Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Văn Yên
lượt xem 4
download
Đề đạt kết quả cao trong kì thi học kì sắp tới, mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Văn Yên để hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn học. Chúc các bạn thi tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Văn Yên
- PHÒNG GD&ĐT HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS VĂN YÊN MÔN: GDCD 9 (Năm học 2021 – 2022) PHẦN I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. An toàn giao thông Thực trạng Nguyên nhân Giải pháp Quy định về luật giao thông đường bộ 2. Ôn tập kĩ phần Nội dung bài học các bài: Chí công vô tư, Tự chủ, Dân chủ và kỉ luật, Bảo vệ hòa bình, Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, Hợp tác cùng phát triển. Khái niệm Biểu hiện Ý nghĩa Rèn luyện II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. “Chí công vô tư là một … của con người”. Trong dấu “…” là: A. đức tính quý báu B. nhân cách quý báu C. tính cách cao đẹp D. phẩm chất đạo đức 2. Việc làm nào sau đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Làm việc vì lợi ích chung B. Sống ích kỉ chỉ chăm lo cho lợi ích cá nhân. C. Giải quyết công việc không thiên vị D. Chọn người có năng lực tốt để giao việc chung. 3. Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải là biểu hiện của: A. Tự chủ B. Tự lập C. Dân chủ D. Chí công vô tư. 4. Người có phẩm chất chí công vô tư luôn công bằng, không thiên vị, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân và
- A. Giải quyết công việc theo lẽ phải B. Giải quyết công việc theo tình người C. Đề cao tất cả nhu cầu cá nhân D. Đặt mọi quyền lợi của mình lên trên. 5. Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Chỉ người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư; B. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình; C. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân; D. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn được phẩm chất chí công vô tư. 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ? A. Trung thành. B. Thật thà. C. Chí công vô tư. D. Tiết kiệm. 7. Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Q là người không công bằng. B. Q là người trung thực. C. Q là người láu cá. D. Q là người khiêm nhường. 8. Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư? A. Quân pháp bất vị thân. B. Tha kẻ gian, oan người ngay. C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/ Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. Câu 9. Biểu hiện không phải của chí công vô tư là? A. Trong công việc ưu ái người nhà hơn người ngoài. B.Không phân biệt giàu hay nghèo. C. Không phân biệt tôn giáo. D. Không phân biệt nam hay nữ. Câu 10. Người có tính tự chủ sẽ... A. Luôn nhường nhìn người khác C. Không dựa dẫm ỷ lại B. Luôn làm chủ hành động và suy nghĩ của mình D. Luôn tìm ra cách xử lí công việc của mình
- Câu 11. Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống là biểu hiện: A. giữ chữ tín B. chí công vô tư C. lối sống liêm khiết D. tính tự chủ Câu 12. “Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết …….., có văn hóa”. Trong dấu “…” là: A. cư xử đúng mực B. cư xử có hiểu biết C. cư xử có đạo đức D. cư xử văn minh. Câu 13. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Người tự chủ biết tự kiềm chế những cảm xúc, ý muốn của bản thân; B. Người tự chủ luôn phản ứng ngay trước mọi tình huống xảy ra; C. Người tự chủ luôn tự hành động theo những gì mình muốn; D. Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng gia tiếp. Câu 14. Biểu hiện của đức tính tự chủ A. Đến giờ học luôn đợi bố mẹ nhắc; B. Không làm bài tập thầy cô giao về nhà; C. Không bao giờ nghe theo bạn bè rủ rê, lôi kéo trốn học đi chơi; D. Đòi hỏi bố mẹ mua những thứ chưa cần thiết với độ tuổi. Câu 15. Hoàn cảnh gia đình bạn T khó khăn nên mỗi sáng bạn dậy sớm đi đưa đậu phụ thuê cho các quán cơm và chiều về bạn đi dọn dẹp giúp các gia đình trong phố để lấy tiền trang trải sinh hoạt cho gia đình và học tập của bản thân. Bạn T là … A. người trung thực B. người tự chủ C. người tự trọng D. người khiêm tốn. Câu 16. Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, H đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên H lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. H là người như thế nào? A. H là người không thật thà. B. H là người không thẳng thắn. C. H là người không tự chủ. D. H là người không tự tin. Câu 17. Câu tục ngữ nào nói về đức tính tự chủ?
- A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ; B. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo; D. Ăn ốc nói mò, ăn không nói có. Câu 18. Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ? A. Khiêm nhường. B. Dân chủ. C. Trung thực. D. Kỉ luật. Câu 19: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ? A. Kỉ luật. B. Pháp luật. C. Tự trọng. D. Trung thực. Câu 20: Kỉ luật là những quy định chung của A. một nhóm bạn thân B. Nhà nước. C. tập thể và cộng đồng xã hội D. các quốc gia trên thế giới Câu 21: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là? A. Tạo cơ hội B. là điều kiện C. là động lực D. là tiền đề. Câu 22. Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường? A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ. B. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch. C. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn. D. Một nhóm học sinh tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường. Câu 23. Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật đem lại cho chúng ta điều gì? A. Yêu thương con người B. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc. C. Nâng cao dân trí. D. Làm chủ cảm xúc bản thân. Câu 24. Những quy định trong văn bản nào sau đây không phải là kỉ luật? A. Hiến pháp C. Nội quy của trường học C. Hương ước của làng D. Điều lệ của Đoàn thanh niên. Câu 25: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ? A. Được quyền làm những điều mình thích. B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội. C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.
- D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội. Câu 26: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật? A. Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh của tập thể. B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. C. Kỉ luật khiến cho mọi người bị gò bó, không phát huy được khả năng của mình. D. Dân chủ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân. Câu 27: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là? A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện. B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện. C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật. D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện. Câu 28: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh? A. Chỉ làm những việc đã được phân công. B. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm. C. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học. D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình. Câu 29: Việc làm nào đưới đây vi phạm kỉ luật? A. Không làm bài tập về nhà. B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp. C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài. D. Làm bài tập đây đủ trước khi đên lớp. Câu 30: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Ông N là người tự chủ. B. Ông N là người trung thực. C. Ông N người thật thà. D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân. Câu 31: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
- A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm quyền tự chủ. C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm quy chế thi. Câu 32: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh? A. Tìm mọi lí do để trốn tránh trách nhiệm trước tập thể. B. Nhắc nhớ, phê bình những bạn nói chuyện riêng trong lớp. C. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng trong các cuộc thảo luận. D. Tìm ra lỗi sai của bạn để phê bình vì hôm trước bạn đã phê bình mình trước lớp. Câu 33. Kỉ luật tốt làm cho.. A. áp lực học tập và công việc nặng nề. C. chất lượng và hiệu quả công việc tăng cao B. quyền lực người quản lí tăng lên. D. con người tự tin trong cuộc sống. Câu 34. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm khoảng bao nhiêu người chết? A. 50 triệu người B. 10 triệu người C. 70 triệu người D. 40 triệu người Câu 35. Hành động nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn. B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. C. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác. D. Chạy đua vũ trang. Câu 36. Hành vi nào d ưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình? A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn. B. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình. C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh. D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột. Câu 37: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ? A. Hợp tác. B. Hòa bình. C. Dân chủ. D. Hữu nghị. Câu 38: Việc làm nào dưới đây góp phân bảo vệ hoà bình cho nhân loại? A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột Câu 39: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn. B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn. C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn. D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. Câu 40: Đối lập với hoà bình là tình trạng A. hoà hoãn B. chiến tranh C. cạnh tranh D. biểu tình. Câu 41: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của A. tất cả các quốc gia trên thế giới. B. những nước đang phát triển.
- C. những nước đang có chiến tranh D. chỉ những nước lớn. Câu 42: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ? A. Bảo vệ hòa bình. B. Bảo vệ pháp luật. C. Bảo vệ đất nước. D. Bảo vệ nền dân chủ. Câu 43: Ý kiến nào đưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hoà bình? A. Chiến tranh là thảm hoạ của loài người. B. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình. C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người. D. Hoà bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh. Câu 44: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì…..” .Trong dấu “…” là? A. Hòa bình, hợp tác và phát triển. B. Hòa bình, dân chủ và phát triển. C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển. D. Hòa bình, độc lập và phát triển. Câu 45: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là? A. 30/4/1975. B. 01/5/1975. C. 02/9/1945. D. 30/4/1954. Câu 46: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì? A. Đánh lại. B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề. C. Báo với công an. D. Báo với gia đình. Câu 47: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là? A. Diễn biến hòa bình. B. Diễn biến chiến tranh. C. Diễn biến cục bộ. D. Diễn biến nội bộ. Câu 48: Nơi em ở có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ? A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ. B. Coi như không biết. C. Làm theo các đối tượng lạ. D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết. Câu 49. Để giao lưu, học hỏi các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp?
- A. Tiếng Việt. B. Tiếng Trung. C. Tiếng Pháp. D. Tiếng Anh Câu 50. Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan, tổ chức nào? A. Chính phủ nước ngoài. B. Lặng im. C. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. D. Người nhà. Câu 51: Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là? A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Câu 52: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là? A. Tôn trọng, bình đẳng. B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện. C. Tôn trọng và thân thiện. D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi. Câu 53: Hành vi nào dưới đây không thê hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài B. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc. C. Tôn trọng nên vấn hoá của các dân tộc. D. Tham gia cuộc viết thư UPU do nhà trường phát động Câu 54: Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là gì? A. Tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt. B. Các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn. C. Gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
- D. Các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ. Câu 55: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm A. bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. B. đưa người Việt Nam sang học tập, làm việc ở các quốc gia phát triển. C. thể hiện sự tự hào về các đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Việt Nam. D. tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới. Câu 56: Việc làm nào dưới đây không đúng khi thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hăng ngày? A. Giúp đỡ những bạn học kém hơn mình. B. Thân thiện, hoà đồng với các bạn trong lớp. C. Tôn trọng và ủng hộ mọi ý kiến dù sai của tập thể lớp. D. Tham gia các hoạt động giao lưu do nhà trường tổ chức. Câu 57: Trên đường đi học về, em cùng bạn H nhìn thấy một nhóm người đang chèo kéo du khách nước ngoài, H vội kéo em đi nhanh để tránh phiền phức. Trong trường hợp đó em sẽ A. đồng tình với việc làm của H. B. cùng H tìm cách giúp đỡ du khách nước ngoài. C. đi nhanh về nhà, kế với bố mẹ việc mình vừa chứng kiến. D. mắng nhóm người kia và yêu cầu họ dừng việc làm đó lại. Câu 58: Cơ sở quan trọng của hợp tác là? A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. B. Hợp tác, hữu nghị. C. Giao lưu, hữu nghị. D. Hòa bình, ổn định. Câu 59: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển? A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.
- B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung. C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên. D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác. Câu 60: APEC có tên gọi là? A. Liên minh Châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Quỹ tiền tệ thế giới. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Câu 61: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm A. 2006 B. 2007 C. 2008 D. 2009 Câu 62: Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì. B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản. C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Câu 63: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác? A. Cầu Nhật Tân. B. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. C. Cầu Long Biên. D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên. Câu 64. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về hợp tác ? A. Hợp tác là tranh thủ sự giúp đỡ của người khác. B. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp. C. Mỗi quốc gia/ dân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài. D. Học sinh không cần có sự hợp tác trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mình. Câu 65.Cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại: A. Bộ nội vụ. . B. Chính phủ. C. Bộ ngoại giao. Bộ công thương. Câu 66. Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa Việt Nam với nước nào trên thế giới? A. Ôxtrâylia ( Úc) B. Mỹ C. Pháp D. Nhật Câu 67. Tắc nghẽn giao thông ở các thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân gây ra, theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất? A. Đường sá chật hẹp C. Dân số đông
- B. Ý thức chấp luật giao thông của người dân kém D. Xe gắn máy nhiều Câu 68. Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh giơ tay thẳng đứng để bảo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào? A. Đi thẳng B. Rẽ phải C. Dừng lại (từ các hướng) D. Rẽ trái Câu 69. Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường tham gia giao thông đường bộ có bị cấm hay không? A. Không nghiêm cấm. B. Bị nghiêm cấm. C. Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đường. D. Bị nghiêm cấm tùy theo loại xe. Câu 70. Khi đi trên đường, thấy 1 vụ tai nạn giao thông, em làm gì ? A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho một người lớn nào đó đến để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể. B. Vào xem để thỏa trí tò mò. C. Bỏ chạy vì sợ. D. Tất cả các ý trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 136 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 88 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 184 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 126 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 107 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 70 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn