intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương chi tiết: Phân tích chiến lược Marketing cho sản phẩm giải khát của công ty PepsiCo Việt Nam

Chia sẻ: Trần Thủ đức | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:40

755
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương chi tiết: Phân tích chiến lược Marketing cho sản phẩm giải khát của công ty PepsiCo Việt Nam trình bày kết cấu nội dung với 5 chương: Mục tiêu chung, cơ sở lý thuyết, phân tích chiến lược marketing đối với sản phẩm của công ty pepsico, giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing với sản phẩm pepsico, kết luận,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương chi tiết: Phân tích chiến lược Marketing cho sản phẩm giải khát của công ty PepsiCo Việt Nam

  1. Họ tên: Trần Thủ Đức MSSV: 1500334 Lớp: Quản lý công nghiệp 1 Đề tài: “Phân tích chiến lược Marketing cho sản phẩm giải khát  của công ty PepsiCo Việt Nam”  ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT  MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU CHUNG 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2  Mục tiêu nghiên cứu           1.2.1. Mục tiêu chung 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5. Phương pháp nghiên cứu         1.5.1. Thu thập dữ liệu        1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT           2.1. Khái niệm về marketing và chiến lược marketing           2.2. Môi trường marketing CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN  PHẨM CỦA CÔNG TY PEPSICO         3.1. Giới thiệu về công ty nước giải khát Pepsio
  2.         3.2 Phân tích chiến lược marketing đới với sản phảm Pepsico                   3.2.1. Chiến lược sản phẩm                   3.2.2. Chiến lược giá cả                   3.2.3. Chiến lược phân phối                   3.2.4. Chiến lược truyền thông         3.3. Phân tích môi trường Marketing đối với sản phẩm của Công ty Pepsico CHƯƠNG   4:   GIẢI   PHÁP   HOÀN   THIỆN   CHIẾN   LƯỢC   MARKETING   ĐỐI VỚI SẢN PHẢM PEPSICO      4.1. Cở sở đề ra giải pháp            4.1.1. Định hướng phát triển của công ty            4.1.2. Xây dựng ma trận Swot      4.2. Giải pháp hoàn thiện CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU CHUNG 1.1. Lý do chọn đề tài          Với lý luận cơ bản là nhấn mạnh vào nhu cầu của khách hàng, Marketing   đã theo sát sự biến động của thị trường để đề ra các chính sách thỏa mãn tối đa   nhu cầu của khách hàng đồng thời thoả  mãn mục tiêu của doanh nghiệp. Xây   dựng chiến lược Marketing là nhiệm vụ  vô cùng quan trọng của mỗi doanh   nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả  nhất ba mục tiêu: lợi nhuận, vị  thế  và an  toàn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn   tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn  lực, phải biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định  sẵn. Thông qua chiến lược Marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực  hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp 
  3. nâng cao hiệu quả  kinh doanh, tăng cường khả  năng cạnh tranh trong quá trình   mở cửa và tự do hóa nền kinh tế.        Ngày nay, khi nhu cầu con người ngày một càng cùng với sự phát triển của  nền  kinh tế  thế  giới thì các công ty, tổ  chức kinh doanh đang phải nổ  lực hết mình   để  tạo ra hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ  vượt qua  đối thủ  cạnh tranh,  thống lĩnh thị trường và tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thõa mãn khách hàng  một cách tốt nhất.  Nhưng để thực hiện được điều đó, quan trọng công ty phải   đưa ra được những chiến lược phù hợp nhất và tối  ưu nhất cho công ty mình  trong từng thời điểm. Và thực tế trên thị trường hiện nay, đã có rất nhiều công  ty thành công nhờ  có những chiến lược marketing phù hợp, xâm nhập đúng thị  trường,…. Nỗi bật về hoạt động marketing trong ngành hàng nước giải khát và  thực phẩm đã liên tục cho ra những sản phẩm được khách hàng tin dùng, vượt  qua được những đối thủ cạnh tranh lớn để ngày càng khẳng định vị trí dẫn đầu  trong lĩnh vực này.          Tuy nhiên, chiến lược marketing của công ty đối với sản phẩm giải khát  vẫn còn khá nhiều hạn chế như: chi phí cho chiêu thị cao, quá nhiều chủng loại   sản phẩm gây khó khăn cho khách hàng trong việc  lựa chọn, xảy ra những cạnh  tranh thường xuyên giữa các kênh phân phối.                Dựa vào những lý trên được thực hiện đề  tài. “Phân tích chiến lược   Marketing cho sản phẩm giải khát của công ty PepsiCo Việt Nam” được thực  hiện với mục đích đề xuất một số giải pháp giúp công ty giả khát pepsico có thể  kiểm soát hệ thống kênh phân phối sản phẩm và giá cả. Nhằm thực hiện các chương trình khuyến mãi và đến tay người tiêu dùng để  quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi, nhằm đưa sản phẩm của Công ty  Pepsico ngày càng phát triển và vững mạnh hơn trên thị trường Việt Nam. 1.1. Mục tiêu nghiên cứu          1.2.1. Mục tiêu chung Đề  tài mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu phân tích về  hoạt động chiến  lược sản phẩm marketing của công ty Pepsico, bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân  phối và chiêu thị. Từ  đó đề  tài đề  xuất một số  giải pháp nhằm hoàn thiện và 
