intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng về Luật so sánh

Chia sẻ: Tran Anh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

503
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một ngành khoa học luật để so sánh, phân loại các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, để giải thích nguồn gốc, tìm ra những vấn đề cốt lõi, cơ bản của các hệ thống pháp luật. So sánh luật để làm gì? Phục vụ cho hoạt động lập pháp Hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia. Hội nhập, “luật chơi chung” …

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng về Luật so sánh

  1. LUẬT SO SÁNH ThS. Trần Hữu Hiệp 0913143333 hiepcantho@gmail.com http://huuhiepcantho.blogspot.com
  2. Luật so sánh?
  3. Luật so sánh là gì? Là một ngành khoa học luật để so sánh, phân loại các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, để giải thích nguồn gốc, tìm ra những vấn đề cốt lõi, cơ bản của các hệ thống pháp luật. So sánh luật để làm gì?  Phục vụ cho hoạt động lập pháp  Hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia.  Hội nhập, “luật chơi chung” …
  4. Luật So sánh (Đại Từ điển Tiếng Việt: http://daitudien.net) Một bộ môn của khoa học pháp lí áp dụng phương pháp so sánh trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau, nhằm mục đích giúp cho việc xây dựng pháp luật của mỗi nước. LSS còn có mục đích hoà nhập trật tự pháp luật của mỗi nước vào trật tự pháp luật thế giới.
  5. Luật So sánh (Đại Từ điển Tiếng Việt:http://daitudien.net) Nội dung của LSS thể hiện dưới 2 hình thức: (1) So sánh theo nghĩa đồng nhất để tìm ra những điểm giống nhau của các đối tượng so sánh. (2) Theo sự đối lập để tìm ra sự khác biệt. LSS xuất phát từ khả năng đồng nhất và khác biệt của các hiện tượng pháp luật. Đây chính là cơ sở, là điều kiện tồn tại và phát triển của LSS. LSS có quan hệ với các bộ môn khác của khoa học pháp lí như: pháp luật nước ngoài, xã hội học pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật.
  6. Luật So sánh (Đại Từ điển Tiếng Việt:http://daitudien.net) Tư tưởng về LSS đã hình thành và phát triển từ thời cổ đại và trung cổ, nhưng mãi đến cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, LSS hiện đại mới thực sự phát triển. Năm 1869, hiệp hội so sánh pháp luật được thành lập; Năm 1900, Đại hội quốc tế LSS đầu tiên được họp tại Pari; tiếp đó, ở nhiều nước đã thành lập các Ủy ban quốc gia về LSS, các Ủy ban này là thành viên của Hiệp hội Luật so sánh quốc tế. Đến 1950, Hiệp hội này được đổi tên là Hội khoa học
  7. Luật So sánh (Đại Từ điển Tiếng Việt:http://daitudien.net) Ở các nước XHCN, LSS ít được nghiên cứu, nó được thay bằng bộ môn pháp luật nước ngoài. Việt Nam được khôi phục lại Quy chế hội viên Hiệp hội LSS quốc tế từ 1993, đại diện là Viện Nhà nước và Pháp luật.
  8. Hệ thống pháp luật Là tập hợp (thành hệ TD: Hệ thống pháp thống) các qui phạm pháp luật XHCN & Hệ luật được áp dụng trên thống pháp luật tư bản một địa bàn rộng lớn (một (theo cách phân chia tiểu bang, liên bang hay trước đây)/Hệ thống quốc gia hoặc một số pháp luật VN/Hệ hống quốc gia) dựa trên nguyên pháp luật châu Âu lục tắc mang tính bắt buộc địa/HTPL Anh – chung và được sắp xếp Mỹ/HT PL phương theo thang bậc nhất định Tây-phương Đông … (ngành luật/chế định pháp luật, qui phạm PL)
  9. Mục tiêu môn học: Tiếp cận kiến thức cơ bản về luật học so sánh, sự độc đáo của các nền luật học tiên tiến trên thế giới (hệ thống pháp luật Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức), tìm hiểu một số chế định chiếm hữu, giao kết hợp đồng của các hệ thống pháp luật này. Khả năng vận dụng các phương pháp khoa học để so sánh các chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam với chế định pháp luật tương ứng trong các hệ thống pháp luật nước ngoài.
