intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kỳ 1 lớp 9 môn: Sinh học

Chia sẻ: Nguyễn Công Cao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

77
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương học kỳ 1 lớp 9 môn "Sinh học" cung cấp cho các bạn những kiến thức về nhiễm sắc thể, phát sinh giao tử và thụ tinh, cơ chế xác định giới tính, mối quan hệ giữa gen và ARN,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kỳ 1 lớp 9 môn: Sinh học

  1. ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC HK1 LỚP 9   Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ I/Tính đặc trưng của bộ NST  ­ Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và   kích thước  ­ Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng  ­ Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST chỉ chứa 1 NST cảu mỗi các cặp tương đồng  ­ Tế bào của mỗi loài sinh vật có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng II/Cấu trúc của NST  ­ Ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, NST có cấu trúc điển hình gồm 2 crômatit gắn với   nhau ở tâm động III/Chức năng của NST  ­ NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sựu tự  nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và  cơ thể   *Câu hỏi   1.Số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài ko?    ­ Số lượng NST trong bộ lưỡng bội ko phản ánh trình độ tiến hóa của loài   2.Nêu VD về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật    ­ Người       2n=46;   n=23    ­ Tinh tinh  2n=48;   n=24    ­ Ngô          2n=20;   n=10   3.Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?    ­ Ở kì giữa        Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH I/Sự phát sinh giao tử  ­ Quá trình phát sinh giao tử đực, giao tử cái:  ­ Giống: Các tế bào mầm (noãn nguyên bào và tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên  tiếp nhiều lần. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử  ­ Khác Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực ­ Noãn bào bậc 1 cho thể cực thứ nhất (nhỏ)   ­ Tinh bào bậc 1 giảm phân I cho 2 tinh bào  và noãn bào bậc 2 (lớn) bậc 2 ­ Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể  ­ Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2   cực thứ hai (nhỏ) và 1 tế bào trứng (lớn) tinh tử, các tinh tử ↑ thành tinh trùng ­ Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho   ­ Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4  2 thể  cực và 1 tế  bào trứng trong đó chỉ  có  tinh   trùng,   các   tinh  trùng   này  đều  tham  gia  trứng trực tiếp thụ tinh thụ tinh II/Thụ tinh  ­ Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực với 1 giao tử cái, về bản chất là sự  kết  hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử III/Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh  ­ Sự  phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ  tinh đã duy trì  ổn định bộ  NST đặc  trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. Đồng thời còn tạo ra nguồn biến dị  tổ hợp trong chọn giống và tiến hóa   *Câu hỏi
  2.   1.Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp   tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?    ­ Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân   2.Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn   định qua các thế hệ cơ thể    ­ Do sự phối hợp các ..(như trên).. qua các thế hệ cơ thể   3.Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên   cơ sở tế bào học nào?    ­ Nhờ quá trình giao phối, do phân li độc lập của các NST (trong hình thành giao tử) và tổ hợp   ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái (trong thụ tinh)     ­ Do sự  tổ  hợp lại các gen vốn có của tổ  tiên, bố  mẹ  làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc   chưa có ở các thế hệ trước   4.Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?    ­ Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái   5.Khi giảm phân và thụ  tinh, trong tế bào của 1 loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí   hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?    ­ Theo đề, ta có sơ đồ lai:           P:   Aa  x  Bb           G:   ab, aB, Ab, AB           F1:                   Giao tử Giao tử                    ♂ ab aB Ab AB              ♀ ab aabb aaBb Aabb AaBb aB aaBb aaBB AaBb AaBB Ab Aabb AaBb AAbb AABb AB AaBb AaBB AABb AABB        Bài 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH I/NST giới tính  ­ Ở tế bào lưỡng bội  + Có các cặp NST thường (A)  + Có 1 cặp NST giới tính:   • Tương đồng: XX   • Ko tương đồng: XY   ­ NST giới tính mang gen qui định những tính trạng liên quan và ko liên quan đến giới tính II/Cơ chế NST xác định giới tính  ­ Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử  và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh  ­ Sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y   có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2   loại tổ hợp XX và YY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1 : 1 ở đa số  loài III/Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính  ­ Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên  ngoài như hoocmôn, nhiệt độ, ánh sáng… ­ Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là điều khiển tỉ  lệ đực cái trong lĩnh vực chăn nuôi   *Câu hỏi
  3.   1.Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?    ­ Mẹ sinh ra 1 loại trứng: 22A+X    ­ Bố sinh ra 2 loại tinh trùng: 22A+X , 22A+Y    2.Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để  tạo hợp tử ↑   thành con trai hay con gái?    ­ Tinh trùng Y + trứng → con trai    ­ Tinh trùng X + trứng → con gái   3. Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh xấp xỉ là 1 : 1 ?     ­ Do 2 tinh trùng tạo ra với tỉ  lệ  ngang nhau và chúng tham gia thụ  tinh với xác suất ngang   nhau   4.Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường? NST giới tính NST thường ­ Thường tồn tại 1 cặp trong tế  bào lưỡng  ­ Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong   bội tế bào lưỡng bội ­ Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng ­ Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX)  hoặc ko tương đồng (XY) ­ Mang gen qui định tính trạng thường của cơ  ­ Chủ yếu mang gen qui định giới tính của cơ  thể thể   5.Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người    ­ Là sự phân li của ..(như trên).. quá trình thụ tinh   6.Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?    ­ Sai vì chỉ có con trai có NST Y quyết định giới tính nam, ở nữ ko có NST Y quyết định giới   tính nữ    7.Tại sao người ta có thể  điều chỉnh tỉ  lệ  đực : cái  ở  vật nuôi? Điều đó có YN gì trong   thực tiễn? (phần III)   8.Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào đảm bảo tỉ lệ đực   1 : 1 cái xấp xỉ 1 : 1?    ­ 2 loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương     ­ Xác suất thụ  tinh của 2 loại giao tử  đực (mang NST X và NST Y) với giao tử  cái tương   đương        Bài 15: ADN I/Cấu tạo hóa học của phân tử ADN  ­ Phân tử ADN được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, P   ­ ADN thuộc loại đại phân tử  có cấu tạo theo quy tắc đa phân mà đơn phân thuộc 4 loại   nuclêôtit A, T, G, X  ­ ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtit  ­ Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN  ­ Tính đa dạng và tính đặc thù của nuclêôtit là cơ sở phân tử  cho tính đa dạng và tính đặc thù  của các sinh vật II/Cấu trúc ko gian của phân tử ADN  ­ ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mặt // xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải,  ngược kim đồng hồ. Các nuclêôtit giữa 2 mặt liên kết với nhau = các liên kết hiđrô tạo thành  cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X. Mỗi chu kỳ xoắn dài 34Å gồm  10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20Å   *Câu hỏi   1.Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?    ­ Do trình tự sắp xếp và số lượng các nuclêôtit
  4.   2.Hệ quả của NTBS được biểu hiện ở những điểm nào?    ­ Do NTBS của từng cặp nuclêôtit đã đưa đến tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Vì vây, khi  biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit  trong mạch đơn kia    ­ Trong phân tử ADN số ađênin bằng số timin và số guanin bằng số xitôzin, do đó A + G = T +  X. Tỉ số (A+T)/(G+X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài   3.Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:                      ­ A – T – G – X – T – A – G – T – X ­         Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó                     ­ T – A – X – G – A – T – X – A – G –        Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I/ARN  ­ Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit thuộc 4 loại: A, U, G, X  liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn  ­ Tùy theo chức năng mà ARN được chia thành các loại:  + mARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp  + tARN có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin   + rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôn ­ nơi tổng hợp prôtêin II/ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào?  ­ ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và diễn ra theo NTBS. Do đó  trình tự các nuclêôtit trên mạch gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN   *Câu hỏi   1.Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của  gen?    ­ Giống với trình tự các loại đơn phân trên mạch khuôn nhưng theo NTBS, hay tương tự như  mạch bổ sung của mạch khuôn, trong đó T được thay = U   *Câu hỏi   1.Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trức của ARN và ADN ARN ADN ­ Là chuỗi xoắn đơn ­ Là chuỗi xoắn kép 2 mạch // ­ Có 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X ­ Có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X ­ Thuộc đại phân tử nhưng kích thước và khối  ­ Thuộc đại phân tử có kích thước và khối  lượng nhỏ hơn ADN lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu  đvC   2.Nêu bản chất của mỗi quan hệ theo sơ đồ gen →  ARN    ­ Trình tự các nuclêôtit trên mạch gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN   3.Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:            Mạch 1: ­ A – T – G – X – T – X – G –                                  |        |       |       |       |       |        |            Mạch 2: ­ T – A – X – G – A – G – X –      Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2               ­ A – U – G – X – U – X – G –   4.Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:                    ­ A – G – X – U – U – G – A – X –      Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên               Mạch khuôn:     ­ T – A – X – G – A – A – X – T – G –                                                    |       |        |       |       |       |       |        |       |               Mạch bổ sung:  ­ A – T – G – X – T – T – G – A – X ­
  5.        Bài 25: THƯỜNG BIẾN  I/Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường  ­ Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống dưới ảnh hưởng của môi  trường  ­ Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, ko di truyền được II/Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình  ­ Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường  ­ Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen  ­ Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng trực tiếp cảu môi trường III/Mức phản ứng  ­ Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hoặc nhóm gen) trước  môi trường khác nhau   ­ Mức phản ứng do kiểu gen quy định   *Câu hỏi   1.Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong các  yếu tố đó, yếu tố nào được xem như ko biến đổi?    ­ Phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường sống. Trong đó, kiểu gen được xem như ko biến đổi   2.Giới hạn năng suất giống lúa DR2 do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định?    ­ Kĩ thuật trồng trọt   3.Phân biệt thường biến với đột biến   Thường biến Đột biến ­ Là n~ biến đổi kiểu hình ko biến đổi trong  ­ Biến đổi ADN, NST biến đổi trong vật chất  vật chất di truyền di truyền nên di truyền được ­ Diễn ra đồng loạt, có định hướng ­ Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô  hướng ­ Ko di truyền được ­ Di truyền được ­ Có lợi ­ Đa số có hại, có khi có lợi   4.Cho ví dụ trên cây trồng về mức phản ứng    ­ VD: Giống lúa DR2 được tạo ra từ 1 dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa  gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, chỉ đạt 4,5 – 5 tấn/ha/vụ trong điều kiện  bình thường   5.Người ta đã vận dụng n~ hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số   lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng ntn?    ­ Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt kiểu hình tối đa    ­ Hạn chế n~ ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất    ­ Áp dụng kĩ thuật trồng trọt thích hợp    ­ Thay giống cũ = giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2