intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt

  1. SỞ GD-ĐT LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN ĐÀ LẠT ***** Ma trận và đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I khối 12 năm học 2023-2024 1. Ma trận Nhận Thông Vận Vận Cộng biết hiểu dụng dụng Cấp cao độ Tên Chủ đề (nội dung, chươn g…) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Bài 1: Số Số Số Pháp câu: 4 câu: 4 câu:8 luật và đời sống Bài 2: Số Số Số Số Thực câu:5 câu:7 câu: 2 câu: hiện 14 pháp luật
  2. Bài 3: Số Số Công câu: 4 câu: 4 dân bình đẳng trước pháp luật Bài 4: Số Số Số Số Số Quyền câu: 4 câu: 6 câu: 4 câu: bình 14 đẳng của CD trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Tổng số câu: 40 Số câu: Tổng số điểm:10 40 2. Các câu hỏi trắc nghiệm định hướng ôn tập: Câu 1: Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 2: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính chặt chẽ về hình thức. B. Tính kỉ luật nghiêm minh. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 3: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính cưỡng chế. Câu 4: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc trưng nào của pháp luật?
  3. A. tính xác định chặt chẽ về hình thức B. tính quy phạm phổ biến C. tính quyền lực bắt buộc chung D. tính cưỡng chế Câu 5: Những quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán là phản ánh nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Chính trị. Câu 6: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. lợi ích kinh tế của mình. B. quyền và nghĩa vụ của mình. C. các quyền của mình. D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 7: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Áp dụng PL. B. Sử dụng PL. C. Thi hànhPL. D. Tuân thủ PL. Câu 8: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. quy định phải làm. C. quy định cho làm. D. không cho phép làm. Câu 9: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. áp dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. sử dụng pháp luật D. thi hành pháp luật Câu 10: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. giáo dục phápluật. B. thực hiệnphápluật. C. phổ biếnphápluật. D. tư vấnphápluật. Câu 11: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật A. khuyến khích. B. cho phép làm. C. quy định phải làm. D. ép buộc tuân thủ. Câu 12: Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại bộ luật hình sự là vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. kỷ luật. D. hành chính. Câu 13: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây? A. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ. B. Ổn định ngân sách quốc gia. C. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật. D. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân. Câu 14: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ A. nhân thân. B. gia đình. C. tình bạn. D. xã hội. Câu 15: Theo quy định cúa pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm A. phải chịu trách nhiệmhànhchính. B. cần bảo lưu quan điểmcá nhân. C. phải chuyển quyền nhânthân. D. cần hủy bỏ mọi giao dịch dânsự. Câu 16: Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là loại vi phạm A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính. Câu 17: Công dân thi hành pháp luật khi A. ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. B. hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm. C. tìm hiểu thông tin nhân sự. D. sàng lọc giới tính thai nhi. Câu 18: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối
  4. A. sử dụng vũ khí trái phép. B. nộp thuế đầy đủ theo quy định. C. bảo vệ an ninh quốc gia. D. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. Câu 19: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 20: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Nuôi gia súc gây mất vệ sinh chung. B. Tự ý thay đổi kết cấu nhà đang thuê. C. Xóa bỏ dấu vết hiện trường gây án. D. Tự ý nghỉ việc. Câu 21: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Giao hàng không đúng hợp đồng. B. thay đổi kết cấu nhà đangthuê. C. Mua bán người qua biên giới. D. Sửdụngđiệnthoạikhilái xe. Câu 22: Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật kỉ luật? A. Thông báo lịch sản xuất vụ đông B. Tiếp nhận đơn tố cáo. C. Tổ chức hội nghị hiệp thương. D. Đánh bạc cùng nhân viên cấp dưới. Câu 23: Ông H đã không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng kinh tế với một công ty. Hành vi của ông H vi phạm pháp luật A. dân sự. B. hành chính. C. hình sự. D. kỉ luật. Câu 24: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò quản lí xã hội bằng pháp luật của nhà nước? A. Đăng nhập cổng thông tin quốc gia. B. Tự do đăng ký kết hôn theo quy định. C. Chấn chỉnh việc kinh doanh trái phép. D. Ca ngợi phong trào phòng chống dịch. Câu 25: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 26: Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính nghiêm minh. D. Tính thống nhất. Câu 27: Anh S đi xe máy nhưng không mang bằng lái xe. Cảnh sát giao thông đã xử phạt anh S. Hành vi của Cảnh sát giao thông là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính bắt buộc thực hiện. Câu 28: X vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính cưỡng chế. D. Tính quy phạm phổ biến.
  5. Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai khi trả lời câu hỏi tại sao quản lí xã hội bằng pháp luật là dân chủ và hiệu quả nhất? A. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất. B. Pháp luật do nhà nước ban hành. C. Pháp luật bảo đảm sức mạnh quyền lực của nhà nước. D. Pháp luật là phương tiện duy nhất quản lí xã hội. Câu 30: Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng kết luận chị K đã vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Ngoài ra chị còn có hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ. Chị bị tuyên phạt 5 năm tù và buộc phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt. Bản án mà chị K phải nhận thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 31: Căn vào các quy định của pháp luật về người có thu nhập cao nên ca sĩ X đã chủ động đến cơ quan thuế nộp thuế thu nhập cá nhân. Việc làm của ca sĩ X đã thể hiện đặc trưng nào củapháp luật ? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung . B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 32: Chủ một nhà hàng là anh M bị cơ quan chức năng xử phạt 10 triệu đồng vì có hành vi bán thuốc lá điện tử cho trẻ em và kinh doanh trái phép một số hàng hóa không có trong danh mục đăng ký kinh doanh. Việc xử phạt của cơ quan chức năng thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung . Câu 33: Luật Giáo dục quy định: “Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cở sở giáo dục, cơ sở quản lý giáo dục khen thưởng, trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật” thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 34: Công ty móc khóa DL đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Công ty DL đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ? A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật. Câu 35: Do giá nguyên liệu tăng, ông T giám đốc và ông K trưởng phòng đã ra lệnh cho tổ sản xuất phải tiết kiệm điện bằng cách ngừng máy xử lí khí thải, thải thẳng ra môi trường. Anh B điều hành máy không đồng ý nên ông T đã cho nghỉ việc. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật A. Ông T, anh B B. Ông T, anh B.C. Ông T, ông K . D. Anh B, ông K Câu 36: Vì muốn ghi lại khoảnh khắc ra đời của con trai, anh N đã trèo lên cửa sổ phòng mổ để quay phim bằng điện thoại di động. Các y, bác sĩ đã nhắc nhở. Anh N rất bực tức. Khi các y, bác sĩ từ phòng mổ đi ra, N cùng T (em trai) dùng đèn pin xông vào đánh hai bác sĩ bị trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Hành vi của N và T phải chịu trách nhiệm pháp lý nào? A. hành chính. B. kỷ luật. C. dân sự. D. hình sự.
  6. Câu 37: Công ty P và công ty Q ký hợp đồng mua sữa. Đúng hẹn, công ty P giao sữa đủ số lượng và chủng loại như hợp đồng đã ký với công ty Q. Tuy nhiên quá thời hạn 2 tháng công ty Q không thanh toán tiền cho công ty P. Trong trường hợp này, công ty Q đã có hành vi vi phạm A. kỉluật. B. hànhchinh. C. dânsư.̣ D. hìnhsự. ́ Câu 38: Cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ của anh H thường xuyên trả trực tiếp chất thải ra môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và canh tác nông nghiệp của bà con trong vùng. Sau khi xem xét, cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời tạm đình chỉ hoạt động để khắc phục hậu quả nên được bà con đánh giá cao. Việc làm kịp thời của cơ quan chức năng đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính quy phạm phổ biến Câu 39: Công ty sản xuất nước nước giải khát X đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo N đăng tin không đúng sự thật rằng nước giải khát của công ty X có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty X đã đề nghị báo N cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh. B. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. C. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân. Câu 40: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K, còn ông M cán bộ phòng cháy chữa cháy đã xử phạt 2 cửa hàng về hành vi chưa đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Ông M và ông H thực hiện chưa đúng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Phổ biến pháp luật. Câu 41: Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào của pháp luật? A. Xã hội. B. Giai cấp. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 42: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính cưỡng chế. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 43: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Nhận định này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính hiệu lực bắt buộc chung. Câu 44: Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông đường bộ là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
  7. Câu 45: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến. C. tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. tính cưỡng chế. Câu 46: Quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí A. dân chủ và cứng rắn nhất. B. hiệu quả và khó khăn nhất. C. dân chủ và hiệu quả nhất. D. hữu hiệu và phức tạp nhất. Câu 47: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 48: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 49: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 50: Những hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Xây dựng pháp luật. B. Ban hành pháp luật. C. Phổ biến pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 51: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 52: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi A. nguy hiểm cho xã hội. B. ành hưởng quy tắc quản lí. C. thay đổi quan hệ công vụ. D. tác động quan hệ nhân thân. Câu 53: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các A. quy tắc kỉ luật lao động. B. nguyên tắc quản lí hành chính. C. quy tắc quản lí của nhà nước. D. quy tắc quản lí xã hội. Câu 54: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và A. công vụ nhà nước. B. trao đổi hàng hóa. C. giao dịch dân sự. D. chuyển nhượng tài sản. Câu 55: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện là biểu hiện của A. vi phạm dân sự. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm pháp luật. D. vi phạm hành chính. Câu 56: Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Hình sự.
  8. Câu 57: Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Hiệu lực tuyệt đối. D. Khả năng đảm bảo thi hành cao. Câu 58: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải làm như thế nào để người dân biết được các quy định của pháp luật? A. Tuyên truyền quy chế đối ngoại. B. Sử dụng các biện pháp cưỡng chế. C. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật. D. Sử dụng các thủ đoạn cưỡng chế. Câu 59: Việc làm nào dưới đây thể hiện pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội? A. Kiểm tra các hoạt động kinh doanh của cá nhân. B. Tố cáo nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. C. Đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện hợp pháp. D. Đề nghị xem xét lại quyết định của cơ quan nhà nước. Câu 60: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tôn trọng pháp luật. Câu 61: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ chối kê khai thông tin dịch tễ. B. Ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. C. Hỗ trợ việc cấp đổi căn cước. D. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. Câu 62: Hành vi nào dưới đây thể hiện công dân sử dụng pháp luật? A. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt. B. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật. C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình . D. Anh A và chị B đến tòa án để li hôn. Câu 63: Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thay đổi nội dung di chúc. B. ủy quyền giao nhận hàng hóa. C. Xóa bỏ các loại cạnh tranh. D. Thu hồi giấy phép kinh doanh. Câu 64: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh. B. Từ chối nhận di sản thừa kế. C. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn. D. Tổ chức mua bán nội tạng người. Câu 65: Công chức, viên chức nhà nước vi phạm pháp luật kỉ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu quy trình tuyển dụng nhân sự. B. Đề xuất người giám hộ bị can. C. Công khai danh tính người tố cáo. D. Theo dõi việc khôi phục hiện trường. Câu 66: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự? A. Khai thác tài nguyên trái phép B. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn. C. Sản xuất pháo nổ trái phép. D. Hủy bỏ giao dịch dân sự.
  9. Câu 67: Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông đã xử phạt những người vi phạm để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong những trường hợp này pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Là công cụ để bảo vệ trật tự an toàn giao thông. B. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. C. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm. D. Là phương tiện để nhà nước trừng trị kẻ phạm tội. Câu 68: Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh P đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội. C. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân. D. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân. Câu 69: Người bị xử phạt hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 70: Cục thông tin và truyền thông đã quyết định xử phạt việc chị T đã có hành vi đăng tải lên trang cá nhân những thông tin trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức và hành vi của trẻ nhỏ.. Việc làm của cục thông tin và truyền thông thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính kỉ luật nghiêm minh. Câu 71: Công ty A chậm thanh toán đơn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận với công ty B và bị công ty B khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án xử lý vi phạm của công ty A là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính thực tiễn xã hội. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 72: Cơ quan chức năng tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất và phát hiện bà Q chủ nhà hàng X sử dụng thực phẩm đã hết hạn sử dụng, bốc mùi hôi thối và không có giấy phép kinh doanh. Bà Q bị xử phạt và thu hồi giấy phép kinh doanh. Việc xử phạt của cơ quan chức năng phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính bắt buộc thực hiện. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 73: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách giáo khoa lớp 6 và lớp 2, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H đã có văn bản chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính thực tiễn xã hội. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 74: Đoàn thanh tra của cục thuế tỉnh X lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty Y vì đã có hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Đoàn thanh tra đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
  10. C. Tuân thủ pháp luật. D. Xây dựng đường lối. Câu 75: Chủ một cửa hàng tạp hóa là bà K thường xuyên nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc về bán, đồng thời không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây? A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. Câu 76: Bà Lan mở cửa hàng bán đồ dùng học tập cho học sinh và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Vì cửa hàng kinh doanh hiệu quả nên bà đã mua thêm một số mặt hàng thực phẩm và quần áo về bán thêm. Qua kiểm tra, cơ quan nhà nước phát hiện vi phạm nên đã đình chỉ hoạt động và rút giấy phép kinh doanh cửa hàng của bà Lan. Trong trường hợp này bà Lan phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hành chính. B. Hình sự C. Kỷ luật. D. Dân sự Câu 77: Anh A làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh B trong vòng 2 ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào? A. Kỷ luật. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Hành chính. Câu 78: H hỏi các bạn của mình “Giả sử các bạn có anh trai đang đi làm mà bị xa thải không đúng pháp luật các bạn sẽ làm gì?” M nói “mình sẽ làm đơn khiếu nại lên giám đốc công ty”. Y nghe thế liền hỏi “bạn dựa vào đâu mà đòi đi khiếu nại?. Theo tớ pháp luật cho phép công dân tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm nên anh bạn H đi tìm việc khác là xong.” M chưa kịp trả lời Y thì K đứng cạnh lên tiếng rằng “dựa vào pháp luật”. Trong tình huống này những bạn nào đã dựa trên vai trò của pháp luật để bảo vệ quyền của công dân? A. K, H và Y. B. Y và H. C. M và K. D. M, H và Y. Câu 79: Trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo yêu cầu cả lớp 12A thảo luận về bản chất giai cấp của pháp luật. Mỗi bạn có một ý kiến khác nhau, H cho rằng: “Pháp luật chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền”. V nói: “Pháp luật Việt Nam chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân”. L lên tiếng: “Pháp luật của bất kì nhà nước nào cũng bảo vệ cho lợi ích của nhân dân lao động”. K cũng nêu ý kiến: “Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào, tuy nhiên, mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó”. Những ai dưới đây đã hiểu không đúng về bản chất giai cấp của pháp luật? A. L vàK. B. HvàK. C. H, Vvà L. D. H, VvàK. Câu 80: Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lí. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật? A. Anh K, ông L và anh X B. Anh K và anh X. C. Ông L và anh X. D. Anh X, chị H và chị P.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2