  4. nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động marketing đối với sản phẩm giải khát của  của Công ty Pepsico Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Khái quát cơ  sở  lý thuyết về  chiến lược Marketing của sản   phẩm nước giải khát của Công ty Pepsico Mục tiêu 2: Tìm hiểu, nghiên cứu phân tích và đánh giá về  hoạt động  Marketing đới với sản phẩm nước giải khát của Công ty Pepsico Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn   nữa hiệu quả hoạt động Marketing đới với sản phẩm nước giải khát của Công   ty Pepsico 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề  tài nghiên cứ  chiến lược sản phẩm Marketing của Pepsico gồm: sản   phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị  đối  với chiến lược  Marketing sản phẩm  nước giải khát của Công ty Pepsico ở Việt Nam. 1.4. Phạm vi nghiên cứu          1.4.1. Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về sản phẩm của Pepsico   trong phạm vi thị trường Việt Nam         1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng các số  liệu trong giai đoạn từ  năm 2014 đến năm 2017. Thời gian thực hiện đề  tài từ  tháng 10/2017 đến tháng  11/2017 1.5. Phương pháp nghiên cứu         1.5.1. Thu thập dữ liệu Dữ liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn  như: báo đài, phương tiện truyền thông, internet.        1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu        + Phương pháp thống kê mô tả, biểu diễn dữ liệu các bảng số liệu tóm  tắt và dữ liệu, các dữ liệu được trình bày dưới dạng các bảng lớn hình chữ  nhật, các dòng của bảng biểu thị các đối tượng được điều tra, còn các cột biểu 
  5. thị các biến số, những câu hỏi mà câu trả lời đưa ra có thể là các số đo, đặc  điểm hay bản ghi        + Phương pháp so sánh số liệu: so sánh số liệu của đươn vị này với đơn  vị khác, khu vực này với khu vực khác, so sánh số liệu giữa hiện tại và quá khứ             +Mô hình ma trận SWOT, PEST, 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT  2.1. Khái niệm về marketing và chiến lược marketing           2.1.1 Khái niệm về marketing  Trong thập niên qua, nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới   sức ép của tòan cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của  các thị trường mới. Toàn cầu hóa là một cơ hội phát triển kinh doanh mà các tập   đoàn lớn trên thế  giới không thể  bỏ  qua, bởi họ  có lợi thế  về  nguồn lực và là   người đi trước họ có lợi thế  thông qua việc đặt ra luật chơi. Sự phát triển của  công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian   và địa lý. Khách hàng giờ  đây có nhiều quyền hơn trước đây. Nhờ  vào công  nghệ  họ  có thể  tiếp cận thông tin về  sản phẩm tốt hơn, từ đó họ  có nhiều sự  lựa chọn hơn. Công nghệ  cũng đã giúp rút ngắn thời gian mà một ý tưởng cần   có để thể trở thành một sản phẩm sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Mặt khác,  công nghệ cũng đã đặt ra một thách thức cho các doanh nghiệp: tuổi thọ của sản   phẩm trên thị trường bị rút ngắn.  Từ  chỗ  sân ai nấy đá thành sân chung mà mọi người ai muốn đá cũng vào đá  được, tòan cầu hóa đã thay đổi bản chất của họat động kinh doanh, từ chỗ  tập   trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thể được, doanh nghiệp đã phải   dịch chuyển sự chú tâm của mình ra thị  trường. Đơn giản là vì họ  muốn khách  hàng tin dùng và mua sản phẩm của họ  hơn là của đối thủ  cạnh tranh. Và để  làm được việc đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt hơn,  họ cần truyền thông tốt hơn về sản phẩm của họ, và họ cần xây dựng quan hệ  gắn bó lâu dài giữa thương hiệu với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.  Chính vì những lý do trên, Marketing ngày càng trở  nên một chức năng quan  trọng trong các doanh nghiệp. Nhưng marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là  một triết lý dẫn dắt toàn bộ  hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện 
