Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023
lượt xem 4
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023" dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2022 – 2023 Môn: Công nghệ nông nghiệp – Khối 10 (10/3 đến 10/7) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Với điều kiện trồng trọt và chăm sóc như nhau, giống cây trồng khác nhau thì: A. tốc độ sinh trưởng khác nhau, năng suất giống nhau. B. tốc độ sinh trưởng và năng suất giống nhau. C. tốc độ sinh trưởng và năng suất khác nhau. D. tốc độ sinh trưởng giống nhau, năng suất khác nhau. Câu 2. “Trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là môi trường hoà tan chất khoáng và chất dinh dưỡng” là vai trò của nhân tố nào? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Dinh dưỡng. D. Nước và độ ẩm. Câu 3. Kĩ thuật canh tác có vai trò gì đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng? A. Ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh. B. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp. C. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp. D. Giảm năng suất, nông sản chất lượng kém. Câu 4. Đất trồng có các thành phần cơ bản nào? A. Phần rắn, phần lỏng, phần khí, chất hữu cơ. B. Phần rắn, phần lỏng, phần khí, chất vô cơ. C. Phần rắn, phần lỏng, phần khí, sinh vật đất. D. Phần rắn, phần lỏng, phần khí, giun đất. Câu 5. Phần rắn của đất trồng có vai trò gì? A. Môi trường hoà tan các chất dinh dưỡng. B. Cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cây đứng vững. C. Có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của hệ rễ. D. Có vai trò cải tạo đất, phân giải tàn dư thực vật, động vật. Câu 6. Đất trồng có bao nhiêu thành phần cơ bản? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 7. Biện pháp cày không lật, xới đất nhiều lần được áp dụng để cải tạo cho loại đất nào? A. Đất chua. B. Đất mặn. C. Đất xám bạc màu. D. Đất phèn. Câu 8. “Sử dụng công thức luân canh, tăng vụ, trồng xen cây họ đậu” là biện pháp cải tạo loại đất nào? A. Đất chua. B. Đất mặn. C. Đất xám bạc màu. D. Đất phèn. Câu 9. Có bao nhiêu ý sau đây là ưu điểm của giá thể trấu hun? (1) Tơi, xốp. (2) Giữ nước, giữ phân tốt. (3) Có ít mầm bệnh. (4) Hàm lượng chất dinh dưỡng ít. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 10. Giá thể than bùn có ưu điểm gì? A. Giữ ẩm tốt, giữ chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. C. Hàm lượn kali lớn giúp cây cứng cáp, chống rét. D. Thoát nước nhanh, tăng cường hoạt động của vi sinh vật. Câu 11. Cho thứ tự sau: (1). Thu gom, tập kết nguyên liệu. (2). Phối trộn, ủ với chế phẩm vi sinh vật. (3). Kiểm tra chất lượng, đóng gói, sử dụng.
- (4). Xử lí nguyên liệu. Thứ tự qui trình sản xuất các giá thể hữu cơ là: A. (1) (2) (3) (4). B. (1) (4) (3) (2). C. (1) (3) (2) (4). D. (1) (4) (2) (3). Câu 12. Trong phân bón có các chất dinh dưỡng chính nào sao đây? A. Đạm (N), Canxi (Ca), Lân (P). B. Đạm (N), Lân (P), Magie (Mg). C. Đạm (N), Lân (P), Kali (K). D. Lân (P), Kali (K), Magie (Mg) Câu 13. Cho các ý sau: (1) Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. (2) Tăng năng suất và chất lượng nông sản. (3) Tăng thu nhập. (4) Cải tạo đất. (5) Làm đất bị chua hoá (6) Tăng sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh. Những ý nào sau đây đúng về vai trò của phân bón? A. (1), (3), (5), (6) B. (1), (2), (4), (6) C. (1), (2), (4), (3) D. (1), (2), (3), (4) Câu 14. Những loại phân nào dưới đây thuộc nhóm phân hữu cơ? A. Phân chuồng, phân lân, phân xanh. B. Phân chuồng, phân xanh, phân rác. C. Phân bùn, phân vi sinh cố định đạm, phân xanh. D. Phân bùn, phân đạm, phân vi sinh phân giải chất hữu cơ. Câu 15: Phân bón hóa học có đặc điểm nào sau đây? A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. C. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. D. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Câu 16. Phân hữu cơ có đặc điểm nào sau đây? A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. C. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. D. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Câu 17. Phân vi sinh vật không có đặc điểm nào sau đây? A. Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định. B. An toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và môi trường. C. Không làm hại đất và có tác dụng cải tạo đất. D. Dễ hoà tan, cây dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh. Câu 18. Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón lót? A. Đạm B. Kali C. Lân D. NPK. Câu 19. Loại phân nào sau đây vừa dùng để thúc vừa dùng để bón lót? A. Đạm B. Kali C. Lân D. NPK. Câu 20. Để tránh hiện tượng đất bị chua thì nên dùng loại phân bón nào sau đây? A. Phân hữu cơ. B. Đạm. C. NPK. D. Kali. Câu 21. Nội dung nào sau đây đúng nguyên lí sản xuất phân bón vi sinh sử dụng trong trồng trọt?
- A. Nhân giống vi sinh vật đặc hiệu, sau đó trộn với chất phụ gia để tạo ra phân bón vi sinh vật. B. Ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm phân bón có giá trị, phục vụ đời sống sản xuất trồng trọt. C. Những sản phẩm phân bón chứa một hay nhiều giống vi sinh vật không gây độc hại cho sức khoẻ của con người, vật nuôi, cây trồng; không làm ô nhiễm môi trường sinh thái. D. Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu. Sau đó xử lí , loại bỏ tạp chất và phối trộn, ủ sinh khối để tạo ra sản phẩm phân bón vi sinh vật.
- Câu 22. Trong sản xuất phân bón vi sinh yếu tố nào là quan trọng nhất? A. Chất nên. B. Chủng vi sinh vật đặc hiệu. C. Nhân giống VSV. D. Phối trộn. Câu 23. Các thành phần nào sau đây thuộc phân bón vi sinh vật phân giải chất hữu cơ ? 1. Than bùn. 2. Xác thực vật. 3.Nguyên tố khoáng. 4.Vi sinh vật cộng sinh Rhizobium. 5.Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. A. 1,2,3,4. B. 2,3,5. C. 1,2,3,5. D. 3,4,5 Câu 24. Nhóm vi sinh vật nào sau đây thường dùng để sản xuất phân Azogin bón cho cây lúa? A. Rhizobium. B. Azotobacter. C. Azospirillum. D. Clostridium. Câu 25. Giống cây trồng có vai trò nào sau đây? A. Quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng kháng sâu bệnh. B. Quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng chống chịu. C. Tăng khả năng kháng sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu. D. Quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng kháng sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu. Câu 26. Giống cây trồng là gì? A. Là một quần thể đồng nhất về mặt hình thái, có giá trị kinh tế nhất. B. Là một quần thể không đồng nhất về mặt hình thái, có giá trị kinh tế nhất. C. Là một quần thể đồng nhất về mặt hình thái, không có giá trị kinh tế. D. Là một quần thể không đồng nhất về mặt hình thái, không có giá trị kinh tế. Câu 27. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp thường áp dụng đối với loại cây trồng nào sau đây? A. Cây tự thụ phấn và cây giao phấn. B. Cây giao phấn và cây biến đổi gene. C. Cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn. D. Cây biến đổi gene và cây tự thụ phấn. Câu 28. Phương pháp chọn lọc cá thể thường áp dụng đối với loại cây trồng nào sau đây? A. Cây tự thụ phấn. B. Cây giao phấn. C. Cây nhân giống vô tính. D. Cây biến đổi gene. Câu 29. Trong qui trình sản xuất hạt giống, cấp cuối cùng của giống và được dùng để sản xuất đại trà gọi là: A. giống xác nhận. B. giống siêu nguyên chủng. C. giống nguyên chủng. D. giống tác giả. Câu 30. Trong qui trình sản xuất hạt giống, giống siêu nguyên chủng được sản xuất từ cấp giống nào? A. giống xác nhận. B. giống siêu nguyên chủng. C. giống nguyên chủng. D. giống tác giả. Câu 31. Trước khi bón phân hữu cơ, cần phải A. ủ hoai. B. trộn vào hạt C. trộn vào cát D. tẩm vào rễ. Câu 32. Phân vi sinh được sử dụng như thế nào? A. Phun lên lá hoặc vào đất. B. Trộn vào hạt hoặc vào rễ C. Trộn vào cát hoặc vào lá. D. Tẩm vào hạt, rễ hoặc bón trực tiếp vào đất. II. PHẦN TỰ LUẬN - Đề xuất một số loại cây trồng, phân bón phù hợp với vùng đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu. - So sánh các biện pháp sử dụng và bảo quản phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh. - Mô tả cách tiến hành của phương pháp tạo giống bằng phương pháp lai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6
9 p | 95 | 8
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Vật lí lớp 10 - Trường THCS&THPT Như Thanh, Thanh Hóa
7 p | 20 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên
12 p | 47 | 5
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngô Quyền
8 p | 16 | 4
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế
14 p | 15 | 3
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
26 p | 15 | 3
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Toán 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Võng Xuyên, Hà Nội
6 p | 18 | 3
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Toán 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm
4 p | 24 | 3
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế
15 p | 14 | 3
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
8 p | 14 | 3
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Đình Phùng
7 p | 20 | 3
-
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 26 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 7 năm 2017-2018 - Trường THCS Hòa Ninh
8 p | 42 | 3
-
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
24 p | 53 | 2
-
Đề cương ôn tập cuối năm môn GDCD lớp 10 năm 2015-2016
3 p | 86 | 2
-
Đề cương ôn tập cuối năm môn Công nghệ lớp 11 - THPT Hùng Vương
2 p | 77 | 2
-
Đề cương ôn tập cuối năm môn Công nghệ lớp 10 - THPT Hùng Vương
1 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn