạy học của một bài khoá Thực vật học. Chƣơng 2 DẠY HỌC ĐỘNG VẬT HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG MỤC TIÊU: - Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Động vật học ở trường phổ thông. - Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình. - Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình. NỘI DUNG (5 tiết LT + 2 tiết TH): 2.1. Vị trí, nhiệm vụ dạy học Động vật học ở trƣờng phổ thông 2.1.1. Vị trí dạy học Động vật học ở trƣờng phổ thông - Được bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 7, sau khi HS đã được tìm hiểu Thực vật học trong chương trình Sinh học 6, trước dạy học Cơ thể người- Vệ sinh trong chương trình Sinh học 8. - Môn Động vật học ở lớp 7 nối tiếp chương trình môn Thực vật học ở lớp 6 để góp phần hoàn thiện những hiểu biết về sinh giới và tạo thuận lợi cho sự tiếp thu 12
  13. kiến thức môn học Cơ thể người ở lớp 8, môn Di truyền học, Sinh thái ở lớp 9, phù hợp với quan điểm tiến hóa, sinh thái. 2.1.2. Nhiệm vụ dạy học Động vật học ở trƣờng phổ thông 2.1.2.1. Nhiệm vụ trí dục - Chương trình trang bị cho HS có hệ thống những kiến thức cơ bản, phổ thông, hiện đại và thực tiễn về giới động vật, bao gồm những kiến thức: + Những đại diện điển hình của các ngành, lớp động vật, những đặc điểm cấu tạo, hoạt động sinh lí, đặc điểm thích nghi của các đại diện theo trật tự tiến hóa. + Những cấu trúc cơ bản: tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể,... + Những khái niệm, những quy luật cơ bản. + Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của môn học Tính thống nhất được thể hiện khi giới thiệu về các ngành, lớp động vật theo một trật tự tiến hóa tự nhiên. Tính hiện đại thể hiện ở những kiến thức phản ánh những thành tựu khoa học mới nhất đã được khẳng định, đồng thời cũng nêu lên những phương hướng nghiên cứu mới về giới động vật trên thế giới. Kiến thức gắn liền với thực tiễn thể hiện ở chỗ chương trình có điều kiện giúp HS thấy rõ vai trò của động vật trong đời sống con người. - Dạy học động vật học cần phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, cần chú ý tăng cường thực hành. HS có những hiểu biết về cơ sở khoa học của việc phòng chống các bệnh do động vật gây ra, của việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, đấu tranh phòng chống bệnh tật; cơ sở khoa học của chế độ chăm sóc vật nuôi, cây trồng hợp lí, của việc thuần hóa các động vật,... 2.1.2.2. Nhiệm vụ phát triển Chương trình tiếp tục rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản: Các kỹ năng nghiên cứu môn học (Kỹ năng Sinh học): + Kỹ năng quan sát, mô tả, nhận biết các đặc điểm hình thái của cơ thể, cơ quan, vị trí của các cơ quan. 13
  14. + Kỹ năng thực hành sinh học: mổ và quan sát các cơ quan của một số động vật điển hình, đặt và tổ chức một số thí nghiệm nghiên cứu hoạt động sống của động vật. + Các kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc phòng trừ một số động vật gây hại và biết bảo vệ những động vật quý hiếm. - Các kỹ năng học tập: kỹ năng tự học, biết sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo, biết hệ thống hoá kiến thức dưới dạng sơ đồ, hoạt động nhóm, hoạt động độc lập, giải quyết vấn đề... - Các kỹ năng tư duy: Năng lực tư duy độc lập, tính chủ động sáng tạo, trí thông minh, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, rút ra kết luận khoa học. 2.1.2.3. Nhiệm vụ giáo dục * Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng: Quan điểm duy vật biện chứng được thể hiện qua những nội dung mang tính quy luật: - Cơ thể động vật và mọi hoạt động sống của chúng đều có cơ sở vật chất - Cơ thể động vật là một thể thống nhất, thể hiện trong mối quan hệ qua lại giữa cấu tạo và chức năng, mối quan hệ gắn bó giữa các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể, nhờ hoạt động điều hòa thần kinh và thể dịch. - Cơ thể động vật quan hệ khăng khít với môi trường - Giới động vật có quá trình phát triển lịch sử, tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. - Con người có khả năng nhận thức được các quy luật chi phối sự hoạt động, tồn tại và phát triển của động vật * Giáo dục tình cảm và đạo đức: Bồi dưỡng HS ý thức trách nhiệm với quê hương, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước; Rèn luyện những đức tính của người lao động mới: kiên trì, kế hoạch, sáng tạo, trung thực..., các đức tính của người làm công tác khoa học: phương pháp khoa học, cẩn thận, sáng tạo,...; Có ý thức đấu tranh phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội, giáo dục tính thẩm mĩ. * Giáo dục vệ sinh, bảo vệ sức khỏe và giáo dục môi trường 14
  15. - Có các biện pháp phòng trừ những bệnh truyền nhiễm do ĐV thích hợp, xây dựng nếp sống vệ sinh cho bản thân, gia đình, giữ gìn vệ sinh trong cộng đồng. - Vận dụng những kiến thức đã học vào sản xuất ở địa phương: diệt trừ sâu hại, hạn chế những biện pháp có thể gây hại MT - Bảo vệ những loài ĐV có nguy cơ tuyệt chủng, không săn bắt chim, thú,... * Giáo dục KTTH, LĐSX và hướng nghiệp - HS được tìm hiểu về những vật nuôi có giá trị kinh tế, được rèn luyện các kỹ năng bộ môn, tạo thói quen của người lao động có văn hóa. - Việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tham quan các cơ sở chăn nuôi,... gây hứng thú đối với môn học, góp phần giáo dục hướng nghiệp cho HS. 2.2. Cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chƣơng trình Động vật học ở trƣờng phổ thông 2.2.1. Cấu trúc chƣơng trình Chương trình Động vật học được bố trí giảng dạy ở lớp 7, gồm 70 tiết (64 tiết lí thuyết và thực hành; 6 tiết ôn tập và kiểm tra). Chương trình gồm 5 phần: Phần mở đầu; Phần các ngành Động vật; Phần tổng kết sự tiến hoá của Động vật; Phần Động vật và đời sống con người; Phần tham quan thiên nhiên. Trong các chương giới thiệu về các ngành, các lớp, mỗi chương đều bao gồm các nội dung chính là tìm hiểu về đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí,.. của một đại diện cho ngành hoặc lớp, tiếp đó giới thiệu sơ lược một số đại diện khác, từ đó rút ra đặc điểm chung của từng ngành hoặc từng lớp. - Cấu trúc đó phù hợp với việc tinh giản, vững chắc: thời gian ít vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản và phát triển tư duy, giáo dục HS. Cấu trúc sắp xếp theo trật tự tiến hóa của các ngành, lớp ĐV; sắp xếp theo nguyên tắc tổng hợp sơ bộ- phân tích- tổng hợp cao hơn. 2.2.2. Nội dung chƣơng trình * Nhận xét chung: Chương trình có thể chia làm 2 phần: động vật không xương sống (ĐVKXS) và động vật có xương sống (ĐVCXS) 15
  16. Phần ĐVKXS chủ yếu nghiên cứu theo trật tự các ngành động vật từ thấp đến cao về tổ chức cơ thể, về một số hoạt động sinh lí các cơ quan, một số tập tính của những đại diện. Phần ĐVCXS tìm hiểu các lớp động vật từ Cá đến Thú với những đại diện khá quen thuộc và gắn bó với cuộc sống con người. * Nội dung từng chương: SV nghiên cứu SGK và nêu nội dung. 2.2.3. Các thành phần kiến thức cơ bản của của chƣơng trình Chương trình bao gồm một hệ thống các khái niệm chuyên khoa về Hình thái học, Giải phẫu học, Sinh lí học, Phân loại học động vật. Các nhóm khái niệm này làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển các khái niệm sinh học đại cương (dinh dưỡng, trao đổi chất, thích nghi sinh thái, tiến hóa, sinh sản và phát triển). Khái niệm Hình thái học động vật: Bao gồm những kiến thức về hình dạng, kích thước, màu sắc của cơ thể động vật. Các khái niệm này cần được hình thành trong mối liên hệ với môi trường sống. Bao gồm: Khái niệm đối xứng (đối xứng tỏa tròn và đối xứng hai bên), khái niệm phân đốt và phân hóa cơ thể, khái niệm hình thái và màu sắc thích nghi. Khái niệm Giải phẫu học động vật: Bao gồm các kiến thức về cấu tạo của tế bào, mô, cấu tạo của các bộ phận và cơ quan của cơ thể động vật. Các khái niệm Giải phẫu học là cơ sở để xây dựng các khái niệm Sinh lí học nên phải gắn kiến thức cấu tạo với kiến thức sinh lí. Khái niệm Sinh lí học động vật: Bao gồm các kiến thức về hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan, không đi sâu vào cơ chế các hiện tượng sinh lí. Những khái niệm sinh lí học trong chương trình là khái niệm sinh lí tiêu hóa, sinh lí tuần hoàn, sinh lí hô hấp, sinh lí bài tiết, sinh lí thần kinh, sinh lí sinh sản. Khái niệm Phân loại học động vật: Bao gồm các kiến thức liên quan đến đặc điểm sinh học gắn với môi trường sống, lối sống đa dạng đặc trưng của ngành, lớp thông qua việc nghiên cứu về sự đa dạng và tập tính của động vật ở các nhóm sinh thái khác nhau. Từ đó, khái quát nên đặc điểm chung của ngành, sự khác biệt giữa các lớp trong ngành và giữa các bộ trong lớp. Khái niệm sinh học đại cương: 16