  6. ra, đáp  ứng và làm thoả  mãn cho nhu cầu của khách hàng. Có rất nhiều định   nghĩa về Marketing: Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Marketing là thực hiện các hoạt động kinh   doanh nhằm hướng vào dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ  từ  người sản  xuất tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng”. Theo Philip Kotler: “Marketing là   một dạng hoạt động của con người nhằm thoả  mãn những nhu cầu và mong   muốn của họ thông qua trao đổi”. Theo Chartered Institute of Marketing: “Marketing là 1 tiến trình quản trị để nhận  diện, đoán trước và thỏa mãn những nhu cầu có ích của khách hàng”. Định nghĩa  của CIM đưa ra không chỉ   ở  nhận diện được nhu cầu của khách hàng mà còn  phải thỏa mãn được chúng ( ngắn hạn) và đoán trước được những nhu cầu này  trong tương lai. ( dài hạn). Theo Adcock “Đúng sản phẩm, ở đúng nơi, đúng thời   điểm và đúng giá”. Đây là định nghĩa gọn gàng và thực tế được sử dụng theo 4P   của McCarthy Theo Palmer: “Marketing thực chất là sự  sắp xếp những nguồn   lực của tổ  chức để  họ  đáp  ứng được những nhu cầu thay đổi của khách hàng  những người mà phụ thược vào tổ chức” Đây là định nghĩa hiện đại hơn và rất  thức tế  nhìn thấy được sự  kết nối giữa năng lực tiềm tàng của tổ  chức và nhu  cầu Thực chất Marketing là những phân tích về  khách hàng, về  đối thủ  cạnh tranh,  về  công ty, kết hợp những hiểu biết này vào toàn bộ  những hiểu biết về  phân  đoạn hiện tại là gì, quyết định mục tiêu vào những phân đoạn có lợi nhất, định  vị sản phẩm, và sau đó làm những gì cần thiết để thực hiện được định vị đó. Tóm lại, sự  khác nhau giữa các định nghĩa này chỉ   ở  quan điểm, góc độ  nhìn   nhận về marketing nhưng tất cả đều đúng. Tất cả những định nghĩa trên đều cố  thể  hiện bản chất của Marketing: Marketing đề  cập đến đáp  ứng nhu cầu và   mong muốn của khách hang. Marketing là một chức năng kinh doanh, nó không  phải là một cái gì đó hoạt động riêng lẻ tách ra khỏi những hoạt động khác của  doanh nghiệp Marketing đề  cập đến việc thấu hiểu khách hàng và tìm cách cung cấp những   sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng yêu cầu của họ. 2.1.2 Chiến lược marketing
  7.       2.1.2.1. Chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu tổng thể  và quy mô của  doanh nghiệp để  đáp  ứng được những kỳ  vọng của các cổ  đông. Chiến lược   cấp doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát   triển của tổ  chức. Công ty đã   đang và sẽ  hoạt động trong ngành kinh doanh  hoặc những ngành kinh doanh nào? Và công ty sẽ  quản lý các hoạt động kinh   doanh đó ra sao? Chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ: giúp công ty có thể  tập trung vào các nguồn lực vật chất, công nghệ, tài chính, quản trị tổng quát và  các năng lực cạnh tranh của mình để  cạnh tranh thắng lợi trên một lĩnh vực.   Tập trung vào một hoạt động kinh doanh riêng lẻ có một lợi thế khác là công ty  sẽ  gắn chặt hơn vào công việc của mình. Tuy nhiên, theo đuổi chiến lược này   công ty có thể  bỏ  mất các cơ  hội tạo giá trị  và sinh ra lợi nhuận cao hơn nhờ  đưa các nguồn lực và năng lực của công ty sang các hoạt động khác. Chiến lược hội nhập dọc nghĩa là công ty đang sản xuất các đầu vao cho chính   mình ( hội nhập về  phía sau, hay ngược chiều ) hoặc phát tán các đầu ra cho  chính mình( hội nhập về  phía trước, hat cuôi chiều). Hội nhập dọc cho phép   một công ty để  đạt được lợi thế  cạnh tranh bằng việc giúp tạo ra các rào cản  nhập cuộc, thúc đẩy đầu tư vào các tài sản chuyên môn hóa, bảo vệ chất lượng   sản phẩm, và giúp cải thiện việc hoạch định giữa các giai đoạn riêng lẻ  trong   chuỗi giá trị. Bất lợi của hội nhập dọc   bao gồm các bất lợi chi phí khi các  nguồn cung cấp nội bộ  của công ty có chi phí cao, và thiếu tính mềm dẻo khi   công nghệ đang thay đổi nhanh hơn khi nhu cầu không chắc chắn. Chiến lược đa dạng hóa:Chiến lược này thường hướng đến mục tiêu gia tăng  giá trị, làm tăng sức mạnh thị  trường tương đối so với đối thủ. Đa dạng hóa   cũng là để mở rộng phạm vi của tổ hợp các đơn vị  kinh doanh, phần nào giảm   bớt rủi ro. Đa dạng hóa có thể tạo ra giá trị thông qua việc theo đuổi một chiến   lược tái cấu trúc, chuyển giao năng lực và thể hiện tính kinh tế về phạm vi. Chi phí quản lý của đa dạng hóa là một hàm số  của số  lượng các đơn vị  kinh  doanh độc lập trong công ty và phạm vi kết hợp giữa các đơn vị kinh doanh này.
  8.         2.1.3. Khái niệm chiến lược Marketing        2.1.3.1. Khái niệm Để tiến hành kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa lợi   nhuận. Công ty cần tiến hành khai thác thông tin về nhu cầu người tiêu dùng đối  với sản phẩm mình đang kinh doanh và các đối thủ hiện có và tiềm năng trên thị  trường. Căn cứ vào lượng thông tin thu thập  ở trên công ty tiến hành phân đoạn  thị  trường, lựa chọn thị  trường trọng điểm và sử  dụng phối hợp các công cụ  Marketing. Bằng việc thiết lập chiến lược Marketing, các hoạt động Marketing   của công ty được thực hiện theo một quy trình có hướng đích cụ  thể  phù hợp   với những đặc điểm thị trường của công ty.  Chiến lược Marketing của công ty được hiểu như sau: Theo Philip Kotler “Chiến lược là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ  chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing   của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ  thể  đối với các thị  trường mục tiêu,   đối với Marketing­mix, và chi phí cho Marketing” Chiến lược marketing được xem là một chiến lược chức năng, nó được phát  triển   ở   cấp   đơn   vị   kinh   doanh.   Chiến   lược   marketing   là   sự   lý   luận   (logic)   marketing nhờ  đó một đơn vị  kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu của  mình. Chiến lược marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến  những thị trường mục tiêu, marketing – mix và ngân sách marketing.            2.1.3.2. Những căn cứ để xây dựng chiến lược Marketing Do chịu tác động của nhiều yếu tố, nên khi xây dựng chiến lược Marketing phải   xuất phát từ  nhiều căn cứ. Có ba căn cứ  chủ  yếu mà người ta gọi là tam giác   chiến lược đó là: căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng của doang nghiệp,  căn cứ vào đối thủ cạnh tranh. Hay còn gọi là chiến lược ba C vì ba chủ thể này   trong tiếng Anh bắt đầu bằng chữ C (Company, Customer, Competitor). Ý nghĩa  cơ  bản  ở  đây là: khi xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp phải quan   tâm đến việc dùng thực lực của mình để thoả mãn tốt nhu cầu thị trường, đồng  thời vừa phải hết sức làm cho bản thân mình có sự khác biệt một cách hữu hiệu   với đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là cơ sở cho mọi chiến lược. Căn cứ  vào khách hàng: Để  tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh, mỗi   doanh nghiệp phải chiếm được một số  lượng khách hàng nhất định, một phần   nào đó của thị trường. Không chiếm được khách hàng thì doanh nghiệp không có 
  9. đối tượng để phục vụ  và do đó không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến không   thể  tiếp tục hoạt động kinh doanh. Do đó khách hàng là mọi cơ  sở  cho mọi  chiến lược, là yếu tố  xuyên suốt quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện  chiến lược Marketing của bất cứ doanh nghiệp nào. Căn cứ  vào khả  năng của doanh nghiệp: khai thác các nguồn lực của doanh  nghiệp là một trong các yếu tố  quan trọng trong hoạt  động kinh doanh của   doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có điểm mạnh điểm yếu. Do  đó doanh nghiệp phải nghiên cứu những điểm mạnh và điểm yếu của mình  đồng thời nghiên cứu những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ  cạnh tranh để  phát huy được điểm mạnh của mình, khắc phục những điểm yếu và đưa ra  những kế hoạch chính sách phù hợp. Căn cứ  vào đối thủ  cạnh tranh: cơ  sở  của căn cứ  này là so sánh khả  năng của   doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế. Lợi thế của doanh ghiệp   thể hiện ở 2 góc độ: lợi thế hữu hình có thể định lượng được là: tiền vốn, cơ sở  vật chất kỹ  thuật, công nghệ,...;lợi thế  vô hình là lợi thế  không định lượng   được như uy tín của doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng, tài năng quản   trị  của ban lãnh đạo, bầu không khí trong nội bộ  công ty...thông qua phân tích   điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và của doanh nghiệp, từ đó doanh  nghiệp có thể xây dựng chiến lược Marketing phù hợp. 2.1.3.3. Vai trò của chiến lược Marketing Chiến lược Marketing và Marketing hỗn hợp là hoạt động hết sức quan trọng  trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược Marketing giúp doanh  nghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về  thị  trường, có điều kiện mở  rộng   thị trường và tăng quy mô kinh doanh. Các công cụ Marketing giúp doanh nghiệp   chiếm lĩnh thị  trường tăng thị  phần, đẩy nhanh tốc độ  tiêu thụ  bằng cách nâng  cao khả  năng cạnh tranh và làm thõa mãn nhu cầu khách hàng. Nhờ  có chiến  lược Marketing các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách đồng  bộ, doanh nghiệp sẽ  tiếp cận với thị  trường tiềm năng, chinh phục và lôi kéo  khách hàng và có thể  nói  rằng chiến lược Marketing là cầu nối giúp doanh   nghiệp gần hơn với thị trường Quản trị chiến lược Marketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích và hướng  đi cụ  thể  là việc xây dựng các chiến lược Marketing Mix cho thị  trường mục  tiêu. Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ  hội, 
  10. nguy cơ, hiểu rõ những điểm mạnh điểm yếu của mình trên cơ sở đó có thể đối  phó với những biến động của thị  trường và có được những chiến lược thích  hợp. Vai trò của chiến lược Marketing chỉ  có thể  đạt được nếu doanh nghiệp xây   dựng một kế hoạch Marketing hợp lý, tức là có dự gắn kết chặt chẽ của chiến   lược Marketing mix, của mọi bộ phận cá nhân hướng về thị trường mục tiêu đã   lựa chọn. Xây dựng một chiến lược Marketing đúng hướng tạo điều kiện thuận   lợi thực hiện tốt nhiệm vụ. Hoạch định chiến lược marketing là một tiến trình quản trị, nhằm phát triển và  duy trì sự  thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả  năng của  doanh nghiệp, và bên kia là các cơ  hội marketing đầy biến động. Nó dựa vào   triển khai một ý định kinh doanh vững chắc, mục tiêu marketing phù hợp, trên cơ  sở  phân tích môi trường marketing (sản phẩm, thị  trường và cạnh tranh), thiết   lập những chiến lược hoạt động có tính chất liên kết. 2.2. Môi trường marketing        2.2.1. Khái niệm  Môi trường marketing là tập hợp các yếu tố, các lực lượng bên trong và bên  ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động hoặc ra  các quyết định của bộ phận marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết  lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. 