Đề cương bài giảng Hòa giải vụ án dân sự - ThS. Trần Minh Tiến
lượt xem 20
download
Đề cương bài giảng Hòa giải vụ án dân sự do ThS. Trần Minh Tiến thực hiện nêu lên mục đích, vai trò của việc hòa giải vụ án dân sự; nguyên tắc hòa giải; kỹ năng hòa giải vụ án dân sự. Với các bạn chuyên ngành Luật và những bạn quan tâm tới vấn đề này thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương bài giảng Hòa giải vụ án dân sự - ThS. Trần Minh Tiến
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ (6 tiết) Ths. Trần Minh Tiến A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai « Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án tại cấp sơ thẩm » của BLTTDS 3. Các văn bản pháp luật nội dung phù hợp với từng lĩnh vực B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Học viện Tư pháp, năm 2006, 2. Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Trường Đại học Luật Hà nội, năm 2005 3. Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số ..., năm 2005 4. Tạp chí Toà án nhân dân số... 5. Sổ tay Thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao, 6. http ://www.sotaythamphan.gov.vn C. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG 1. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA VIỆC HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Mục đích - Giúp học viên nắm vững bản chất của hoà giải và vai trò của hoà giải trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại và lao động để từ đó học viên tích cực và chủ động hơn trong việc tiến hành hoà giải các bên đương sự. - Trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho Thẩm phán khi tiến hành hoà giải các bên đương sự. - Có phương pháp xử lý một số tình huống phát sinh khi hoà giải các bên đương sự. 1
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Rèn luyện kỹ năng soạn thảo một số văn bản tố tụng trong thủ tục hoà giải như biên bản hoà giải thành (hoặc không thành), quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên đương sự. 1.2. Vai trò của hoà giải Giảng viên nên phân tích vai trò này dưới các khía cạnh: - Đối với các bên tranh chấp; - Đối với Toà án giải quyết tranh chấp; - Đối với trật tự xã hội nói chung. Cần nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của hoà giải đối với việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân - gia đình và quan hệ lao động. 2. NGUYÊN TẮC HOÀ GIẢI Yêu cầu giảng viên cần phân tích làm rõ bản chất của hoà giải là sự thoả thuận tự nguyện của các bên tranh chấp để chấm dứt xung đột, bất đồng đã phát sinh giữa các bên, vì vậy, mọi tác động dưới các hình thức khác nhau (nhất là tác động từ phía Toà án) đều làm ảnh hưởng đến giá trị của phương án hoà giải. Từ việc làm rõ bản chất của hoà giải, giảng viên phân tích các nguyên tắc cần quán triệt khi Thẩm phán tiến hành hoà giải các bên tranh chấp và đánh giá sự chi phối của các nguyên tắc đó đối với kỹ năng tiến hành hoà giải các bên đương sự của Thẩm phán: + Nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các bên; + Nguyên tắc nội dung thoả thuận giữa các đương sự không trái pháp luật và đạo đức xã hội. 3. KỸ NĂNG HOÀ GIẢI 3. 1. Kỹ năng hoà giải trước phiên toà dân sự sơ thẩm Giảng viên nên giới thiệu quy trình chung khi Thẩm phán tiến hành hoà giải các bên đương sự; các đầu công việc Thẩm phán cần thực hiện trong thủ tục hoà giải sau đó giới thiệu chi tiết về từng kỹ năng cụ thể. i. Công tác chuẩn bị cho phiên hoà giải: 2
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP - Xác định thẩm quyền hoà giải của Toà án: Giảng viên phải chỉ rõ cho học viên thấy cách xác định vụ tranh chấp có rơi vào các trường hợp không được hoà giải theo quy định tại Điều 181 BLTTDS: + Thế nào là vụ việc đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước? tranh chấp về kinh doanh- thương mại giữa công ty nhà nước với các tổ chức, cá nhân (ngoài quốc doanh) mà công ty nhà nước là bên có quyền lợi bị vi phạm có rơi vào trường hợp này hay không? + Giới hạn các giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội không được tiến hành hoà giải. Lưu ý cho học viên trường hợp hợp đồng bị vô hiệu do một bên không có đăng ký kinh doanh để thực hiện các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng thì có được hoà giải không? - Xác định phạm vi hoà giải của Toà án: hợp đồng bị vô hiệu do người ký sai thẩm quyền hoặc do không tuân thủ các quy định về hình thức thì hoà giải ở những nội dung nào? - Lưu ý phân biệt quyền hoà giải của các bên đương sự và nghĩa vụ tiến hành hoà giải các bên đương sự của Toà