Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên
lượt xem 5
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 20202021 Phần I: Văn bản Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản: 1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài 2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi 3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh 4. Vượt thác – Võ Quảng 5. Buổi học cuối cùng – Anphôngxơ Đôđê 6. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ 7. Lượm – Tố Hữu 8 Cô Tô – Nguyễn Tuân 1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài Giá trị nội dung • Bức chân dung tự họa của Dế Mèn còn là biểu tượng cho tuổi trẻ, cho sự nông nổi xốc nổi của bản thân khi chưa thực sự trưởng thành. • Từ sai lầm của Dế Mèn chúng ta còn rút ra bài học cho chính bản thân mình: phải luôn quan tâm, giúp đỡ người xung quanh, không được có thói kiêu căng tự phụ, xốc nổi không chỉ gây ảnh hưởng đến chính mình mà còn làm hại những người khác. Giá trị nghệ thuật • Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,… • Cách kể chuyện hấp dẫn theo ngôi thứ nhất, vốn ngôn từ phong phú, sinh động, lối nói dân dã “nghèo sức quá” “nói thẳng thừng” … • Miêu tả tài tình, mượn câu chuyện về loài vật để gửi gắm bài học loài người. 2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi Giá trị nội dung: Đoàn Giỏi đã xây dựng lên một bức tranh thiên nhiên nơi sông nước Cà Mau với vẻ đẹp phóng khoáng, hùng vĩ, hoang sơ, rộng lớn của vùng đất lắm sông nhiều kênh rạch, tên gọi những địa danh gắn 1
- liền với đặc trưng độc đáo của vùng đó vô cùng giản dị, tự nhiên, độc đáo. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất cực Nam Tổ quốc. Giá trị nghệ thuật: • Ngôi kể chuyện thứ nhất xưng "tôi" giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực. • Vận dụng linh hoạt mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau. • Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh... nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm. 3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh Giá trị nội dung: Vẻ đẹp của cô em gái Kiều Phương và sự thức tỉnh của người anh nhắn nhủ chúng ta rằng hãy tự nhìn lại bản thân những bài học ý nghĩa: • Lòng nhỏ nhen, ích kỉ, ghen tị, đố kị là một thói xấu cần loại bỏ trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt trước mỗi thành công hay tài năng của người khác, ta cần có cách ứng xử đúng đắn để nhận được sự trân trọng và niềm hạnh phúc chân thật. • Lòng nhân hậu và sự độ lượng của người khác cũng là một liều thuốc tinh thần quý giá giúp chúng ta tự nhận thức được những thiếu sót của bản thân và tự biết vươn lên hoàn thiện nhân cách. Giá trị nghệ thuật: • Ngôi kể thứ nhất → giọng điệu hồn nhiên, chân thực. • Lối kể hồn nhiên này đã góp phần tạo độ tin cậy và tính chân thực cho người đọc. Đặc biệt trong truyện tác giả đã miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật. Người đọc như được hóa thân thành nhân vật qua từng câu chữ của tác giả. 4. Vượt thác – Võ Quảng Giá trị nội dung: Từ hành trình vượt thác gian nan, tác giã đã khắc họa ra bức tranh thiên nhiên nơi vùng sông nước rộng lớn, hùng vĩ, bao la, bát ngát. Nhưng rồi dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh con người nổi bật trong khung cảnh sông nước khắc nghiệt từ đó ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp phóng khoáng, khỏe mạnh, dũng cảm, thông minh, lại vô cùng khiêm 2
- nhường của con người, nổi bật ở đây là hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư. ⇒ Trân trọng, ngợi ca tính cách, phẩm chất của con người lao động Việt Nam nói chung. Giá trị nghệ thuật: • Nghệ thuật miêu tả kết hợp với các biện pháp so sánh, nhân hóa, cách thay đổi điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động, trí tưởng tượng phong phú,…. • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc miêu tả cảnh vật và hành động của con người. 5. Buổi học cuối cùng – Anphôngxơ Đôđê Giá trị nội dung: Buổi học cuối cùng này, không chỉ đơn thuần là buổi học tiếng Pháp cuối ở mảnh đất Andát mà đúng hơn nó là một buổi học đầy ý nghĩa và cảm động về lòng yêu và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là tấm lòng tự tôn, yêu hòa bình nước nước thiết tha mà thầy Hamen muốn truyền thụ cho học trò của mình. Sự thức tỉnh của nhân vật Phrăng chính là minh chứng cho sự thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa của ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân Pháp, cũng như niềm tin vào một tương lai nước Pháp lại thống nhất mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả. Giá trị nghệ thuật: • Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. • Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc. • Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng. 6. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ Giá trị nội dung: Qua bài thơ ta không chỉ thấy tấm lòng yêu thương, kính trọng của anh đội viên đối với Bác. Mà còn thấy được chân dung sáng ngời của vị lãnh tụ vĩ đại với tấm lòng quan tâm, yêu thương sâu sắc nhân dân, bộ đội. Giá trị nghệ thuật: 3
- • Thể thơ năm chữ, cách gieo vần phù hợp với lối tự sự, kết hợp hài hòa giữa miêu tả, kể và biểu cảm. • Sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ so sánh, kết hợp với nhiều từ láy, từ tượng hình. • Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động. 7. Văn bản Lượm – Tố Hữu *. Giá trị nghệ thuật Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. * Giá trị nội dung Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. 8. Văn bản Cô Tô – Nguyễn Tuân * Giá trị nội dung Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô * Giá trị nghệ thuật Ngôn ngữ điêu luyện, độc đáo Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc Sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,… Phần II: Tiếng Việt Nhận diện và thực hành: 1. So sánh (Khái niệm, cấu tạo, các kiểu so sánh, tác dụng) 2. Nhân hóa (Khái niệm, các kiểu nhân hóa, tác dụng) 3. Ẩn dụ (Khái niệm, các kiểu ẩn dụ, tác dụng) 4
- 4. Hoán dụ (Khái niệm, các kiểu hoán dụ, tác dụng) 5. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ 1. So sánh (Khái niệm, cấu tạo, các kiểu so sánh, tác dụng) So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: • Vế A (nếu lên sự vật, sự việc được so sánh) • Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A). • Từ ngữ chỉ phương diện so sánh • Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là so sánh) Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều: Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt. Có hai kiểu so sánh: • So sánh ngang bằng. • So sánh không ngang bằng. Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 2. Nhân hóa (Khái niệm, các kiểu nhân hóa, tác dụng) Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là : • Dùng những từ vốn có gọi người để gọi vật. • Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. • Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. 3. Ẩn dụ (Khái niệm, các kiểu ẩn dụ, tác dụng) 5
- Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là: • Ẩn dụ hình thức • Ẩn dụ cách thức • Ẩn dụ phẩm chất • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 4. Hoán dụ (Khái niệm, các kiểu hoán dụ, tác dụng) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 5. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ a. Giống nhau Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác. Cùng dựa trên quy luật liên tưởng. Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc. b. Khác nhau Cơ sở liên tưởng khác nhau: • Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng? 6
- Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ. thuyền người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại di động) bến người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại cố định) • Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận (gẫn gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề. Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc Phần III: Tập làm văn I/ Những kiến thức cơ bản. 1/ Những dạng văn miêu tả thường gặp: Tả đồ vật, loài vật, cây cối: cây bàng, cây tre, cây phượng..., con gà trống, con mèo, ngôi nhà, quyển sách.... Tả người: + Tả chân dung con người: em bé, cụ già... + Tả người trong trạng thái hoạt động nhất định: em bé đang tập đi tập nói, cô giáo đang cặm cụi soạn bài.... Tả người trong một tâm trạng nhất định: tả mẹ khi em bị ốm, em gái khi được phần thưởng.... Tả cảnh: +Tả cảnh thiên nhiên: cánh đồng lúa, một đêm trăng, một dòng sông.... + Tả cảnh sinh hoạt: một đêm biểu diễn văn nghệ, một phiên chợ tết, một buổi lao động... Miêu tả sáng tạo 2/ Trình tự trong văn miêu tả: + Thời gian. + Không gian. + Trình tự khác: theo đặc điểm tính chất của đối tượng miêu tả... 3/ Ngôn ngữ trong văn miêu tả: 7
- + phong phú, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn., sử dụng các động từ, tính từ, nghệ thuật so sánh, nhân hóa... + Chính xác. + Có sức liên tưởng, khả năng khơi gợi trí tưởng tượng. + Cách sắp xếp ngôn ngữ trong văn miêu tả phải sáng tạo, linh hoạt... 4/ Yếu tố trữ tình trong văn miêu tả: Bên cạnh cái hiện thực của đối tượng miêu tả là thái độ, tấm lòng, sự rung động của người viết về đối tượng ấy. 5/ Các kĩ năng khi làm văn miêu tả. + Kĩ năng quan sát, ghi chép. + Kĩ năng tưởng tượng. + Kĩ năng so sánh. +Kĩ năng nhận xét. 6/ Những chú ý cho từng kiểu bài văn miêu tả. a/ Tả đồ vật, loài vật, cây cối. Chọn trình tự miêu tả từ bao quát đến cụ thể (Tả loài vật, cây cối có thể theo quá trình trưởng thành của đối tượng theo các giai đoạn). Khi miêu tả phải chú ý đến công dụng, ý nghĩa của chúng cũng như mối quan hệ giữa chúng với con người. - Kết hợp tả thực với các hình ảnh liên tưởng. b/ Tả cảnh. Tả cảnh thiên nhiên: có thể chọn trình tự: thời gian, không gian, số lượng cảnh... Ngoài việc tả bao quát toàn cảnh, cần tìm những chi tiết hình ảnh tiêu biểu . Tả cảnh sinh hoạt: nên tả theo trình tự thời gian và trình tự hoạt động của các đối tượng c/ Tả người: Xác định rõ đối tượng miêu tả để chọn hình ảnh tả cho phù hợp (cô giáo, công nhân, bộ đội, nông dân...) Xác định yêu cầu cụ thể của từng đề (tả chân dung, tả người gắn với hoạt động, gắn với tâm trạng thái độ...) 8
- Chú ý ngôn ngữ tượng hình, tượng thanh, NT so sánh... Một số đề văn Đề 1. Hãy tả cảnh quê em vào một ngày đẹp trời DÀN Ý a. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...). b. Thân bài: *. Tả bao quát: Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....). *. Tả chi tiết: Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng). Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh. Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi. Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ. Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè. c. Kết luận: Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả. ĐỀ 2: Tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ I. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu đối tượng: Cơn mưa rào Tuổi thơ tôi thật trọn vẹn với bảy sắc cầu vồng lấp lánh, với ánh nắng vàng rực rỡ, những buổi bình minh và hoàng hôn bên lũy tre làng, và cả những cơn mưa rào bất chợt nữa. Tôi yêu lắm những cơn mưa ấy. II. Thân bài 1. Trước cơn mưa rào 9
- Trời mùa hạ nóng nực như một lò nung khổng lồ. Ngoài đường, ai nấy đi đều trùm kín mít, chỉ mong có được những chỗ râm, có một thứ gì làm dịu bớt đi cái nóng này. Ông mặt trời đang kiêu hãnh với ánh sáng chói chang bỗng bị che ất bởi những đám mây xám xịt ùn ùn từ đâu kéo tới. Trong phút chốc, bầu trời chỉ là một màu xám xịt, tối sầm lại. Rồi những cơn giông kéo đến, rất nhanh. Những luồng gió mát lạnh mang theo hơi thở, mùi của đất, cát phả trực tiếp vào mặt những người đi đường. Những người đi đường vội chạy đi tìm một chỗ trú. Quần áo, đồ đạc đang phơi vội vã được xu dọn vào trong nhà. Hạt mưa đầu tiên rơi xuống. 2. Trong cơn mưa rào a) Thiên nhiên, cảnh vật Những hạt mưa thi nhau nhảy xuống, nhẹ tâng, tiếp đất như những đứa bé tinh nghịch đang chơi nhảy dù thật vui nhộn và đáng yêu quá. Những hạt mưa đầu tiên nhanh chóng bị mặt đất khô cằn, “đói khát” nuốt chửng không một tung tích, chỉ còn lại một tiếng “xèo”. Những hạt mưa đan xen nhau, giăng mình thành một màn áo giáp bạc rất cứng rắn mà không ai dám băng mình đến để vây phá. Tiếng mưa ào ào ngoài trời, lách tách trên lá, lộp bộp trên mặt ao và ầm ầm trên mái phiên. Mặt đất ấy bấy lâu cạn kiệt, héo mòn nay đã được ngập tràn trong niềm vui, đón lấy sự sống, đang cảm nhận từng thớ đất được hồi sinh một lần nữa. Những cành cây, lá cây không ngớt reo vui, hát ca trong gió. Nước mưa làm trôi đi lớp áo bạc phếch vì bụi, cho những chiếc lá trở lại với màu xanh tươi mát. Ngoài ruộng, bên ao, tiếng những chú ếch nhái kêu không ngớt. Ngay cả những chú gà, chú chó đang trú trong chuồng cũng kêu lên như đang reo vui. 10
- b) Con người Những đứa sợ bị ba mẹ mắng, ngồi sát ra bậc thềm, lấy tay hứng nước mưa. Chúng lại đưa nước vào miệng để nếm thử mùi vị nước mưa. Lũ trẻ chúng tôi không ngại ngần ra chiến đấu với những giọt nước. Con đường rộng lớn, chỉ còn lũ chúng trẻ và mưa. Chúng gọi nhau, chúng cười đùa, nhảy múa trong mưa. Tiếng mưa át hết tiếng chúng nhưng nghe có vẻ rất vui. Những người lớn đứng ở lán trú mưa, người lắc đầu, lo lắng; có người lại mỉm cười. 3. Sau cơn mưa rào Cũng như khi đến, cơn mưa đi không báo trước. Những hạt nước biến mất không lời tạm biệt. Cây cối, mặt đất được sống lại một lần nữa. Khắp các ao hồ và sông một màu đỏ ngầu như vừa mới khóc do đất đỏ ở trên theo mưa trôi xuống. Đàn gà lại theo mẹ ra vườn kiếm ăn, giầm lên những ngọn cỏ xanh mướt, còn ướt đẫm. Đường lại đông đúc trở lại. Mặt ai nấy không còn khó chịu nữa, đều dịu nhẹ và tươi cười. III. Kết bài Nêu cảm nghĩ, tình cảm bản thân Những cơn mưa chợt đến chợt đi đem lại gương mặt mới cho con người và cảnh vật. Nó cũng để lại những kỉ niệm đẹp trong tôi nữa. Đề 3. Tả người thân mà em yêu quý nhất DÀN Ý TẢ MẸ a. Mở bài: Giới thiệu về mẹ Tình cảm chung về mẹ b. Thân bài: * Giới thiệu bao quát Miêu tả về ngoại hình 11
- • Mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt • Nước da mẹ không trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình * Miêu tả về tính tình, thái độ, sở thích, công việc • Mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người • Khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở * Đan xen kể kỉ niệm giữa mình và mẹ * Biểu cảm trực tiếp c. Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm về mẹ Lời hứa hẹn Đề 4: “H·y t¶ l¹i h×nh ¶nh mÑ ©n cÇn ch¨m sãc em trong nh÷ng ngµy em bÞ èm”. Dµn ý tham kh¶o: - MB: Nªu lÝ do em bÞ èm hoÆc nªu c¶m nhËn cña em vÒ h×nh ¶nh ngưêi mÑ th©n yªu cña m×nh. - TB: H×nh ¶nh vÒ mÑ sau nh÷ng ngµy em bÞ èm hoÆc n»m viÖn. - H×nh ¶nh vÒ ®«i m¾t mÑ hiÒn tõ, nh©n hËu, giµu lßng yªu thư¬ng vµ nh÷ng c¶m nhËn cña em vÒ ®«i m¾t Êy. - H×nh ¶nh vÒ ®«i bµn tay mÑ n©ng ®ì ch¨m sãc em trong nh÷ng ngµy em bÞ èm vµ nh÷ng c¶m nhËn cña em vÒ ®«i bµn tay Êy. - Nh÷ng h×nh ¶nh kh¸c vÒ ngưêi mÑ th©n yªu mµ em nhËn thÊy ®ưîc trong nh÷ng ngµy em bÞ èm. + NÐt mÆt + Cö chØ + Hµnh ®éng. - KB: Kh¼ng ®Þnh t×nh yªu thư¬ng cña mÑ ®èi víi em. Và t×nh c¶m cña em dµnh cho mÑ. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn