intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Tư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Tư" là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi học kì 1. Đề cương giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn học và rèn kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm lẫn tự luận. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Tư

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: CÔNG NGHỆ 6 Năm học: 2022- 2023 I. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn vào một chữ cái có đáp án đúng nhất trong các câu sau Câu 1. Nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người? A. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước tác động xấu của thiên nhiên và môi trường. B. Nhà ở là nơi để mọi người cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực. C. Nhà ở là nơi mang đến cho con người cảm giác thân thuộc. D. Nhà ở là nơi mang đến cho con người cảm giác riêng tư. Câu 2: Vì sao ở miền núi thường xây dựng kiểu nhà sàn? A. Dễ quan sát thuận tiện cho việc đi lại B. Phòng ngừa lũ và tránh thú dữ C. Thuận tiện cho sinh hoạt D. Cất giữ dụng cụ lao động. Câu 3: Trong các kiểu nhà sau, kiểu nhà nào nên xây dựng bằng bê tông, cốt thép? A. Nhà ba gian truyền thống B. Nhà nổi ven sông C. Nhà trên xe D. Nhà biệt thự Câu 4: Nguồn năng lượng nào được dùng để duy trì hoạt động của quạt bàn ở nhà em? A. Năng lượng gió B. Năng lượng mặt trời C. Năng lượng chất đốt D. Năng lượng điện Câu 5.Hình ảnh nào nói về nhà ở giúp con người tránh được tác hại của thiên nhiên? A B C D Câu 6. Phần nào sau đây của ngôi nhà có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận bên dưới?
  2. A. Sàn gác B. Mái nhà C. Tường nhà D. Dầm nhà Câu 7. Nơi ngủ nghỉ cần được bố trí như thế nào? A. Đẹp, sang trọng B. Riêng biệt, yên tĩnh C. Nhiều màu sắc D. Bố trí nhiều đồ vật để dễ sử dụng Câu 8. Nhà sàn ở khu vực miền núi thường có tác dụng gì quan trọng nhất ? A. Chống thú dữ B. Chống cái lạnh giá C. Để những vật dụng làm rẫy D. Là nơi dùng để dệt vải Câu 9. Hình ảnh nào nói về nhà ba gian truyền thống ? A B C A B A B C D Câu 10: Thiết bị nào sau đây cần dùng năng lượng chất đốt để duy trì hoạt động? A. Điện thoại B. Quạt bàn C. Bếp cồn D. Tủ lạnh Câu 11: Việc làm nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm năng lượng? A. Hưởng ứng tốt giờ Trái Đất B. Mua nhiều đồ dùng điện cho gia đình để trang trí cho đẹp C. Mua tủ lạnh thật to dù gia đình có bốn người D. Mua nhiều ấm đun siêu tốc để nấu nước Câu 12: Vật liệu nào sau đây KHÔNG dùng để xây dựng những ngôi nhà lớn, kiên cố hoặc các chung cư? A. Thép B. Gạch, đá C. Lá (tre, tranh, dừa,...) D. Xi măng, cát Câu 13: Biểu hiện nào sau đây KHÔNG thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh? A. Người đi đến, đèn tự động bật lên; khi không có người đèn tự động tắt B. Ti vi mở khi chủ nhà bật để xem chương trình yêu thích C. Cửa tự động mở bằng cảm ứng vân tay D. Đúng 7 giờ sáng, rèm cửa tự động mở để ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà
  3. Câu 14: Ngôi nhà của Nam là ngôi nhà thông minh, được thiết kế sao cho tận dụng tối đa nguổn năng lượng gió, ánh sáng mặt trời vào phục vụ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vậy, biểu hiện đó thể hiện đặc điểm nào của ngôi nhà thông minh? A. Tiện ích B. An ninh, an toàn C. Tiết kiệm năng lượng D. Tiện ích, an ninh Câu 15: Suy dinh dưỡng có thể do nguyên nhân nào dưới đây? A. Cơ thể thiếu chất đạm và đường bột. B. Cơ thể thiếu chất béo, vitamin và khoáng chất. C. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất béo và các khoáng chất. D. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng khác. Câu 16: Ăn quá thừa so với nhu cầu cơ thể kèm theo thói quen ít vận động sẽ gây ra tác hại gì đối với cơ thể? A. Cơ thể tăng trọng nhanh, béo phì B. Cơ thể suy yếu, chậm hoặc ngừng phát triển C. Sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh D. Trí tuệ kém phát triển Câu 17. Vai trò xây dựng, tạo ra tế bào mới thuộc nhóm thực phẩm nào? A. Nhóm giàu chất đạm B. Nhóm giàu chất đường, bột C. Nhóm giàu chất béo D. Nhóm giàu chất khoáng Câu 18. Nhóm thực phẩm nào có vai trò làm tăng sức đề kháng cho cơ thể? A. Nhóm giàu chất đạm B. Nhóm giàu chất đường, bột C. Nhóm giàu chất béo D. Nhóm giàu chất khoáng, vitamin Câu 19. Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây gây hại cho cơ thể? A. Thiếu chất dinh dưỡng B. Thừa chất dinh dưỡng C. Thiếu chất và thừa chất dinh dưỡng D. Không thiếu không thừa Câu 20. Những thiết bị đồ dùng nào sau đây đúng với ngôi nhà thông minh?
  4. B. Khóa cửa C. Máy điều hòa A. Máy giặt tự động D. Tủ lạnh Câu 21. Ngôi nhà thông minh được thiết kế như thế nào để tận dụng được năng lượng gió tự nhiên ? A. Ngôi nhà có ít cửa đón gió B. Quạt điện tự động chạy khi có người trong nhà C. Quạt điện được trang bị cho từng phòng trong ngôi nhà D. Cửa thông gió trong nhà tự động mở khi có gió thổi để ngôi nhà được thông thoáng. Câu 22. Theo tháp dinh dưỡng hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây? A. Rau, củ, quả B. Dầu, mỡ C. Thịt, cá D. Muối Câu 23. Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 24. Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đạm? A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam. C. Thịt, cá, trứng D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. Câu 25. Chất dinh dưỡng nào sau đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể? A. Chất đường, bột B. Chất đạm C. Chất béo D. Vitamin Câu 26: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do đâu? A. Thừa chất đạm B. Thiếu chất đường bột C. Thiếu chất đạm trầm trọng D. Thiếu chất béo Câu 27. Trong các bữa ăn, bữa ăn nào quan trọng nhất? A. Bữa sáng B. Bữa trưa C. Bữa chiều D. Tối
  5. Câu 28. Thói quen ăn uống khoa học phải đảm bảo mấy yếu tố? A. Ăn đúng bữa, đúng cách, uống đủ nước, đảm bảo vệ sinh. B. Ăn đúng cách, vệ sinh C. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. D. Uống đủ nước, đúng cách. Câu 29. Bữa ăn hợp lí cần có mấy bữa chính trong ngày? A.1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 30: Trong một ngày cần có bao nhiêu bữa ăn là hợp lý? A. 1 bữa B. 2 bữa C. 3 bữa D. 4 bữa Câu 31: Ý nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG về vai trò và ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm? A. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại B. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm C. Tăng thời hạn sử dụng lâu dài cho thực phẩm D. Giúp chế biến món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn Câu 15: Phương pháp bảo quản sử dụng nhiệt độ thấp giúp thực phẩm lâu hỏng là: A. Hút chân không B. Muối chua C. Cấp đông D. Ướp muối Câu 32: Thực phẩm được làm chín trong môi trường nhiều nước, có nêm vị vừa ăn. Đây là phương pháp chế biến thực phẩm nào? A. Phương pháp luộc B. Phương pháp nấu C. Phương pháp kho C. Phương pháp hấp Câu 33: Điểm giống nhau về phương pháp chế biến của các món trộn và các món ngâm chua là gì? A. Không sử dụng nhiệt B. Hỗn hợp nước trộn và ngâm có cùng công thức chế biến C. Thường sử dụng nguyên liệu thực vật là chủ yếu D. Thường sử dụng đĩa để trang trí món ăn Câu 34: Để chuẩn bị món canh cua rau ngót cho 4 người ăn, mẹ Hoa mua 150 g cua xay, 300 g rau ngót. Biết đơn giá của cua xay là 20 000 đồng/100g; rau ngót là 5 000 đồng/100g. Chi phí cho món canh cua rau ngót là:
  6. A. 25 000 đồng B. 45 000 đồng C. 40 000 đồng D. 35 000 đồng Câu 35: Phương pháp chế biến thực phẩm nào làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất nhiều? A. Rán B. Xào C. Rang D. Hấp Câu 36: Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm? A. Chế biến thực phẩm  Sơ chế món ăn  Trình bày món ăn. B. Sơ chế thực phẩm  Chế biến món ăn  Trình bày món ăn. C. Lựa chọn thực phẩm  Sơ chế món ăn  Chế biến món ăn. D. Sơ chế thực phẩm  Lựa chọn thực phẩm  Chế biến món ăn. Câu 37. Căn cứ vào đâu để lựa chọn phương pháp bảo quản? A. Căn cứ vào loại thực phẩm. B. Căn cứ điều kiện bảo quản C. Căn cứ vào loại thực phẩm và điều kiện bảo quản. D. Không có căn cứ Câu 38. Có mấy phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 39. Thực phẩm nào sau đây KHÔNG nên bảo quản trong ngăn lạnh quá 24 giờ? A. Trái cây B. Thịt, cá C. Các loại củ D. Các loại rau Câu 40: Nối từ, cụm từ ở cột A với từ/cụm từ ở cột B sao cho phù hợp (1 đ) CỘT A KẾT QUẢ CỘT B 1. Thịt, cá, trứng, sữa * * A. Nhóm giàu chất béo 2. Tôm, cua, mực, rau củ * * B. Nhóm giàu chất dường bột 3. Vừng, bơ, dầu cá * * C. Nhóm giàu chất đạm 4. Gạo, mía, mật, khoai, mì * * D. Nhóm giàu vitamin, chất khoáng Câu 41: Nối từ, cụm từ ở cột A với từ/cụm từ ở cột B sao cho phù hợp (1 đ)
  7. CỘT A KẾT QUẢ CỘT B 1. Rán * * A. Làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lủa vừa. 2. Xào * * B. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt. 3. Hấp C. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp * * của hơi nước 4. D. Làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa * * Nướng phải, đun với lửa to, trong thời gian ngắn. Câu 42: Điền Đ vào phát biểu đúng, điền S vào phát biểu sai trong các phát biểu sau (1 đ) Phát biểu Đ/S 1. Lan ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút, vậy bữa trưa của Lan tầm khoảng 12 giờ 30 phút đến 13 giờ là hợp lý. 2. Chi phí cho mỗi bữa ăn bằng tổng chi phí của tất cả những món ăn trong bữa ăn đó. 3. Chế biến thực phẩm giúp tăng tính đa dạng của món ăn, làm phong phú bữa ăn. 4. Tất cả các loại thực phẩm cần được bảo quản khô để tránh hư hỏng và kéo dài thời gian sử dụng. Câu 42: Điền Đ vào phát biểu đúng, điền S vào phát biểu sai trong các phát biểu sau (1 đ) Phát biểu Đ/S 1. Minh ăn sáng lúc 7 giờ, vậy bữa trưa của Minh tầm khoảng 11 giờ là hợp lý. 2. Bữa sáng cần ăn thật nhanh để kịp giờ vào học hoặc làm việc. 3. Bữa tối cần ăn thật no để khi ngủ không bị đói
  8. 4. Không nên vừa ăn vừa xem ti vi hoặc xem điện thoại II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Nhà Hoa là tiệm cơm. Trong một tháng bố mẹ Hoa phải tốn một khoảng chi phí khá lớn để mua chất đốt về phục vụ việc nấu nướng. Nếu em là Hoa, hãy đề xuất với bố mẹ một số biện pháp tiết kiệm năng lượng chất đốt tối ưu nhất để giảm chi phí hằng tháng cho gia đình. Câu 2 : Em hãy xây dựng một bữa ăn hợp lí cho bữa cơm hằng ngày của gia đình em gồm 4 món. Hãy cho biết chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể của mỗi món ăn. Câu 3: Vận dụng kiến thức đã học em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong gia đình mình? Từ đó hãy giải thích sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm năng lượng? Câu 4 : Để làm được một món gỏi trộn ngó sen em cần chuẩn bị những loại nguyên liệu nào? Vận đụng kiến thức đã học em hãy thực hiện qui trình trộn món gỏi trên? ĐÁP ÁN: Câu 1 Hoa đề xuất với bố mẹ một số biện pháp tiết kiệm năng lượng chất đốt tối ưu nhất để giảm chi phí hằng tháng cho gia đình: - Điều chỉnh ngọn lửa khi đun nấu phù hợp với diện tích đáy nồi và phù hợp với món ăn. - Tắt thiết bị ngay khi sử dụng xong; - Sử dụng các loại đồ dùng, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Câu 2 Xây dựng một bữa ăn hợp lí cho bữa cơm hằng ngày của gia đình em gồm 4 món: - Cơm trắng (chất đường bột) - Cá lóc kho tiêu ( chất đạm) - Thịt xào đậu cove (chất béo, chất đạm, vitamin) - Canh bí nấu với tép (vitamin, chất đạm, chất khoáng) Câu 3:
  9. Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm năng lượng vì: - Giảm chi phí, bảo vệ tài nguyên , môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho con người. Đề xuất số biện pháp tiết kiệm năng lượng cho gia đình: - Tắt thiết bị ngay khi sử dụng xong. - Sử dụng các loại đồ dùng, thiết bị tiết kiệm năng lượng. - Tận dụng các nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, gió. Câu 4 : Các nguyên liệu chính sau: + Ngó sen, đậu phộng, rau thơm, bánh phồng. + Thịt heo (da đầu, tai heo), tôm. + Hỗn hợp nước mắm để trộn Qui trình thực hiện: + Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch ngó sen, rau.. cắt thái phù hợp , thịt, tôm luộc chín, thịt cắt lát vừa ăn, tôm bóc vỏ. + Chế biến món ăn: Pha hỗn hợp nước trộn (nước mắn + đường + tỏi băm + ớt + chanh). Sau đó trộn đều nguyên liệu : Ngó sen + rau + thịt + tôm cùng với hỗn hợp nước trộn. + Trình bày món ăn: Cho món ăn ra đĩa, trang trí đẹp mắt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2