án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên toà sơ thẩm. - Chuẩn bị phương án hoà giải các bên tranh chấp (xác định các vấn đề cần chú ý khi tiến hành hoà giải các bên đương sự). Nêu cách thức xác định các tình tiết chính của vụ án, những nội dung mà các bên tranh chấp đã thống nhất được với nhau, những nội dung mà các bên còn chưa thống nhất được với nhau; điểm mấu chốt cần tháo gỡ để các bên có thể đi đến hoà giải. - Xác định các đối tượng cần triệu tập đến phiên hoà giải; chuẩn bị thông báo về phiên hoà giải theo quy định tại Điều 183 BLTTDS. + Thông báo trực tiếp tại buổi làm việc với đương sự; + Thông báo bằng văn bản, cách thức thông báo hợp lệ. - Xác định thành phần phiên hoà giải: Thẩm phán, Thư ký Toà án. Các trường hợp cần triệu tập người phiên dịch. - Xác định các vấn đề mấu chốt của vụ án khi tiến hành hoà giải các bên đương sự. Lưu ý: Khi giảng nội dung này, giảng viên có thể giới thiệu cho học viên cách thức lập Bảng tổng hợp hoặc bảng đối chiếu, trong đó xác định rõ các vấn đề liên quan đến nội dung vụ án mà các bên tranh chấp đã thống nhất được với 3
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP nhau; các vấn đề chưa được làm rõ; các vấn đề còn đang tranh chấp; nguyện vọng của từng bên tranh chấp như thế nào? - Quyền hoà giải của các đương sự và nghĩa vụ tiến hành hoà giải các đương sự của Toà án tại phiên toà sơ thẩm. - Ấn định thời gian hoà giải: Nên ấn định thủ tục hoà giải vào thời điểm nào của quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm: ở những lần triệu tập đương sự đầu tiên đến Toà án hay khi hồ sơ vụ án đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh? Ưu điểm và nhược điểm của từng trường hợp là gì? - Giảng viên mở rộng vấn đề bằng cách nêu một số tình huống thực tế để học viên bình luận, ví dụ, sau khi Toà án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm nhưng một hoặc các bên tranh chấp tiếp tục yêu cầu Toà án tiến hành thủ tục hoà giải. - Hậu quả của việc các bên đương sự hoà giải với nhau về tất cả các nội dung và về một số nội dung nào đó của vụ kiện. - Các văn bản tố tụng Toà án cần ban hành trong từng trường hợp nêu trên: Loại văn bản; các yêu cầu về nội dung, hình thức của từng văn bản. - Quan hệ giữa những người tiến hành tố tụng (Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát) trong việc hoà giải các đương sự tại phiên toà. Lưu ý : -Trong từng nội dung, giảng viên có thể giới thiệu kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn Thẩm phán tiến hành hoà giải các bên đương sự thông qua việc phân tích các tình huống điển hình và khái quát hoá thành kinh nghiệm nghề nghiệp cho học viên. -Trong từng nội dung nêu trên, giảng viên có thể nêu các đặc thù của việc hoà giải một số loại tranh chấp cụ thể, nhất là các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân - gia đình, quan hệ lao động... - Chỉ ra các điểm khác biệt trong quy định của BLTTDS so với các văn bản pháp luật tố tụng trước đó về hoà giải để học viên có điều kiện nhận thức đúng và có ý thức thay đổi cách làm mà họ đã quen. ii. Thủ tục tiến hành phiên hoà giải - Kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến phiên hoà giải. Cách thức xử lý tình huống người được triệu tập đến phiên hoà giải không có mặt tại phiên hoà giải. (Để rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống cho học viên, giảng viên có thể đặt tình huống bổ sung với sự vắng mặt của một trong số các đương sự của vụ án và yêu cầu học viên xác định điều kiện để 4
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP tiến hành phiên hoà giải một cách hợp lệ). Kiểm tra thẩm quyền đại diện của người thay mặt đương sự tham gia phiên hoà giải. Lưu ý trường hợp đương sự uỷ quyền đồng thời cho nhiều người cùng tham gia phiên hoà giải. - Phổ biến cho các đương sự hoặc người đại diện cho đương sự các quy định pháp luật liên quan đến hoà giải. Giảng viên xác định các vấn đề mà Thẩm phán cần phổ biến cho những người tham gia phiên hoà giải liên quan đến luật tố tụng như: + Quyền hoà giải giữa các bên; + Thủ tục tiến hành hoà giải; một số quy ước mà các bên phải tôn trọng trong quá trình hoà giải; + Hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành hoặc hoà giải không thành. - Tiến hành việc hoà giải các bên tranh chấp. Trong thủ tục này, giảng viên có thể chỉ rõ cho học viên thấy được các công việc cần thực hiện: + Nêu các yêu cầu của từng bên đương sự (yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan); + Tóm lược các vấn đề mà các bên tranh chấp đã thống nhất được với nhau trong quá trình