2.2.2. Môi trường vĩ mô 2.2.2.1. Yếu tố dân số Dân số trung bình cả nước năm 2016 ước tính 92,70 triệu người, tăng 1,04% so  với năm 2015, bao gồm: Dân số nam 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân  số cả nước, tăng 1,1%; dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%, tăng 0,99%.  Dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả  nước, tăng 2,5% so với năm 2016; dân số khu vực nông thôn 60,96 triệu người,  chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Đó là số liệu mà Tổng cục Thống kê vừa công bố.Dự  báo, trong năm 2017, dân số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 94.970 triệu người. Năm 1950, “tháp dân số” Việt Nam có hình tam giác cân, với số người cao tuổi  rất thấp và số người trẻ tuổi, kể cả niên thiếu, rất cao.  Đến năm 2015, tháp dân  số vẫn có hình dạng gần giống hình tam giác, nhưng dân số trong độ tuổi 15­24 
  11. chiếm đa số so với các độ tuổi khác.  Tháp dân số năm 2020 cũng không khác  mấy so với năm 2015, nhưng số người trong độ tuổi 20­34 bắt đầu gia tăng đáng  kể.  Đến năm 2050 thì tháp dân số hoàn toàn “biến dạng” so với năm 1950, với  số người trên 50 tuổi bắt đầu chiếm đa số.  Hệ quả của sự biến động trong cơ  cấu dân số này là sự lão hóa, với đặc điểm tăng tuổi trung bình và tăng tuổi thọ. Xu hướng của pepsi là tập trung khai thác đối tượng khách hàng trẻ tuổi có độ  tuổi trong khoảng từ 15­30. Nhắc đến thương hiệu pepsi người ta thường nghĩ  đến tinh thần trẻ trung sôi động .Mặc dù công ty pepsi đã có lịch sử hơn một thế  kỉ .Từ màu xanh tươi trẻ của logo, từ câu slogan nổi tiếng một thời “sự lựa  chọn của thế hệ mới” đến những sản phẩm thiết kế bắt mắt, thời trang cho giá  trẻ,những chiến dịch quảng cáo trẻ trung sôi động .Cùng với chiến lược xông  xáo ấy nên pepsi đã là một trong những công ty nước giải khác quốc tế tại việt  nam.Trong số các thương hiệu của pepsico thì pepsi luôn là thương hiệu nổi trội  nhất.Đây cũng là loại nước uống được giới trẻ yêu thích trên toàn thế giới.Khi  đến việt nam cái chất trẻ của nước pepsi đã nhanh chóng bắt nhịp với đời sống  của giới trẻ việt nam, một thế hệ đang vươn lên mạnh mẽ cùng đất nước trong  thời kì đổi mới.Việc pepsi xác định đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi tạo  cho pepsi có 1 thị trường đầy tiềm năng.Theo như biểu đồ kim tự tháp thì số  người có độ tuổi từ 15­30 chiếm tỉ lệ cao và gần bằng 1 nửa dân số Việt Nam. Tuy nhiên dựa vào biểu đồ,theo như những phân tích thì dân số Việt Nam những  năm 2020­2050 dần có xu hướng già đi.Do tỉ lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình  tăng.Chính vì vậy Pepsi Việt Nam cần có những thay đổi trong chính sách phù  hợp ví dụ như mở rộng khai thác thêm đối tượng như người trung niên, người  cao tuổi.Cần đưa ra các biện pháp như quảng cáo tập trung hơn về người có  tuổi hoặc đưa ra các sản phẩm phù hợp với họ… 2.2.2.2. Kinh tế ­  Tốc độ tăng trưởng kinh tế: GDP 6 tháng đầu năm đạt 6­ 6.1% ­  Thu nhập bình quân đầu người: trên 1.100 USD/năm (2015) ­   Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13.8% ­  Lạm phát đang được kiềm chế và được kiểm soát ở mức 0.1 – 0.3% hàng  tháng.
  12. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nên nhu cầu của người tiêu dùng về thực  phẩm, thức uống cũng tăng cao về chất và lượng. Trung bình mỗi người cần  khoảng 40g nước mỗi ngày, tuy nhiên, trong tiết trời nóng bức cùng với các hoạt  động sinh hoạt, vận động vui chơi ngày hè, lượng nước bài tiết qua mồ hôi  nhiều hơn nên nhu cầu bổ sung nước của cơ thể có thể tăng lên gấp đôi.Chính  vì những yếu tố được pepsi nghiên cứu nên Khoảng đầu thập niên 90, khi Việt  Nam bắt đầu mở cửa thị trường thì trong nước hầu như không có một thương  hiệu nước ngọt nào nổi ngoài thương hiệu "xá xị" có từ trước 1975 và sau này  có thêm thương hiệu Tribeco, còn lại hầu hết là các nhãn hiệu sản xuất thủ  công. Khi đó Pepsi bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam, và ngay lập tức thống lĩnh  thị trường Việt Nam từ Nam ra Bắc. Tất cả những hãng nước ngọt nhỏ ở Việt  Nam lập tức phá sản chỉ bằng một chiêu thức đơn giản của Pepsi là "khuyến  mãi đại hạ giá". Với giá quá rẻ, cộng thêm uy tín chất lượng "hàng đầu thế  giới", Pepsi vượt lên tất cả các đối thủ Việt Nam trong thời gian ngắn. Riêng  hãng nước ngọt Tribeco cũng đành ngậm ngùi chấm dứt thời hoàng kim ngắn  ngủi của một hãng liên doanh với Ðức để chuyển sang sản xuất nước uống sữa  đậu nành để tránh phải đối đầu với một thương hiệu lớn như Pepsi.Sau khi  đánh bại nhiều xưởng sản xuất thủ công của Việt Nam, Pepsi tiến tới thiết lập  hệ thống phân phối toàn quốc. Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn tiếp  cận hầu hết các quán cà phê, nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước  ngọt của Pepsi. Tuy nhiên, hiện nay, mọi việc không còn dễ thở như trước nữa.Giờ đây, các  hang sản xuất trong nước cũng đang vươn mình mạnh mẽ, cộng them cả sự  cạnh tranh quyết liệt của Coca Cola, nên Pepsi cũng gặp khó khăn trong việc  tiêu thụ.Tình hình kinh tế cũng xuống dốc, người dân cũng thắt chặt hầu bao.  Thế nên không phải lúc nào Pepsi cũng gặp thuận lợi .Điều đó đòi hỏi các nhà  quản lý của pepsi phải có những chiến lược marketing hiệu quả hơn nữa, phải  tích cực gắn mình với người dân hơn nữa để có thể thành công. 2.2.2.3. Chính trị pháp luật Sự ôn đinh vê măt chinh tri, phap luât Viêt Nam ̉ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ̣ Bằng việc tích lũy và bổ sung thêm các luật quốc tế: Luật chống độc quyền,  quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế…pháp luật Việt Nam dần hoàn 
  13. thiện tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ti trong và ngoài nước.Hiện  nay, vị thế của người tiêu dùng Việt lại ngày một tăng do sự phát triển mạnh  mẽ của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Bằng việc tích lũy và bổ sung thêm các luật quốc tế: Luật chống độc quyền,  quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế…pháp luật Việt Nam dần hoàn  thiện tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ti trong và ngoài nước. Cac  ́ ̃ ợ và khuyên khich đâu t chinh sach hô tr ́ ́ ́ ́ ̀ ư cua Nha n ̉ ̀ ước tao ra nh ̣ ững cơ hôi cung  ̣ ̃ như thach th ́ ức cho PepsiCo và các doanh nghiệp nói chung phat triên: ́ ̉ CƠ HỘI THÁCH THỨC Mở rông quy mô san xuât ra Toàn qu ̣ ̉ ́ ốc   Sự  canh tranh gay găt t ̣ ́ ừ cac tâp đoan ́ ̣ ̀  nhờ vao viêc vay vôn t ̀ ̣ ́ ừ cac ngân hang ́ ̀   công ti khac.́ ̀ ươc. Nha n ́ Thông qua các dịch vụ, các kênh quảng   Câǹ   phaỉ   đam ̉   baỏ   nhu   câu ̀   an   toaǹ   cáo để  mang sản phẩm của mình gần   thực phâm t ̉ ừ ngươi tiêu dung, qu ̀ ̀ ảng   đến công chúng. cáo trung thực, có văn hóa trong hoàn   cảnh vị thế người tiêu dùng được nâng   cao. 2.2.2.4. Văn hóa xã hội Người tiêu dùng Việt Nam có những điểm đặc trưng sau : Chú trọng đến sức khỏe: thói quen ăn uống của người Việt ta ngày một thay đổi theo xu hướng tích cực hơn. Ngoài chuyện ăn ngon, ăn no, người tiêu  dùng Việt còn quan tâm đến việc ăn uống để giữ gìn sức khỏe. Pepsi cần đưa ra những chính sách cam đoan về độ an toàn chất lượng sản  phẩm. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chiến lược cần nhấn mạnh hơn về vấn  đề sức khỏe. Khẩu vị của người Việt Nam khác với người phương Tây. Người tiêu dùng
  14. Việt thích nước ngọt có ga mang vị ngọt đậm đà, nồng độ gaz mạnh tạo cảm giác sảng khoái, trong khi người phương Tây ưa vị nhạt hơn. Pepsi đã đáp ứng được thói quen khẩu vị của người Việt. Người tiêu dùng Việt Nam trẻ, khỏe và yêu thể thao, đặc biệt là yêu bóng đá và có tâm lí tự hào dân tộc cao. Pepsi đã nắm bắt được nét văn hóa này và cho ra những show quảng cáo phù  hợp. Rõ nét nhất là khi tung khẩu hiệu “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc  gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế”, doanh số bán ra của Pepsi lập tức  tăng vọt, cảm tình của người Việt với Pepsi cũng được gia cố. Bộ phận giới trẻ Việt thích khám phá những điều mới mẻ, thích trải nghiệm bản thân. Ngoài ra giới trẻ ngày càng yêu thích việc giải trí bằng các trò  chơi điện tử. Đây là cơ hội cho Pepsi thu hút và nhận được sự quan tâm của giới trẻ nếu nắm  bắt được nhu cầu này. Thực tế cho thấy, không chỉ riêng Pepsi mà đố thủ nặng  kí CocaCola, hay thậm chí trên lĩnh vực thực phẩm, McDonald’s cũng đã bước  vào cuộc chiến marketing, tìm cách đưa các sản phẩm của mình vào mẩu quảng  cáo trong các trò chơi điện tử. 2.2.2.5. Khoa học công nghệ:  Công ty có 2 nhà máy ở Hóc Môn (5 dây chuyền lon và chai, công suất 220 triệu   lít/năm), Quảng Nam (1 dây chuyền chai công suất 30 triệu lít/năm) với hệ  thống vô chai, đóng lon hoàn toàn tự động, có hệ thống kiểm tra chất lượng vệ  sinh thực phẩm đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, 2015 Pepsico đầu tư nhà máy  30 triệu USD tại Cần Thơ  Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất  Đồng bằng sông Cửu Long được trang bị công nghệ hiện đại. Với 4 dây chuyền  hiện đại có tổng công suất 12 triệu két thùng, nhà máy này là một trong năm cơ  sở  sản xuất nước giải khát của PepsiCo tại Việt Nam.Thiết bị   ở  nhà máy này  tối tân hơn các nhà máy hiện có của PepsiCo tại Việt NamNhà máy sử dụng 300  lao động trực tiếp, và khoảng 1.000 lao động khác tham gia vào các hoạt động  thuộc hệ thống của PepsiCo…. 
  15. Năm ngoái, PepsiCo Inc. vừa tuyên bố, họ  đã thành công trong việc tạo ra loại  vỏ chai được làm hoàn toàn từ các loại cây, về hình dáng, cảm giác cầm và khả  năng bảo vệ thức uống bên trong không khác gì so với những mẫu vỏ hiện tại .  Điều này giúp họ  tiến trước đối thủ  Coca­Cola một bước trong việc sử  dụng   các vật liệu thân thiện với môi trường. Vào năm 2017, khoảng vài trăm nghìn vỏ chai Pepsi mới sẽ được tung ra thị  trường. Với sự tiên phong trong công nghệ này, khả năng phát triển tại thị  trường Việt Nam của Pepsi rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh 2.2.2.6. Địa lí Yếu tố tự nhiên: Các doanh nghiệp ngày nay cần lưu ý đến những vấn đề tự  nhiên đang tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của  mình. Đơn cử một vài thách thức từ môi trường như sau: Nguyên liệu sản xuất ngày càng khan hiếm do hoạt động khai thác của con người.  Pepsi cần xúc tiến mạnh hơn cho việc tái chế hiểu quả vỏ chai, vỏ lon nước  ngọt của mình. Chi phí năng lượng ngày một tăng. Pepsi cần tích cực tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhằm tiết kiệm  chi phí sản xuất, song vẫn phải đảm bảo dây chuyền sản xuất được vận hành  hiệu quả. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ngày một nặng nề, do lượng khí thải và chất thải hàng ngày của công ti. Pepsi nên tranh thủ tâm lí người tiêu dùng để tạo ra các sản phẩm thân thiện với  thiên nhiên, điển hình là triển khai vỏ chai PlantBottle. 2.2.3.Yếu tố vi mô 2.2.3.1. Khách hàng  Thị trường người tiêu dùng và hành vi người tiêu dung
  16. Thị trường người tiêu dùng của pepsi bao gồm tất cả mọi người dân sinh sống  và làm việc trên thế giới.nhưng hãng tập trung chủ yếu và thị trường người tiêu  dùng là thanh niên vs số lượng sử dụng nước uống có ga lớn hơn vs các thị  trường người tiêu dùng khác. Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng   Hành vi mua của người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện  để đưa ra quyết định sử dụng tài sản của mình lien quan đến việc mua sắm và  sử dụng hang hóa , dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân Hành vi mua của người tiêu dùng chịu tác động của 4 nhân tố   Nhân tố thuộc về văn hóa Nhân tố mang tính chất xã hội Nhân tố thuộc về bản than Nhân tố thuộc về tâm lí  Dựa trên 4 yếu tố đó hang pepsi đã thực hiện các chiến lược phát triển  việc bán hang : Trong số các thương hiệu của PepsiCo, thì Pepsi luôn là thương hiệu nổi trội  nhất vì Công ty đã xuất phát và thành công từ loại nước uống này – Nước uống  hương cola nổi tiếng.Đây cũng là loại nước uống được giới trẻ yêu thích trên  toàn thế giới.Khi đến Việt Nam, cái chất trẻ của nước uống cola đã nhanh  chóng bắt nhịp với đời sống của giới trẻ Việt Nam, một thế hệ đang vươn lên  mạnh mẽ cùng đất nước trong thời kỳ đổi mới. “đánh” vào tâm lý yêu thích  bóng tròn và tâm lý tự hào dân tộc của người Việt, Pepsi tổ chức “ngày hội bóng  đá” thông qua show quảng cáo trên truyền hình,với hình ảnh cầu thủ bóng đá  Việt Nam được yêu thích nhất thời bấy giờ, biểu diễn “tâng bóng” cùng với các  danh thủ hàng đầu thế giới. Những chiến dịch " Ngày hội bóng đá ", " Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc  gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế " trước đây hay bây giờ là hình ảnh  Pepsi Music " Khuấy động âm nhạc, kết nối đam mê " đã thu hút đông đảo bạn  trẻ cùng tham gia, cùng "Khám phá – Thử thách – Sáng tạo hơn" như chính thông  điệp mà nhãn hàng này luôn muốn khuyến khích và gửi gắm đến họ.
  17. Không chỉ "trẻ' trong kinh doanh, chất "trẻ" của Pepsi còn luôn hướng đến công  đồng.Với phương châm "Chúng ta không thể là một Công ty thành công nếu  chúng ta không phải là một doanh nghiệp thành viên tốt của cộng đồng ",  PepsiCo Việt Nam luôn đi đầu trong việc đóng góp và hỗ trợ cho xã hội. Những  chương trình từ thiện, hoạt động cộng đồng như " Giải Golf Hữu Nghị Từ thiện  Pepsi ", tham gia hỗ trợ " Ngày hội ca sĩ ", Tài trợ các cuộc thi dành cho tài năng  trẻ như Dynamic, Đường tới thành công, các chương trình học bổng dành cho  các sinh viên tài năng, vượt khó v.v.. Cũng chính là lời cam kết cống hiến sức trẻ  cho cộng đồng của PepsiCo Việt Nam. Tuy nhiên, Pepsi cũng gặp phải không ít thách thức.Người tiêu dùng Việt Nam  đang ngày một khắt khe hơn trong vấn đề chọn thức uống cho mình.Vấn đề  hương vị được quan tâm hơn, nhưng phải đảm bảo về yêu cầu sức khỏe. Các  thức uống giải khát có gas như Pepsi hay Coca­Cola đang dần mất đi trong sự  lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam. Đây thật sự là một thách thức lớn trên  con đường cải thiện thị phần hoặc hương vị đặc trưng mà Pepsi lâu nay vẫn tôn  thờ và giữ vững Thị trường các tổ chức và hành vi mua của tổ chức Thị trường và hành vi mua của các doanh nghiệp sản xuất. Hành vi mua hang  của các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: Những nhân tố môi trường Những yếu tố tổ chức Những yếu tố quan hệ Những yếu tố thuộc về cá nhân Dựa trên sự ảnh hưởng của các yếu tố đó hãng pepsi đã đưa  ra các chiến lược MKT đối vs các doanh nghiệp sản xuất : Với mạng lưới sản xuất và phân phối rộng khắp trên cả nước cùng hệ thống  nhà hàng Pizza Hut, Taco Bell, và gà rán hiệu KFC pepsico cung cấp đến các  doanh nghiệp nhiều loại sản phẩm để cung ứng lại cho các khách hàng. Để tọa dựng quan hệ với các tổ chức doanh nghiệp hãng pepsico đã thực hiện  chiến lược  trao thưởng cho các doanh nghiệp có số lượng bán hàng lớn. vừa  tạo mối quan hệ giữa tập đoàn vs các doanh nghiệp khác đồng thời kích thích  doanh số bán hàng của công ty          2.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh
  18. Một số  nhãn hiệu đình đám phải kể  đến gồm Coca Cola, Tribeco, Tân Hiệp  Phát, URC, Wonderfarm…. Tính trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì Coca   luôn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Pepsi.  Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu,  sản phẩm Coca­Cola bao giờ  cũng “nhỉnh” hơn Pepsi, riêng tại Việt Nam, đặc  biệt khu vực TP Hồ Chí Minh, tình hình như có vẻ... ngược lại. Sản phẩm Coca Pepsi Lon 330 ml 6.800 6.500 Pet 1.5 l 14.000 13.500 Thùng (24L/T) 145.000 140.000 Chính vì vậy, Pepsi càng phải nâng cao vị  thế  của mình qua những chiến lược  Marketing hiệu quả, nhằm mục đích chiếm thị phần tại Việt Nam cao hơn Coca   – một kì tích đi ngược lại với thống kê trên toàn thế giới. Ngày nay, các đối thủ của Pepsi không còn riêng gì Coca Cola nữa.Dù vẫn còn là  một lĩnh vực tương đối nhỏ, trà uống liền (RTD) đã tăng trưởng trung bình  45,5% hàng năm từ năm 2014 đến năm 2017 và doanh số bán hàng năm đã đạt  mức 50 triệu lít trong năm ngoái. Nhãn hiệu Trà xanh 0 độ do Tập đoàn thực  phẩm trong nước Tân Hiệp Phát sản xuất đã chiếm 44% doanh số trà uống liền  trong năm 2014. Một hãng nước giải khát châu Á khác là Universal Robina Corp  xếp thứ nhì với trà C2, chiếm 29,3% tổng doanh số. Tuy nhiên các đối thủ này  gặp phải một số khó khăn , đó là phải có nguồn vốn lớn và lòng trung thành của  khách hàng – hai yếu tố mà PepsiCo Việt Nam đang nắm giữ.  Ngoài ra, Chiến dịch kêu gọi “Người Việt dùng hàng Việt” đang đưa các nhãn  hàng nước ngoài vào thế khó.Bên cạnh đó, các sản phẩm từ những doanh  nghiệp nước giải khát trong nước cũng đang phát triển lớn mạnh.Sản phẩm 
  19. ngày càng được hoàn thiện và tạo thiện cảm tốt với người tiêu dùng. Đấy là  chưa kể sự am hiểu tường tận nhu cầu, thị hiếu vẫn luôn là lợi thế của các  doanh nghiệp trong nước.            2.2.3.3. Nhà cung ứng  Đường : Từ Việt Nam và Thái Lan  Flavour: Nhập từ Mỹ Màu : Từ Đài Loan  CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN  PHẨM CỦA CÔNG TY PEPSICO 3.1. Giới thiệu về công ty nước giải khát Pepsio Việt Nam           3.1.1. Giới thiệu chung Tập đoàn Pepsi thành lập năm 1898, trụ  sở  chính tại thành phố  Purchase bang  New   York,   Mỹ.Năm   1965,   Pepsi   sáp   nhập   với   tập   đoàn   Frito­Lay   thành   tập  PepsiCo( viết tắt: pep)Là một trong số các công ty sản xuất thức ăn và đồ  uống   lớn nhất thế  giới,với thu nhập trong năm 2006 trên 35 tỉ  đô la .PepsiCo có hệ  thống phân phối và mạng lưới bán hàng đại lý dày đặc  ở  gần 200 quốc gia,và  thuê hơn 185,000 nhân viên trên toàn thế  giới Tại thị  trường Việt Nam công ty  Pepsi gia nhập thị trường Việt Nam vào những năm 90 của thế  kỉ trước và với  lợi thế hùng hậu của mình Pepsi đã tung ra chiến lược “khuyến mãi đại hạ giá”  và   các   hãng   nước   ngọt   nhỏ   lẻ   khác   ở   Việt   Nam   lập   tức   lâm   vào   khủng   hoảng.Với giá rẻ cộng thêm uy tín hàng đầu thế giới  Công ty Nước Giải khát Quốc tế  Pepsico Việt Nam được thành lập theo quyết  định số  291/GP ngày 24/12 năm 1991 của  Ủy Ban Nhà Nước về  hợp tác và đầu  tư.Tiền thân  là một  công ty liên doanh giữa SP.Co và  Công ty Macondray ­   Singapore.Sản   phẩm   của   PepsiCo   Vietnam   với   các   nhãn   hiệu   Pepsi,   7­up,   Mirinda, Evervest, Sting, Aquafina, Twister đạt tiêu chuẩn quốc tế  và thỏa mãn  nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Công ty nằm ở địa chỉ: tầng 5,cao ốc Sheraton Saigon,88 Đồng Khởi,Quận 1,TP   HCM,Việt Nam.
  20. Chi nhánh tại Hà Nội:     Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.     Tel:(84­4)577 1100 ­ Fax: (84­4)576 4443.     Số khẩn cấp:(84)5 741 111.     Website: http://www.pepsicocareer.com.vn 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế  (IBC)  được thành lập do liên  doanh giữa SP.Co và Marcondray­Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% ­ 50%. 1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam.     * PCI được thành lập với 2 nhãn hiệu: Pepsi và 7Up.     * Liên doanh với số vốn góp của PI là 30%. 1998 – PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla.   2003 – PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty  Nước giải khát Quốc tế  PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina,   Sting, Twister, Lipton Ice Tea.   2005 – Chính thức trở  thành công ty có thị  phần về  nước giải khát lớn nhất  Việt Nam. 2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca) 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành. 3.1.3. Viễn cảnh, sứ mệnh.         3.1.3.1. Viễn cảnh:  Tại Pepsico chúng tôi tin tưởng rằng: Mỗi nhân viên như một cá nhân, chúng tôi  có      trách nhiệm đóng góp cho chất lượng cuộc sống cộng đồng. Triết lý này   được biểu thị: “Trách nhiệm của PepsiCo không ngừng hoàn thiện hình ảnh trên  tất cả  mọi nơi chúng tôi hoạt động, môi trường­ kinh tế­ xã hội…tạo ra một  ngày mai tốt đẹp hơn hôm nay.” 3.1.3.2. Tư tưởng cốt lõi: 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2