intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I NĂM 2023 – 2024 Tổ: Hóa học Môn: Hóa học 11 A. Kiến thức trọng tâm: 1. Cân bằng hóa học. 2. Cân bằng hóa học trong dung dịch. 3. Nitrogen và hợp chất B. Bài tập vận dụng. Câu 1: Chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là chất A. oxi hóa. B. điện phân. C. dễ tan. D. điện li. Câu 2: Chất nào dưới đây là chất điện li mạnh? A. HF. B. HCl. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 3: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh? A. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. B. HCl, H2CO3, Fe(NO3)3, NaOH. C. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2. Câu 4: Có các cặp dung dịch sau: (1) NaCl và AgNO3 ; (2) CaCO3 và HCl ; (3) Na2CO3 và HCl ; (4) NaOH và MgCl2 ; (5). BaCl2 và NaOH ; (6). BaCl2 và NaHCO3. Những cặp nào không xảy ra phản ứng là: A. 2, 4, 5, 6 B. 2, 4, 5 C. 2, 5, 6 D. 5, 6 Câu 5: Chất nào sau đây là base mạnh? A. NaOH. B. H2O. C. Al(OH)3. D. Cu(OH)2. Câu 6: Dung dịch nào sau đây có pH < 7? A. Na2SO4. B. HNO3. C. KOH. D. KCl. Câu 7: Dung dịch NaCl có môi trường A. acid. B. base. C. trung tính. D. kiềm. Câu 8: Dung dịch nào sau đây có môi trường base? A. Nước nguyên chất (pH = 7). B. Giấm ăn (pH = 3). C. Nước soda (pH = 9). D. Nước cam ép (pH = 4). Câu 9: Dãy chất nào sau đây là chất lưỡng tính ? A. Al(OH)3, H2O, KOH, NaNO3. B. NaHCO3, H2SO4, HCl, KHS. C. HCl, KHS, NaHCO3, Al(OH)3. D. H2O, KHS, NaHCO3, Al(OH)3. Câu 10: Một loại nước thải công nghiệp có pH = 3,5. Nước thải đó có môi trường A. trung tính. B. lưỡng tính. C. base. D. acid. Câu 11: pH của máu người nằm trong khoảng A. từ 1,2 tới 1,3. B. từ 5,4 tới 5,5. C. từ 7,3 tới 7,4. D. từ 11,5 tới 11,6.
  2. Câu 12: Cho các dung dịch sau (có cùng nồng độ mol): HCl, H2SO4, KOH, NaNO3. Thứ tự sắp xếp các dung dịch theo pH tăng dần là A. HCl, H2SO4, KOH, NaNO3. B. NaNO3, H2SO4, HCl, KOH. C. KOH, NaNO3, H2SO4, HCl. D. H2SO4, HCl, NaNO3, KOH. Câu 13:Cho các chất sau: NH4Cl, Al(OH)3, ZnCl2, (NH4)2CO3, NaHCO3, H2O, KHSO4. Số chất là chất lưỡng tính là: A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 14: Khi trộn V ml dung dịch HCl aM với V ml dung dịch NaOH bM, sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 12. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. a = b. B. a > b. C. a = 2b. D. a < b. Câu 15: Cẩm tú cầu là loài hoa được trồng nhiều nhất tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loại hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng: pH đất trồng 7 Hoa sẽ có màu Lam Trắng sữa Hồng Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ A. có màu trắng sữa. B. có màu hồng. C. có đủ cả 3 màu lam, trắng, hồng. D. có màu lam. Câu 16: Giá trị pH của dung dịch HCl 0,001M là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Dung dịch H2SO4 có pH = 2. Tính nồng độ của dung dịch H2SO4 A. 0,01M. B. 0,5M. C. 0,02M D. 0,005M. Câu 18: Thêm 200mL nước vào 300mL dung dịch HCl 0,1M thu được 500mL dung dịch. Tính pH của dung dịch đó A. 1,00. B. 1,13. C. 1,20. D. 1,22. Câu 19 : Cho 40ml dung dịch HCl 0,85M vào 160ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,08M ; KOH 0,04M . pH của dung dịch thu được bằng A. 2 B. 3 C. 12 D. 10 Câu 20 : Trộn 20ml dd KCl 0,05M với 20ml dd H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là: A. 2,1 B. 1,12 C. 3,2 D. 1,5 Câu 21: Trộn 100 mL dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 mL dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 13,0. B. 1,0. C. 1,2. D. 12,8. Câu 22. Trộn V1 lít dung dịch acid mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6. V 1 V 11 V 8 V 9 A. V1 = 1 B. V1 = C. V1 = 11 D. V1 = 10 2 2 9 2 2 Câu 23: Chuẩn độ là phương pháp dùng để
