Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
lượt xem 3
download
Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây. Hi vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ kiểm tra sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
- NGÂN HÀNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ ĐỊA LÍ 10 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1.Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng A. phương pháp chấm điểm B. phương pháp đường đẳng trị C. phương pháp kí hiệu. D. phương pháp đường chuyển động. Câu 2. Phương pháp kí hiệu thể hiện được A. Hướng di chuyển của các hiện tượng. B. Vị trí và quy mô của các hiện tượng. C. Sự phân bố không đều cảu các hiện tượng. D. Sự thay đổi đều đặn và liên tục của các hiện tượng. Câu 3. Để thể hiện giá trị tổng cộng của hiện tượng địa lí trên một lãnh thổ, người ta thường dùng phương pháp A. đường đẳng trị. B. kí hiệu. C. chấm điểm. D. bản đồ biểu đồ. Câu 4. Để thể hiện các mỏ khoáng sản trên bản đồ người ta thường sử dụng phương pháp A. kí hiệu chữ (1). B. kí hiệu hình học (2). C. kí hiệu tượng hình (3). D. cả (1) và (2). Câu 5. Dải Ngân Hà là A. một bộ phận nhỏ của Vũ Trụ bao la vô tận. B. một thiên hà trong vô số thiên hà của vũ trụ. C. thiên hà có chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó. D. một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện tử. Câu 6. Thiên thể nào sau đây đúng nghĩa là một ngôi sao? A. Mặt Trời. B. Trái Đất. C. Thủy Tinh. D. Hỏa Tinh. Câu 7. Hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất trong Hệ Mặt Trời là A. Diêm Vương tinh. B. Thủy tinh. C. Hỏa tinh. D. Trái Đất.
- Câu 8. Khoảng cách 149 579 892km là A. một đơn vị thiên văn. B. chu vi của Trái Đất. C. khoảng cách từ Mặt Trời đến hành tinh ngoài cùng. D. chiều dài quỹ đạo của Hệ Mặt Trời. Câu 9. Hai hành tinh có hướng tự quay quanh trục ngược hướng tự quay của các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời A. Trái Đất và Hỏa Tinh. B. Thủy Tinh và Kim Tinh. C. Hải Vương Tinh và Thiên Vương tinh. D. Kim tinh và Thiên Vương tinh. Câu 10. Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng được xem là A. thiên thạch. B. vệ tinh. C. tiểu hành tinh. D. sao chổi. Câu 11. Hệ thống nào có quy mô lớn nhất? A. Thiên Hà. B. Ngân Hà. C. Hệ Mặt Trời. D. Vũ Trụ. Câu 12. Quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nhưng chỉ sử dụng 1 múi giờ A. Nga. B. Hoa Kì. C. Canađa. D. Trung Quốc. Câu 13. Quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và có nhiều múi giờ nhất trên thể giới là A. Nga. B. Hoa Kì. C. Canađa. D. Trung Quốc. Câu 14. Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, vận tốc của Trái Đất A. luôn luôn không đổi và bằng 29,8km/s. B. khi gần Mặt Trời vận tốc lớn, lúc xa Mặt Trời vận tốc bé. C. khi gần Mặt Trời vận tốc bé, lúc xa Mặt Trời vận tốc lớn. D. thay đổi theo từng vị trí tên quỹ đạo và mối tương quan với các hành tinh khác. Câu 15. Yếu tố nào sau đây có ý nghĩa quyết định đến sự sống trên Trái Đất? A. Trái Đất có hình khối cầu. B. trục Trái Đất nghiêng khi chuyển động trên quỹ đạo. C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời và tôc độ tự quay quanh trục hợp lí.
- D. vận tốc của trái Đất không đều khi quay trên quỹ đạo. Câu 16. Giờ địa phương là A. giờ của một địa phương so với giờ GMT. B. giờ thực của kinh tuyến tại nơi đó. C. giờ Mặt Trời đi qua thiên đỉnh ở một nơi. D. giờ của múi giờ tại nơi đó so với giờ GMT. Câu 17. Nơi nào sau đây ở nước ta thời gian giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn nhất trong một năm? A. Hà Nội (21 độ Bắc). B. Đà Nẵng (16 B). C. Cà Mau (8 34’B). D. Hà Giang (23 độ 22’B). Câu 18. Nơi nào sau đây ở nước ta mỗi năm Mặt Trời chỉ lên thiên đỉnh một lần? A. Hà Nội (21 độ Bắc). B. Đà Nẵng (16 B). C. không có nơi nào. D. Hà Giang (23 độ 22’B). Câu 19: Hệ Mặt Trời bao gồm A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi ,khí. B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh mặt trời, các đám bụi, khí. C. rất nhiều Thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,… ) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ. D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh ,khác đám bụi, khí. Câu 20. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là do A. quỹ đạo của Trái Đất có hình Elip, mà Mặt Trời ở vị tí tiêu điểm. B. khi di chuyển trêm quỹ đạo trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng. C. vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo không đều. D. tất cả các lí do trên. Câu 21. Mùa xuân kéo dài từ 213 đến 226. Điều này chỉ đúng với A. các nước ở Bán cầu Bắc. B. các nước ở Bán cầu Nam.
- C. các nước ở trong vùng nội chí tuyến. D. các nước theo dương lịch ở Bán cầu Bắc. Câu 22. Ở vòng cực Bắc, mỗi năm chỉ có 1 ngày có thời gian chiếu sáng dài 24h, đó là ngày A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12. Câu 23. Trong năm, ngày và đêm luôn luôn bằng nhau. Đó là hiện tượng diễn ra ở A. hai cực. B. xích đạo. C. cực. D. chí tuyến. Câu 24. Ở bán cầu Bắc, vào mùa xuân, A. ngày ngắn hơn đêm nhưng khi Mặt Trời ngày càng gần Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm ngắn dần. B. ngày ngắn hơn đêm nhưng khi Mặt Trời ngày càng gần chí tuyến Nam thì ngày càng ngắn, đêm càng dài. C. ngày dài hơn đêm song ngày càng dài đêm càng ngắn khi Mặt Trời ngày càng gần chí tuyến Bắc. D. ngày dài hơn đêm nhưng khi Mặt Trời ngày càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Câu 25. Nơi có 6 tháng là ngày, 6 tháng là đêm là A. Bắc, Nam Cực. B. vòng cực. C. chí tuyến. D. Xích đạo. Câu 26. Đêm duy nhất ở trong năm dài 24h ở vòng cực Nam A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12. Câu 27. Để suy đoán cấu trúc, thành phần, trạng thái của vật chất ở trong lòng Trái Đất người ta phải dựa vào A. các mũi khoan thăm dò địa chất. B. viễn thám và hệ thống thông tin địa lí. C. sự thay đổi của sóng địa chấn khi lan truyền trong lòng đất. D. kết hợp cả 3 phương pháp trên. Câu 28. Chiếm tỉ trọng cao nhất về thể tích và khối lượng của Trái Đất là
- A. vỏ lục địa. B. vỏ đại dương. C. lớp Manti. D. lớp nhân. Câu 29. Lớp vật chất có trạng thái quánh dẻo của Trái Đất tập trung ở A. lớp vỏ Trái Đất. B. lớp Manti trên. C. lớp Manti dưới. D. lớp nhân trong. Câu 30. Đây là châu lục có đến 2 mảng kiến tạo A. châu Á. B. châu Âu. C. châu Phi. D. châu Mĩ. Câu 31. Việc hình thành các dãy núi cao là kết quả của hiện tượng A. xô vào nhau của hai mảng kiến tạo. B. tách xa nhau của hai mảng kiến tạo. C. trượt lên nhau của hai mảng kiến tạo. D. co kéo giữa nhiều mảng kiến tạo với nhau. Câu 32. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà luôn dịch chuyển vì A. bề mặt Trái Đất có cả lục địa và đại dương. B. sự xô đẩy nhau của các mảng kiến tạo. C. các mảng kiến tạo nhẹ nên nổi trên lớp quánh dẻo của lớp Manti. D. phía trong lòng Trái Đất là khối năng lượng có nhiệt độ cao và áp suất lớn. Câu 33. Nội lực sinh ra do nguồn năng lượng từ A. Mặt Trời. B. không khí, nước. C. trong lòng đất. D. sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. Câu 34. Hiện tượng biển tiến và biển thoái là kết quả của vận động kiến tạo A. tạo sơn. B. đứt gãy. C. uốn nếp. D. tạo lục. Câu 35. Địa hào, địa lũy là kết quả của vận động kiến tạo A. theo phương thẳng đứng. B. theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng. C. theo phương nằm ngang. D. theo phương thảng đứng ở vùng đá cứng. Câu 36. Các hồ lớn nằm ở khu vực Đông Phi như Victoria và Tandania là kết quả của hiện tượng A. biển thoái. B. biển tiến. C. uốn nếp. D. đứt gãy.