  10. Giò lụa hay xúc xích?  TS. Nguyễn Sĩ Dũng-Phó Chủ nhiệm  Không chỉ là công cụ VP Quốc hội: “Làm luật khó như kỹ trị, pháp luật còn làm xúc xích". là văn hóa  PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa: “Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị dùng chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ”.
  11. Nội dung môn học I. Phần chung: Bài 1.Tổng quan về so sánh luật. Bài 2. Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới. II. Phần chuyên đề: Bài 3. Quyền chiếm hữu trong luật các nước điển hình (Anh, Pháp, Mỹ, Đức) Bài 4. Chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng trong luật của Anh, Mỹ, Pháp, Đức. Bài 5. Các nguyên tắc xác định thiệt hại về tinh thần trong trách nhiệm dân sự- kinh nghiệm của các nước.
  12. Giáo trình, tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình LUẬT SO SÁNH của ĐH Cần Thơ: -TS. Nguyễn Ngọc Điện, 2006. - ThS. Tăng Thanh Phương, 2010. 2. Slide bài giảng, ThS. Trần Hữu Hiệp. http://huuhiepcantho.blogspot.com 3. Tham khảo: -Thông tin pháp luật dân sự: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/ - Thông tin pháp luật kinh doanh: http://phapluatkinhdoanh.wordpress.com/.
  13. I. Phần chung Bài 1. Tổng quan về luật so sánh 1. Đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh: - Hiện có những quan điểm khác nhau: (1) Học giả XHCN: phải là luật thực định (VBPL, ngành luật, chế định pháp luật, QPPL). (2) Học giả phương Tây: quan niệm đối tượng rộng hơn, bao gồm cả văn hoá lý. - Đối tượng: “Tĩnh”/“động”, thay đổi theo thời gian.
  14. 2. Phương pháp nghiên cứu: - PP chung: phân tích, tổng hợp, thống kê. - PP đặc thù: (1) So sánh khái niệm – qui phạm (2) PP so sánh căn cứ lịch sử (3) So sánh VHXH.
  15. 3. Ứng dụng: 1. Hiểu rõ hơn về luật trong nước (nguồn gốc, bản chất, giải pháp lớn tạo thành nét đặc thù của luật trong nước). 2. Giúp hoàn thiện hệ thống luật trong nước (cân nhắc, lựa chọn các phương án thúc đẩy sự hoàn thiện của luật trong nước, các phương án được xây dựng từ các kết quả vận dụng các thành tựu của luật nước ngoài).
  16. 3. Ứng dụng: 3. Hình thành lý luận chung về pháp luật: thúc đẩy sự phát triển một hệ thống pháp luật chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực luật thương mại.
  17. 3. Ứng dụng: 4. Tạo điều kiện phát triển quan hệ quốc tế: hoàn thiện sự hiểu biết về luật nước ngoài, có ích trong các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài, trong việc giải quyết các xung đột pháp lý cả về lĩnh vực tư pháp và công pháp quốc tế.
  18. 4. Phân loại: • Hệ thống PL quốc gia: tổng thể các QPPL có mối quan hệ nội tại thống nhất được thể hiện dưới dạng các VBPL do Nhà nước ban hành. • Hệ thống PL thế giới: Tập hợp nhiều HTPL QG.
  19. 4. Phân loại: 1. Phân loại truyền thống (không gian):  Luật phương Tây  Luật phương Đông 1. Theo tính chất:  PL XHCN – PL tư bản  Truyền thống - Hiện đại  PL Hồi giáo …
  20. I. Phần chung Bài 2. Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới * Có tầm ảnh hưởng đến PL các nước khác: Pháp, Đức, Anh – Mỹ, … 1. Luật của Pháp:  Sự kết hợp giữa luật La Mã, luật germanique, luật giáo hội và sự sáng tạo của các nhà luật học.  Cách mạng tư sản (1789) đã thủ tiêu hệ thống pháp luật phong kiến, đồng thời thiết lập nền pháp luật mới.Các bộ luật lần lượt ra đời, nổi tiếng nhất là Bộ luật dân sự Napoléon 1804.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2