  3. A. xác định nồng độ của một chất trong dung dịch bằng một dung dịch khác đã biết nồng độ. B. xác định độ tan của một chất trong dung dịch bằng một dung dịch khác đã biết nồng độ. C. xác định khối lượng của một chất trong dung dịch bằng một dung dịch khác đã biết khối lượng chất tan. D. xác định thành phần nguyên tố của một chất trong dung dịch bằng một chất đã biết rõ công thức hóa học. Câu 24: Yếu tố nào sau đây không gây ra sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch nói chung ? A. Áp suất. B. Nồng độ. C. Nhiệt độ. D. Chất xúc tác. Câu 25: Phản ứng hóa học nào dưới đây được gọi là phản ứng thuận nghịch? A. HCl + NaOH → NaCl + H2O. B. CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O. C. H2 + I2 ⇌ 2HI. D. 2H2O2 → 2H2O + O2. Câu 26: Cho các cân bằng hóa học sau: N2 (g) + 3H2 (g) ⇄ 2NH3 (g) (1) H2 (g) + I2 (g) ⇄ 2HI(g) (2) 2SO2 (g) + O2 (g) ⇄ 2SO3 (g) (3) 2NO2 (g) ⇄ N2O4 (g) (4) Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Câu 27: Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2SO2(g) + O2(g) ⇄ 2SO3(g) ; ∆H < 0 Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi A. giảm nồng độ của SO2. B. tăng nồng độ của O2. C. tăng nhiệt độ lên rất cao. D. giảm áp suất của hệ. Câu 28: Trong phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g) ⇄ 2NH3(g) ; ∆H < 0. Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải A. giảm nhiệt độ và áp suất. B. tăng nhiệt độ và áp suất. C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất. Câu 29: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (g) + H2O (g) ⇄ CO2 (g) + H2 (g) ΔH < 0 Trong các yếu tố:(1) tăng nhiệt độ;(2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (1), (4), (5). Câu 30: Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2 A. tăng 9 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. tăng 3 lần Câu 31: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k); ∆H > 0 Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận nếu A. tăng áp suất và giảm nhiệt độ. B. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
  4. C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ. D. giảm áp suất và giảm nhiệt độ. Câu 32: Xét phản ứng xảy ra trong lò luyện gang: Fe2O3 (s) + 3CO(g) ⇌ 2Fe (s) + 3CO2 (g) với ∆rH < 0 Cho các yếu tố sau: (a) Tăng nhiệt độ. (b) Tăng nồng độ CO. (c) Tăng áp suất chung của hệ. (d) Tăng diện tích bề mặt của Fe2O3. Số yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33: Trong quá trình tổng hợp ammonia, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là: [N2] = 0,45 (M); [H2] = 0,14 (M); [NH3] = 0,62 M. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng . A. 10 B. 311,3 C. 502 D. 6 Câu 34: Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình kín dung tích 1 lít được giữ ở nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau: 2SO2 (g) + O2 (g) ⟶ 2SO3 (g) Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Hằng số cân bằng Kc của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên là A. 20. B. 25. C. 15. D. 10. Câu 35. Cho các chất: Na2S; Na2CO3; KOH; NH4Cl; Na2SO3; AlCl3. Có mấy chất có môi trường bazơ: A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 36: Muối nào dưới đây bị thủy phân trong nước thu được dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. KCl. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. K2SO4. Câu 37: Để khử chua đất, người ta thường A. bón vôi cho đất. B. bón HCl cho đất. C. bón H2SO4 cho đất. D. bón CaCO3 cho đất. Câu 38: Cho các chất: Al2(SO4)3; NH4HCO3; Na2CO3; NaHS; KHCO3 và (NH4)2CO3. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 39: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là : A. 5 B. 6 C. 4 D. 7 Câu 40: Nồng độ mol của ion OH- trong dung dịch Ba(OH)2 0,3M là A. 0,1M. B. 0,3M. C. 0,6M. D. 0,9M. Câu 41: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu? A. 0,32M. B. 0,1M. C. 0,23M. D. 1M. Câu 42: Một dung dịch chứa x mol Na+ , y mol Ca2+ , z mol HCO3 - , t mol Cl- . Hệ thức quan hệ giữa x, y , z, t được xác định là A. x + 2z = y + 2t. B. z + 2x = y + t. C. x + 2y = z + 2t. D. x + 2y = z + t. Câu 43: Dung dịch A chứa hai cation là Fe2+ : 0,1 mol và Al3+: 0,2 mol và hai anion là Cl- : x mol và SO4 2- : y mol. Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,6 và 0,1. B. 0,3 và 0,2. C. 0,5 và 0,15. D. 0,2 và 0,3 Câu 44: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là ? A. 0,03 và 0,02 B. 0,05 và 0,01 C. 0,01 và 0,03 D. 0,02 và 0,05
  5. Câu 45: Phân tử nitrogen có cấu tạo là A. N=N B. N≡N C. N-N D. N⟶N Câu 46: Khi có sấm chớp, nitrogen phản ứng với oxyen trong khí quyển sinh ra khí A. CO B. NO. C. SO2. D. CO2. Câu 47: Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen? A. Tạo khí quyển trơ (giảm nguy cơ cháy nổ….). B. Tổng hợp ammonia. C. Tác nhân làm lạnh (bảo quản thực phẩm, mẫu vật sinh học…) D. Sản xuất phân lân. Câu 48: Trong hợp chất nitrogen có các mức oxi hoá (đặc trưng) nào sau đây? A. -3, +3, +5. B. -3, 0, +3, +5. C. -3, +1, +2, +3, +4, +5. D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5. Câu 49: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí có thể được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm: Có thể sử dụng cách thu khí nào để thu được khí nitrogen? A. Chỉ cách 3. B. Cách 1 và cách 3. C. Chỉ cách 2. D. Cách 2 và cách 3. Câu 50. Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ không đổi. Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3 là: A. 3,125 B. 1,275 C. 6,75 D. 4,125 Câu 51. Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là: A. 37,5%. B. 25,0%. C. 50%. D. 75%. Câu 52. Cho vào bình kín 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một thời gian thấy tạo ra 0,3 mol NH3. Hiệu suất phản ứng được tổng hợp là: A. 75% B. 56,25% C. 75,8% D. 25% Câu 53. Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Nung nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là: A. 36%. B. 25%. C. 50%. D. 40%. Câu 54: Phát biểu không đúng là A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai. B. Khí NH3 nhẹ hơn không khí. C. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Khí NH3 tan nhiều trong nước. Câu 55: Tính chất hóa học của NH3 là A. tính base mạnh, tính khử. B. tính base yếu, tính oxi hóa. C. tính khử mạnh, tính base yếu. D. tính base mạnh, tính oxi hóa. Câu 56: Cặp dung dịch nào dưới đây có thể tác dụng với dung dịch NH3?
  6. A. HCl, NaCl. B. KNO3, H2SO4. C. Fe(NO3)3, AlCl3. D. Ba(NO3)2, HNO3. Câu 57: Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia? A. Dung dịch H2SO4 đặc. B. P2O5 khan. C. MgO khan. D. CaO khan. Câu 58: Cho sơ đồ: (X) + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O. Chất (X) trong sơ đồ là A. Fe. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. FeO. Câu 59: Kim loại tan hết trong HNO3 đặc, ở nhiệt độ thường là A. Fe. B. Al. C. Ag. D. Au. Câu 60: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Hiện tượng phú dưỡng là sự tích tụ lượng lớn chất dinh dưỡng (hợp chất nitrogen và hợp chất phosphorus) trong nguồn nước. B. Hiện tượng phú dưỡng làm giảm hàm lượng oxygen trong nước, gây ảnh hưởng xấu cho các loài sinh vật khác trong ao, hồ. C. Hiện tượng phú dưỡng làm thực vật như rong, rêu, tảo sinh sôi, tạo ra nhiều oxygen cho cá, sinh vật trong ao, hồ phát triển. D. Hiện tượng phú dưỡng gây ra nhiều tác động xấu tới hệ sinh thái, môi trường của ao, hồ. Câu 61: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 thu được 0,01 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là A. 1,35. B. 0,54. C. 0,27. D. 0,81. Câu 62: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) sinh ra chất khí? A. Fe(OH)3. B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe2(SO4)3. Câu 63. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 64: Hoà tan hết m gam kim loại Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 4,958 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc). Giá trị của m là A. 12,8 gam. B. 3,2 gam. C. 19,2 gam. D. 6,4 gam. Câu 65: Hòa tan 16,8 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 6,72. Câu 66: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 thu được 0,01 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là A. 1,35. B. 0,54. C. 0,27. D. 0,81. Câu 67: Hòa tan hoàn toàn 9,96 gam hỗn hợp X gồm Αl và Zn bằng dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được 3,9664 lít (đkc) khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp X bằng A. 47,79%. B. 52,21%. C. 78,31%. D. 21,69%. Câu 68: Hoà tan hoàn toàn 5,25 gam hỗn hợp kim loại Al và Zn bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 0,7437 lít (đkc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 21,99. B. 29,19. C. 10,65. D. 11,34.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0