  17. - Khái niệm trao đổi chất: Được phát triển thông qua những dấu hiệu mới về dinh dưỡng đặc trưng ở động vật: Sự tiến hóa của cơ quan di chuyển gắn với nhu cầu năng lượng ngày càng cao; Sự tiến hóa về tổ chức cơ thể gắn liền với sự tiến hóa về chức năng, do đó gắn liền với sự hoàn thiện quá trình trao đổi chất; Sự hoàn thiện quá trình trao đổi chất giúp động vật ngày càng thích nghi cao với điều kiện sống nên phạm vi phân bố mở rộng hơn, động vật đa dạng, phong phú hơn - Khái niệm sinh sản và phát triển: gồm những kiến thức về các hình thức sinh sản ở động vật; về phát triển cá thể và phát triển lịch sử. - Khái niệm tiến hóa: Do đặc điểm chương trình nghiên cứu theo trật tự tiến hóa nên rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển khái niệm tiến hóa thông qua việc so sánh các ngành, lớp động vật về các đặc điểm cấu tạo, giải phẫu, sinh lí các cơ quan và hệ cơ quan, về các đặc điểm hình thái thích nghi để thấy rõ xu hướng tiến hóa của động vật: động vật tiến hóa từ đơn bào đến đa bào, tổ chức cơ thể ngày càng hoàn thiện, di chuyển từ môi trường nước lên cạn, quá trình trao đổi chất ngày càng hoàn thiện. - Khái niệm thích nghi sinh thái: gắn với sự hình thành và phát triển các khái niệm sinh thái học, hình thái học, giải phẫu học, sinh lí học, không thể tách rời động vật với môi trường. 2.3. Phƣơng pháp dạy học Động vật học ở trƣờng phổ thông 2.3.1. Đặc điểm dạy học Động vật học - Kế thừa các khái niệm và kỹ năng đã hình thành trong Sinh học 6 - Cấu trúc của chương trình Sinh học 7 thuận lợi cho việc nghiên cứu sâu về giải phẫu, sinh lí cùng những đặc điểm sinh học của những động vật tiêu biểu, từ đó rút ra đặc điểm chung của nhóm, đặc điểm tiến hóa. - Điều kiện vị trí địa lí của đất nước ta rất thuận lợi cho việc hình thành các khái niệm hình thái, sinh lí, thích nghi,... Nhưng việc giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn: + Động vật luôn hoạt động, có nhiều tập tính phức tạp và một số hoạt động theo mùa nên việc tổ chức quan sát hoạt động sống gặp nhiều trở ngại. 17
  18. + Nhiều loài động vật đại diện cho một số ngành, lớp không có ở Việt Nam, nhiều loài do đặc điểm lối sống không thể đưa vào trong lớp học. + Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS: hiếu động, thích tìm hiểu tự nhiên, năng lực tư duy, khả năng khái quát, mức độ tập trung đã được nâng cao so với HS lớp 6 nhưng vẫn ở mức chưa sâu. 2.3.2. Các phƣơng pháp dạy học đặc thù: Giáo trình 2.3.3. Dạy học các kiến thức trong chƣơng trình Từ các ví dụ được phân tích dưới đây, SV xác định đặc điểm, yêu cầu, phương pháp dạy học, hình thức dạy học các kiến thức của chương trình. 2.3.3.1. Phương pháp dạy học kiến thức Hình thái học động vật Ví dụ dạy học “Hình dạng ngoài của giun đất”- Bài 15 . - Mục tiêu: HS mô tả được vị trí, đặc điểm các bộ phận ngoài của giun đất và nêu được sự thích nghi của hình dạng ngoài với đời sống trong đất của giun đốt. - PPDH: Thực hành quan sát mẫu vật (GV yêu cầu HS chuẩn bị mẫu vật giun đất, mang đến lớp). - Cách tiến hành: + HS quan sát mẫu vật, GV gợi ý quan sát: Giun có hình dạng như thế nào? Cơ thể có màu gì? Gồm những bộ phận nào? Những đặc điểm đó thích nghi với đời sống trong đất của giun như thế nào? + HS thực hiện theo nhóm, dựa trên quan sát mẫu và gợi ý của GV, nêu được: Cơ thể giun dài, gồm nhiều đốt (hình giun), có màu hồng nhạt. Cơ thể gồm phần đầu và phần đuôi. Phần đầu có miệng, thành cơ phát triển, ở xung quanh mỗi đốt đều có vòng tơ, đai sinh dục chiếm 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng, lỗ sinh dục đực ở dưới lỗ sinh dục cái. Phần đuôi có lỗ hậu môn. Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với lối sống trong đất: hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chõ dựa khi chui rúc trong đất. Cơ thể màu hồng nhạt vì chứa nhiều mao mạch dày đặc trên da, có tác dụng như lá phổi. + GV hoàn thiện kiến thức. 1.3.3.2. Phương pháp dạy học kiến thức Giải phẫu học động vật 18
  19. Ví dụ: Dạy học “Cấu tạo trong của thằn lằn”- Bài 39 - Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn; xác định được những đặc điểm tiến hóa của các cơ quan: bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh ở thằn lằn so với ếch đồng. - PPDH: Trực quan (GV chuẩn bị tranh vẽ các hình 39.1 đến 39.4; Nếu có điều kiện chuẩn bị mẫu ngâm thằn lằn, mẫu ngâm hoặc mô hình bộ não ếch đồng và bộ não thằn lằn). - Cách tiến hành: + GV mở bài bằng hình thức kiểm tra: Môi trường sống của thằn lằn có gì khác với lớp lưỡng cư? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với môi trường sống. GV giới thiệu: Thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn, không chỉ thể hiện ở đặc điểm cấu tạo ngoài mà còn cả ở những đặc điểm cấu tạo trong. + Hoạt động 1. Quan sát bộ xương thằn lằn GV treo tranh hình 39.1, yêu cầu HS quan sát. GV gợi ý quan sát: chú ý những đặc điểm về sự phân hóa cột sống, số đốt sống cổ, đốt sống đuôi, đặc điểm của xương sườn để tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa bộ xương của thằn lằn và bộ xương ếch, giải thích ý nghĩa của sự khác biệt đó. HS quan sát, trao đổi nhóm, đại diện nhóm trình bày. GV chỉnh lí và hoàn thiện kiến thức. + Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng GV treo tranh vẽ hình 39.2, HS quan sát tranh và tìm các cơ quan của các hệ cơ quan. Qua quan sát hình, HS xác đinh được: Hệ tiêu hóa có thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, lỗ huyệt, gan, mật, tụy; Hệ tuần hoàn có tim, ĐMC, TMC dưới; Hệ hô hấp có khí quản, phổi; Hệ bài tiết có thận, bóng đái. Tiếp đó, GV yêu cầu HS tìm hiểu sự tiến hóa và thích nghi của các cơ quan dinh dưỡng ở thằn lằn so với ếch đồng. HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng Nội quan Ếch Thằn lằn Cấu tạo Cấu tạo Ý nghĩa thích nghi Hô hấp Tuần hoàn Bài tiết 19
  20. Hoạt động 3. Tìm hiểu về hệ thần kinh và giác quan GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ (hình 39.4) hoặc mô hình não thằn lằn, HS nêu được đặc điểm cấu tạo não bộ thằn lằn. GV đặt câu hỏi: Các giác quan tai, mắt ở thằn lằn có đặc điểm gì thích nghi với đời sống hoạt động trên cạn? Qua quan sát và gợi ý của GV, HS xác định được: Bộ não của thằn lằn tiến bộ hơn so với cá, ếch. Não trước và tiểu não phát triển hơn là một bước tiến đảm bảo cho thằn lằn có đời sống hoạt động hơn, phức tạp hơn. Tai tuy chưa có vành tai nhưng màng nhĩ nằm sâu trong ống tai ngoài, mắt có mí mắt và có tuyến lệ, có mi mắt thứ ba mỏng và linh hoạt đảm bảo cho mắt không khô, thích nghi với đời sống trên cạn. 2.3.3.3. Phương pháp dạy học kiến thức Sinh lí học động vật Ví dụ: Dạy học “Chức năng của vây cá”- Bài 31 - Mục tiêu: nêu được chức năng của từng loại vây cá thích nghi với đời sống bơi lội trong nước. - PPDH: Thực hành (HS chuẩn bị mẫu vật cá chép bơi trong chậu). - Cách tiến hành: GV chuẩn bị những nẹp để cố định các vây cá. Chia các nhóm thực hành, mỗi nhóm thực hiện cố định một loại vây, quan sát hoạt động cá của cả các nhóm khác. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chức năng của từng loại vây bằng cách khi tìm hiểu chức năng của loại vây nào thì dùng nẹp cố định loại vây đó, quan sát hoạt động của cá để xác định chức năng của vây cá, hoàn thành bảng 2- vai trò các loại vây cá Thí Loại vây được cố định Trạng thái của cá Vai trò của vây cá nghiệm 1 Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa 2 Tất cả các vây đều bị cố định, trừ vây đuôi 3 Cố định vây lưng và vây hậu môn 4 Cố định hai vây ngực 5 Cố định hai vây bụng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2