làm việc trước đó; + Nêu các vấn đề cần được bàn bạc, thoả thuận và thống nhất ý kiến giữa các bên đương sự. + Phân tích quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề mà các bên còn đang tranh chấp với nhau. - Ghi Biên bản hoà giải (Biên bản hoà giải thành hoặc Biên bản hoà giải không thành). Giảng viên nêu cho học viên các trường hợp sai sót về nội dung và hình thức thường gặp khi ghi Biên bản hoà giải và nêu hướng sửa chữa các sai sót đó. - Ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, trong đó chú trọng điều kiện để Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự) Trường hợp cần ra quyết định thì quyết định này cần có nội dung gì? Giảng viên có thể nêu cho học viên các sai sót điển hình trong từng loại án về nội dung và hình thức của quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, từ đó đề xuất hướng sửa chữa các sai sót đó. - Kỹ thuật soạn thảo quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự; - Thông báo quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (cách thức và thủ tục thông báo); Chỉ cho học viên thấy được các sai sót về nội dung và hình thức của quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự thường gặp trong thực tiễn và nêu hướng sửa chữa các sai sót đó. 5
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP 3.2. Kỹ năng hoà giải tại phiên toà dân sự sơ thẩm Để làm rõ nội dung này, giảng viên cần chỉ cho học viên nêu các điểm khác biệt giữa: - Thủ tục hoà giải trước khi mở phiên toà dân sự sơ thẩm và hoà giải tại phiên toà sơ thẩm theo quy định của BLTTDS. - Hậu quả của việc các bên đương sự hoà giải với nhau về tất cả các nội dung và về một số nội dung nào đó của vụ kiện tại phiên toà sơ thẩm. - Các văn bản tố tụng Toà án cần ban hành trong từng trường hợp nêu trên: Loại văn bản; các yêu cầu về nội dung, hình thức của từng văn bản. - Quan hệ giữa những người tiến hành tố tụng (Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát) trong việc hoà giải các đương sự tại phiên toà. - Xác định những nội dung mà các đương sự đã thống nhất được với nhau trong quá trình chuẩn bị xét xử + Thống nhất về nội dung hợp đồng + Thống nhất về những sự kiện, diễn biến tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng + Thống nhất về hậu quả khi xảy ra tranh chấp - Xác định những nội dung mà các đương sự chưa thống nhất được với nhau trong quá trình chuẩn bị xét xử + Những điểm mâu thuẫn về nội dung hợp đồng? Lý do của sự mâu thuẫn? + Những điểm mâu thuẫn về những sự kiện, diễn biến tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng? + Những điểm chưa thống nhất được với nhau về hậu quả khi xảy ra tranh chấp? - Đánh giá hậu quả pháp lý, trách nhiệm dân sự mà các đương sự sẽ phải gánh chịu với những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, trong cả hai trường hợp hoà giải không thành hoặc hoà giải thành. - Xây dựng các phương án hoà giải và phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án. - Đánh giá khả năng có thể áp dụng phương án hoà giải nào? 6
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP Kết thúc bài giảng - Tóm lược lại các vấn đề chính học viên cần nắm vững từ bài học. - Giới thiệu các yêu cầu về nhà đối với học viên để tạo định hướng cho việc chuẩn bị các bài học tình huống tiếp theo. - Yêu cầu học viên chuẩn bị cho các bài học tình huống của bài hoà giải vụ án dân sự 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương pháp luật kinh tế
37 p | 1191 | 512
-
TRẮC NGHIỆM PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
10 p | 1124 | 372
-
Bài giảng đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam: Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hóa của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay
21 p | 647 | 167
-
Kinh tế Vĩ mô - Bài tập ứng dụng – Mô hình IS-LM
0 p | 2041 | 113
-
Tài liệu giảng dạy về Sở hữu trí tuệ - Bài 8
52 p | 287 | 108
-
Chương số IV: ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
13 p | 283 | 106
-
Bài giảng về Luật so sánh
37 p | 502 | 94
-
Phân tích cung - cầu thị trường
72 p | 567 | 91
-
Giáo trình môn học kinh tế vi mô
115 p | 211 | 84
-
Bài giảng Quản lý dự án công nghệ thông tin: Chương 2 - ThS. Nguyễn Khắc Quốc
46 p | 195 | 33
-
Bài giảng: Quản lý đô thị - Chương III (TS Võ Kim Cương)
45 p | 194 | 25
-
Giải thích bộ quy tắc Colreg 72 part 6
15 p | 126 | 20
-
Lý Thuyết Lựa Chọn Cân bằng tiêu dùng
23 p | 163 | 13
-
Kinh tế vĩ mô cơ bản Tổng quan
14 p | 119 | 10
-
Bài giảng Tổng cung - Tổng cầu
74 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn