intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN GDCD 7 NĂM 2024 – 2025 I. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC ĐÃ HỌC 1. Nắm vững các yêu cần cần đạt(hs đọc lại sgk – vở ghi chép) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. 2. Làm các bài tập SGK: Làm các bài tập SGK: Trang 8 (bài 1,2,3); Trang 14, 15(bài 1,2,3,4,5); Trang 19 (bài 1,2,3,4,5). II. CÂU HỎI ÔN TẬP: Câu 1: Em hiểu thế nào là truyền thống quê hương ? Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương? Hướng dẫn trả lời: * Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của một vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. * Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi người cần: - Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển cuae quê hương. - Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương. Câu 2: Thế nào là di sản văn hóa? Kể tên một số di sản văn hóa của Việt Nam. Hướng dẫn trả lời: -Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. - Một số di sản văn hóa của Việt Nam: hs tự kể Câu 3: Di sản văn hóa gồm mấy loại? Đó là những loại nào? Hãy nêu hiểu biết của em về những loại đó. (lấy ví dụ cho từng loại) Hướng dẫn trả lời: -Gồm 2 loại:
  2. + DSVH vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. VD: Khu di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An… + DSVH phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn các hình thức khác. VD: Hát Xoan – Phú Thọ, Đờn ca tài tử Nam Bộ… Câu 4: Vì sao chúng ta phải bảo tồn di sản văn hóa? Hướng dẫn trả lời: - Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển. - Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Câu 5: Pháp luật có quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa? Hướng dẫn trả lời: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ DSVH: - Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; - Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; - Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá; hoặc thấy di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất. - Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá - Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị. Câu 6:Thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Nêu một số biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa và cách rèn luyện như thế nào?
  3. Hướng dẫn trả lời: * Khái niệm: - Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh - Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc của người đó - Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình * Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ: - Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà; quan tâm, hỏi han, chăm sóc khi bố mẹ, anh chị em bị mệt, bị ốm - Quan tâm đến các bạn trong lớp, chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp khó khăn về học tập, về sức khỏe, về hoàn cảnh - Quan tâm đến những người gặp nạn trên đường, không lơ là bỏ mặc họ * Ý nghĩa: - Giúp con người gần gũi, gắn bó; có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Người biết quan tâm, cam thông và chỉa sẽ sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng. * Cách rèn luyện: hs tự nêu III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1. Di sản văn hoá vật thể bao gồm: A. di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. B. sản phẩm vật thể, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia. C. sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. D. di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia. Câu 2. Di sản văn hoá phi vật thể là: A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. B. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử thể hiện bản sắc của cộng đồng. D. sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Câu 3 : Trên đường đi học về, Quân và Hưng phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói: “ Việc đó nguy hiêm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy”. Nếu là Quân, em sẽ làm gì?
  4. A. Không nghe theo lời của Quân, báo cho công an, chính quyền địa phương. B. Nghe theo lời của Quân xem như không biết. C. Không nghe theo lời của Quân , báo cho gia đình biết. D. Nghe theo lời của Quân. Giấu không cho ai biết. Câu 4: Trong một lần đi tham quan di tích tại Huế, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, chữ viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? A. Em sẽ tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. B. Em sẽ đồng tình với việc khắc chữ lên bức tường và bia di tích C. Em sẽ coi như không thấy gì. D. Em sẽ coi như là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Câu 5 : Cuối tuần, Minh thường rủ An tới nhà bác K nghệ sĩ cải lương để học hát. Nếu em là An em sẽ làm gì? A. Đi cùng Minh để học hát và tìm hiểu về nghệ thuật cải lương một trong những di sản văn hóa phi vật thể của miền Nam Việt Nam. B. Không đi cùng Minh vì cho rằng bản thân không hứng thú với môn nghệ thuật cải lương. C. Đi cùng Minh chỉ muốn nghe bác K hát. D. Đi cùng Minh để học hát từ bác K- nghệ sĩ cải lương. Câu 6: Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống A. yêu nước, chống ngoại xâm. B. lao động cần cù. C. kiên cường, bất khuất. D. tương thân tương ái. Câu 7: Việc làm nào sau đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Chép bài giúp bạn lúc bạn bị ốm. B. Làm bài tập về nhà giúp bạn. C. Góp ý với người hay nản lòng để họ khắc phục hạn chế. D. Tặng quà cho những người thân. Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự quan tâm với người khác? A. Đồng cảm khi người khác gặp khó khăn. B. San sẻ với bạn khi họ gặp khó khăn. C. Cảm thông với người khác. D. Thường xuyên chú ý đến người khác. Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự chia sẻ với người khác?. A. Thường xuyên chú ý đến người khác. B. Đặt mình vào vị trí của người khác. C. Đồng cảm, san sẻ với khác khi gặp khó khăn D. Cảm thông với người khác. Câu 10: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được A. sự đồng cảm lẫn nhau. B. sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. C. sự san sẻ lẫn nhau. D. sự cảm thông với người khác. Vũng Tàu, ngày 10 tháng 10 năm 2024
  5. Duyệt của Tổ chuyên môn Người soạn đề cương Đào Thị Tứ Trần Thị Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2