- Câu 37. Hiện tượng nào sau đây Không do tác động của nội lực A. uốn nếp. B. bồi tụ. C. đứt gãy. D. tạo lục. Câu 38. Điểm giống nhau cơ bản giữa nội lực và ngoại lực? A. Đều được sinh ra do năng lươgj của Mặt Trời. B. Cùng có tác động làm thay đổi diện mạo của Trái Đất. C. Có cùng hướng tác động lên bề mặt Trái Đất. D. Có cùng những biểu hiện như nhau. Câu 39. Tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là A. các loại khí và axit hữu cơ. B. sinh vật. C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước. D. tất cả các tác nhân trên đều có vai trò như nhau. Câu 40. Dạng địa hình nào sau đây thường được hình thành do gió? A. Khe rãnh. B. Phio. C. Vách biển. D. Nấm đá. Câu 41. Các thạch nhũ trong hang động đá vôi là kết quả của A. phong hóa vật lí. B. phong hóa hóa học. C. phong hóa sinh vật. D. sự kết hợp của cả 3 loại. Câu 42. Đồng bằng sông Cửu Long là kết quả của hiện tượng A. biển tiến. B. bồi tụ do nước vận chuyển phù sa. C. biển thoái. D. bồi tụ do sóng biển. Câu 43. Nhiệt độ thay đổi đột ngột làm cho các khối đá nứt vỡ. Đó là kết quả của phong hóa A. lí học. B. hóa học. C. sinh học. D. tổng hợp cả 3 loại. Câu 44. Quá trình ngoại lực diễn ra sau cùng là A. phong hóa. B. bóc mòn. C. vận chuyển. D. bồi tụ.
- Câu 45. Đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ học vừa bị phá hủy về mặt hóa học. Đó là do quá trình A. phong hóa vật lí. B. phong hóa hóa học. C. phong hóa sinh vật. D. cả 3 quá trình. Câu 46. Quá trình ngoại lực làm cho bề mặt Trái Đất A. gồ ghề hơn. B. bằng phẳng hơn. C. nâng lên, hạ xuống. D. tạo thành các nếp uốn và đứt gãy. Câu 47. Vận chuyển là quá trình A. tích tụ các vật liệu phá hủy. B. hình thành các cao nguyên băng hà. C. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. D. các sản phẩm phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu. Câu 48. Kết quả của quá trình bồi tụ tạo nên A. địa hình bồi tụ. B. địa hình thổi mòn.C. bậc thềm sóng vỗ. D. khe rãnh xói mòn. Câu 49. Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào A. quá trình bóc mòn. B. quá trình phong hóa. C. hiện tượng uốn nếp và đứt gãy. D. động năng của các nhân tố ngoại lực. Câu 50. Dạng địa hình nào sau đây không phải do quá trình băng hà tạo thành? A. Phio. B. Vách biển. C. Đá trán cừu. D. Cao nguyên băng hà. Câu 51. Dạng địa hình đá rỗ tổ ong được tạo thành do A. gió. B. băng hà. C. sóng biển. D. nước chảy trên mặt. Câu 52. Địa hình xâm thực tạo thành các thung lũng sông, suối do A. sóng biển. B. nước chảy tràn. C. dòng chảy tạm thời. D. dòng chảy thường xuyên. Câu 53. Quá trình nào sau đây không phải của quá trình bóc mòn? A. Mài mòn. B. Thổi mòn. C. Xâm thực. D. Vận chuyển. Câu 54. Đồng bằng châu thổ là kết quả của quá trình bồi tụ ở vùng A. núi cao. B. ven biển. C. đồi núi thấp. D. hạ lưu sông. Câu 55. Đồng bằng châu thổ sông Hồng là kết quả của hiện tượng A. biển tiến. B. biển thoái. D. bồi tụ do sóng biển. C. bồi tụ do nước chảy. Câu 56. Hiện tượng nước chảy tràn là do
- A. nước mưa. B. tác động của băng hà xói mòn đất. C. quá trình mài mòn và thổi mòn của gió. D. hiện tượng nước chảy thành dòng thường xuyên. Câu 57: Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng. B. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ. C. Mặt trời ở trung tâm, Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. D. Trái Đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. Câu 58: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời? A. Trong Hệ Mặt Trời chỉ mặt trời có khả năng tự phát sáng. B. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ trái đất. C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là mặt trời và mặt trăng. D. Tất cả các thiên thể trong hệ mặt trời đều có khả năng tự phát sáng. Câu 59: Các hành tinh trong hệ mặt trời có đặc điểm là A. đều chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng thuận chiều kim đồng hồ B. chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, trừ kim tinh và Thiên Vương Tinh C. 4 hành tinh gần mặt trời chuyển động theo hướng thuận chiều kim đồng hồ bốn hành tinh còn lại chuyển động theo hướng ngược lại D. chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng không xác định Câu 60: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ C. Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời Câu 61: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do
- A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. Trái Đất có dạng hình khối cầu. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. trục Trái Đất nghiêng. Câu 62: Trên bề mặt trái đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 63: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 64: Bề mặt trái đất được chia ra làm A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuyến. B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuyến. C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến. D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến. Câu 65: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tinh theo giờ của múi giờ số mấy ? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 12. C. Múi giờ số 6. D. Múi giờ số 18. Câu 66: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là A. Kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0. B. Kinh tuyến 900Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6). C. Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12) D. Kinh tuyến 900T đi qua giữa múi giờ số 18 (6) Câu 67: Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi đi qua kinh tuyến 180 o người ta phải A. Lùi lại 1 ngày lịch. B. Lùi lại 1 giờ. C. Tăng thêm 1 ngày lịch. D. Tăng thêm 1 giờ. Câu 68: Nếu đi từ phía đông sang phía tây, khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải A. Lùi lại 1 giờ. B. Tăng thêm 1 giờ. C. Lùi lại 1 ngày lịch. D. Tăng thêm 1 ngày lịch.
- Câu 69: Theo quy định, những địa điểm nào đuợc đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất A. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 0o. B. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180o C. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oĐ. D. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oT. Câu 70: Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 6. C. Múi giờ số 12. D. Múi giờ số 18. Câu 71: Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu ? A. 7 giờ ngày 15 2. B. 7 giờ ngày 14 2. C. 21 giờ ngày 15 – 2. D. 21 giờ ngày 14 2. Câu 72: Khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 – 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là A. 17 giờ ngày 31 12 năm 2015. B. 17 gi ờ ngày 1 – 1 năm 2016. C. 7 giờ ngày 31 – 12 năm 2015. D. 7 giờ ngày 1 – 1 năm 2016. Câu 73: Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là A. Trái Đất có hình khối cầu. B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. D. Tục Trái Đất nghiêng 23o27’. Câu 74: Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi A. Chuyển động theo phương kinh tuyến B. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 30o C. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 60o D. Chuyển động theo phương vĩ tuyến. Câu 75: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam) B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam) C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Bắc, Bắc Đông Bắc)
- D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc) Câu 76: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam) B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam) C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc) D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc) Câu 77: Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam). B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam). C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc). D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc). Câu 78: Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lục Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam). B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam). C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc). D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc). Câu 79: Ở nơi mặt trời lên thiên đỉnh, vào đúng giữa trưa, tia sáng Mặt Trời sẽ tạo với bề mặt một góc là A. 90o. B. 66 o33’. C. 23 o27’. D. 180o Câu 80: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là A. chuyển động có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến. B. chuyển động có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai cực. C. chuyển động do ảo giác của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến. D. chuyển động do ảo giác của Mặt Trời trong năm giữa hai cực. Câu 81: Trên bề mặt Trái Đất nơi được Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là A. Cực Bắc và cực Nam. B. Vùng từ chí tuyến nên cực. C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến. D. Khắp bề mặt trái đất. Câu 82: Trên bề mặt Trái Đất nơi được Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần trong năm là
- A. các địa điểm nằm trên xích đạo. B. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến. C. các địa điểm nằm trên hai vòng cực. D. 2 cực. Câu 83: Trên bề mặt trái đất nơi không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm là A. các địa điểm nằm trên xích đạo. B. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến. C. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến. D. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến đến hai cực. Câu 84: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12. Câu 85: Trong quá trinh chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12. Câu 86: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào các ngày A. 21 3 và 22 – 6. B. 22 – 6 và 22 – 12. C. 21 – 3 và 23 – 9. D. 22 – 12 và 21 – 3 Câu 87: Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc (từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc), nằm trông Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9. B. T ừ 22 6 đến 22 – 12. C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3. D. T ừ 22 – 12 đến 22 – 6. Câu 88: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là A. Tp . Hồ Chí Minh. B. Nha Trang. C. Vinh. D. Hà Nội Câu 89: Các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất là A. Trái Đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng.
- B. Trái Đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động. D. Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục Trái Đất nghiêng. II. TỰ LUẬN Bài 11: KHÍ QUYỂN SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT I. Khí quyển Khí quyển là lớp không khí bao quanh trái đất bao gồm các thành phần chủ yếu là: khí nitơ 78%, Oxi 21%, hơi nước và các khí khác 1%) Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. Khí quyển gồm có 5 tầng (tham khảo SGK). 2. Các khối khí. Nguyên nhân hình thành các khối khí: Không khí ở tầng đối lưu, Tùy theo vĩ độ và bề mặt trái đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau. Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: + Khối khí cực: rất lạnh, kí hiệu là A. + Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P. + Khối khí chí tuyến (nhiệt đới): rất nóng, kí hiệu là T. + Khối khí xích đạo: nóng ẩm, kí hiệu là E. Mỗi một khối khí lại chia ra thành 2 kiểu: + Kiểu hải dương (ẩm), kí hiệu là m và kiểu lục địa (khô), kí hiệu là c. + Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương, kí hiệu là Em. 3. Frông . Frông (F) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí, có sự khác biệt nhau về nhiệt độ và hướng gió. Mỗi bán cầu có 2 frong cơ bản: + Frông địa cực (FA): ngăn cách giữa khối khí cực và ôn đới.
- + Frông ôn đới (FP): ngăn cách giữa khối ôn đới và chí tuyến. Dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu (FIT). Các khối khí, frông không đứng yên một chỗ mà luôn di chuyển. Mỗi khi di chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở đó có sự thay đổi. II. Sự phân bố nhiệt độ trên trái đất. 1. Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí: Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt trái đất, sau khi hấp thụ bức xạ mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí. 2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên trái đất. a. Phân bố theo vĩ độ địa lí. Nhìn chung càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn. b. Phân theo lục địa và đại dương. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất đều ở các lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt năm nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt năm lớn. c. Phân bố theo địa hình. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 136 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 88 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 184 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 126 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 107 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 70 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn