intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Công nghệ lớp 6 học kì 2

Chia sẻ: Nguyen Van Thanh Đạt | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

401
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp cho các bạn học sinh củng cố và có thêm kiến thức để có thể ôn tập tốt môn Công nghệ mà "Đề cương Công nghệ lớp 6 học kì 2" đã được thực hiện. Tài liệu hướng đến trình bày các vấn đề cơ bản về: Chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột; ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Công nghệ lớp 6 học kì 2

  1. Đề cương Công nghệ lớp 6 hk2. Câu 1:Nêu chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột. Trả lời: Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt: Con người từ lúc mới sinh ra đến khi lớn lên sẽ có sự thay đổi rõ rệt về thể chất( Chiều cao, cân nặng) và trí tuệ. Chất đường bột - Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể: Để làm việc, vui chơi. - Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác Chất béo: - Chất béo cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da 1 lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. - Chuyển hóa 1 số vitamin cần thiết cho cơ thể. Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn. Thức ăn được chia thành mấy nhóm? Trả lời: Ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn là: Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết…mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu bữa ăn. Thức ăn được chia thành 4 nhóm: + Nhóm giàu chất béo. + Nhóm giàu chất đường bột. + Nhóm giàu vitamin và khoáng. + Nhóm giàu chất đạm. Câu 3: Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Nêu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm.
  2. Trả lời: Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm. Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm. Cách phòng tránh nhiễm trùng là: + Rửa tay trước khi ăn. + Vệ sinh nhà bếp + Rửa kĩ thực phẩm + Nấu chin thực phẩm + Đậy thức ăn cẩn thận +Bảo quản thực phẩm hu đáo Cách phòng tránh nhiễm độc là: + Không dung các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ…(sử dụng thịt cóc phải bỏ hết da, phủ tạng, nhất là gan và trứng) + Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học…. + Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những đồ hộ bị phồng. Câu 4: Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến? Để thực phẩm không bị mất các loại sinh tố nhất là những sinh tố dễ tan trong nước cần chú ý điều gì? Trả lời: Phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến vì: + Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP +Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K
  3. Để thực phẩm không bị mất các loại sinh tố nhất là những sinh tố dễ tan trong nước cần chú ý những điều: - Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi sôi. - Khi nấu tránh khuấy nhiều - Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần - Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ khi nấu cơm. - Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1 Câu 5: Nêu phương pháp trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp? Trả lời: Trộn dầu giấm: *Quy trình thực hiện: - Sử dụng các thực phẩm thực vật thích hợp, làm sạch. - Trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn khoảng 5-10p để làm cho thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và giảm bớt mùi vị ban đầu. - Trình bày đẹp, sang tạo *Yêu càu kĩ thuật: - Rau lá giũ độ tươi, trơn láng và không bị nát. - Vừa ăn, vừa chua dịu, hơi mặn ngọt, béo. -Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng ban đầu Trộn hỗn hợp: *Quy trình thực hiện: - Thực phẩm thực vật được làm sạch, cắt thái phù hợp, ngâm nước muối có độ mặn 25% hoặc ướp muối, sau đó rửa lại cho hết vị mặn, vắt ráo. - Trộn chung chung nguyên liệu thực vật + động vật + gia vị - Trình bày theo đặc trưng của món ăn, đẹp, sang tạo. *Yêu cầu kĩ thuật:
  4. - Giòn, ráo nước -Vừa ăn đủ vị chua, cay, mặn, ngọt -Màu sắc của thực phẩm động vật và thực vật trông đẹp, hấp dẫn. Câu 6: Nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức 1 bữa ăn hợp lý? Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn của từng đối tượng ăn trong từng gia đình? Trả lời: Những yếu tố cần thiết để tổ chức 1 bữa ăn hợp lý là: + Nhu cầu các thành viên trong gia đình + Điều kiện tài chính + Sự cân bằng chất dinh dưỡng + Thay đổi món ăn Phải quan tâm đến chế độ ăn của từng đối tượng ăn trong từng gia đình vì -Trẻ em đang lớn , cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể - Người lớn đang làm việc, đặc biệt là lao động chân tay; ần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng - Phụ nữ có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm canxi phốt pho và chất sắt. Câu 7: Thực đơn là gì? Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn? Trả lời: Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày…. Các nguyên tắc xây dựng thực đơn là: + Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn + Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn + Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2