Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2
lượt xem 1
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2
- Trường THPT Yên Dũng số 2 MÔN HOÁ HỌC 10 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI KHẢO SÁT LẦN 1 VÀ THI GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử đều tạo bởi hạt nào sau đây? A. Electron và neutron. B. Electron và proton. C. Neutron và proton. D. Neutron, proton và electron. Câu 2: Nguyên tử nguyên tố F có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Điện tích hạt nhân nguyên tử F là bao nhiêu? A. +9. B. -9. C. +10. D. -10. Câu 3: Trong nguyên tử, hạt không mang điện có tên gọi là A. electron. B. proton và electron. C. neutron. D. proton. Câu 4: Nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron, kí hiệu nguyên tử của nguyên tố A là 12 25 12 24 A. 25 A . B. 12 A . C. 24 A . D. 12 A . Câu 5. Các phân lớp có trong lớp L là A. 2s; 2p B. 4s; 4p; 4d ;4f C. 3s; 3p; 3d D. 3s; 3p; 3d; 3f Câu 6. Khi chuyển động trong nguyên tử, các electron được phân bố vào các phân lớp khác nhau theo mức năng lượng tăng dần. Ở mỗi phân lớp, các electron lại được sắp xếp vào các orbital khác nhau. Dựa vào sự khác nhau về hình dạng và định hướng của các orbital trong nguyên tử để phân thành các orbital s, p, d, f. Các orbital s có hình dạng nào sau đây? A. Hình tròn. B. Hình cầu. C. Hình số 8 nổi. D. Hình dạng không xác định. Câu 7. Khối lượng nguyên tử chlorine có 17 proton, 18 neutron và 17 electron là A. 35 B. 35 amu C. 35 g D. 35,5 gam Câu 8. Hạt nhân nguyên tử 1 H được cấu tạo bởi 1 A. proton và neutron B. neutron C. electron D. proton Câu 9. Trong tự nhiên, nguyên tố Copper có hai đồng vị là Cu và Cu. Nguyên tử khối trung bình của 63 65 Copper là 63,54. Thành phần % số nguyên tử của đồng vị 63Cu là A. 54%. B. 73%. C. 50%. D. 27%. Câu 10. Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s 2s 2p . Số electron độc thân của M là 2 2 4 A. 3. B. 1. C. 0. D. 2. Câu 11: Cho nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 46, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Cấu hình electron của nguyên tử R là A. [Ne]3s23p3. B. [Ne]3s23p5. C. [Ne]3d14s2. D. [Ne]4s2. Câu 12: Cho phổ khối của nguyên tố A được biểu diễn tại hình 1.4. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố A là A. 91,32. B. 91,40. C. 90,00. D. 94,23. Hình 1.4. Phổ khối của nguyên tố A. Câu 13. Đơn chất X được nhà khoa học Henri Moissan phân lập vào năm 1886 và được trao giải Nobel vào năm 1906 về những đóng góp của ông trong thời gian khi nghiên cứu về đơn chất X. Nguyên tử Tổ Tự nhiên 1
- Trường THPT Yên Dũng số 2 MÔN HOÁ HỌC 10 nguyên tố X có tổng số hạt là 28, trong đó số hạt không mang điện tích chiếm 35,71% tổng số hạt. Nguyên tử X thuộc nguyên tố là A. chlorine (Z=17) B. Oxygen (Z=8) C. Nitrogen (Z=7) D. Fluorine (Z=9) 201 Câu 14. Số proton và số neutron trong hạt nhân nguyên tử 80 Hg là A. 80; 201 B. 80; 121 C. 201; 80 D. 121; 80 Câu 15. Có các đồng vị là O, O, H, H. Số phân tử H2O có thành phần khác nhau là 16 17 1 2 A. 8 B. 9 C. 6 D. 12 Câu 16. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z của nguyên tử X có phân lớp cuối là 4p là 3 A. 35 B. 32 C. 34 D. 33 Câu 17. Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị được xác định bằng phổ khối (MS) như sau: Phần trăm các đồng vị m/z 63 65 Cho biết khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Thành phần % về khối lượng của 63 29 Cu trong CuCl2 là (Biết MCl=35,5). A. 73,0 % B. 27,0 % C. 32,33 % D. 34,18 % Câu 18: Số electron tối đa trong orbital p là bao nhiêu? A. 8. B. 6. C. 3. D. 2. Câu 19: Kí hiệu và số electron tối đa có trên lớp electron ứng với giá trị n = 2 tương ứng là A. Lớp L và 2e. B. Lớp L và 8e. C. Lớp K và 8e. D. Lớp K và 6e. Câu 20: Cấu hình electron của nguyên tử nitrogen (Z=7) có cấu hình là A. 1s22s22p3. B. 1s22s32p4. C. 1s22s22p4. D. 1s12s12p5 Câu 21: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X. 1s2 2s2 2p6 3s2; Y. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1; Z. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; T. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2. Dãy cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố kim loại là A. X, Y, Z. B. X, Y, T. C. Y, Z, T. D. X, Z, T. Câu 22: Nguyên tử khối trung bình của chlorine (Cl) là 35,5. Chlorine có hai đồng vị bền là 37Cl và 35Cl (Biết nguyên tử khối của K là 39, O là 16). Phần trăm khối lượng của 37Cl trong KClO3 gần nhất với A. 28,57%. B. 7,55%. C. 8,55%. D. 21,43%. Câu 23: Trong tự nhiên Chlorine có hai đồng vị bền: 37Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 35 Cl. Thành phần % theo khối lượng của 37Cl trong HClO4 là A. 8,92%. B. 8,43%. C. 8,56%. D. 8,79%. Câu 24: Boron có 2 đồng vị bền là 10B và 11B với nguyên tử khối trung bình là 10,81. Thành phần % về khối lượng của đồng vị 11B chứa trong H3BO3 là A. 14,00%. B. 14,16%. C. 14,42%. D. 15,00%. Câu 25: Trong tự nhiên, nguyên tố Bromine có 2 đồng vị bền là 79Br và 81Br. Nếu nguyên tử khối trung bình là Bromine là 79,91 thì phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị này lần lượt là Tổ Tự nhiên 2
- Trường THPT Yên Dũng số 2 MÔN HOÁ HỌC 10 A. 35% và 65%. B. 45,5% và 54,5%. C. 54,5% và 45,5%. D. 61,8% và 38,2%. Câu 26. Nguyên tố X tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh học và là vi chất quan trọng thứ 4 trong cơ thể con người. Vai trò chính của X là hoạt động như một đồng phân hoặc 'phân tử trợ giúp' trong các phản ứng sinh hóa liên tục được thực hiện bởi các enzyme. Nguyên tử của nguyên tố X có lớp ngoài cùng là lớp M, trên lớp M chứa 2 electron. Cấu hình electron của X và tính chất của X là A. 1s22s22p63s2, kim loại. B. 1s22s22p63s23p2, phi kim. C. 1s22s22p63s23p6, khí hiếm. D. 1s22s22p63s2, phi kim. Câu 27. Chu kì là dãy nguyên tố có cùng yếu tố nào sau đây ? A. số lớp electron. B. số electron hóa trị. C. số proton. D. số điện tích hạt nhân. Câu 28. Cho bảng tuần hoàn mô phỏng như sau: Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N. Câu 29. Số nguyên tố thuộc chu kỳ 2 là A. 8 B. 18 C. 32 D. 50 Câu 30. Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxide cao nhất ứng với công thức R2O3 ? A. Mg (Z=12) B. Al (Z=13) C. Si (Z=14) D. P (Z=15) Câu 31. Cho các phát biểu (1) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở lớp vỏ. (2) Electron gần hạt nhân có năng lượng càng cao. (3) Trong các nguyên tử, chỉ có hạt nhân nguyên tử oxy mới có 8 proton. (4) Đường kính của hạt nhân nhỏ hơn đường kính của nguyên tử khoảng 10000 lần (5) Số khối mang điện tích dương. (6) Nguyên tử có phân mức năng lượng cao nhất 3d3 là nguyên tố s. (7) Tất cả các nguyên tử có 2e lớp ngoài cùng là kim loại. (8) 168 X; 178 X; 188 X là 3 đồng vị khác nhau. Số phát biểu sai là A. 5 B. 7 C. 4 D. 6 Câu 32. Oxide cao nhất của ngtố R là RO3. Hợp chất khí của R với hydrogen có 5,88 % hydrogen về khối lượng. Nguyên tố R là A. N B. S C. C D. As Câu 33. Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA. Biết tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X và Y là 51. Vậy phát biểu nào sau đây là sai? A. Hai nguyên tố X và Y đều thuộc chu kì 4. B. Hợp chất với oxygen của X có dạng XO. Tổ Tự nhiên 3
- Trường THPT Yên Dũng số 2 MÔN HOÁ HỌC 10 C. Trong nguyên tử nguyên tố X có 25 proton. D. Nguyên tử của nguyên tố Y có 31 hạt electron. Câu 34. X và Y là 2 nguyên tố cùng 1 nhóm A thuộc 2 chu kì liên tiếp và MX < MY. Phân tử khối của oxide cao nhất của X gấp 6,353 lần phân tử khối của hợp chất với hydrogen của X. Phân tử khối của oxide cao nhất của X gấp k lần hydroxide ứng với oxide cao nhất của X. Giá trị của k là A. 0,968 B. 1,368 C. 2,254 D. 2,706 Dữ kiện câu 35 – 37: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi từ 35 đến 37 Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, thiếu iodine có thể gây ra bướu cổ, sưng tuyến giáp. Trong hơn 30 đồng vị của iodine đã biết, chỉ đồng vị 127I tồn tại trong tự nhiên, đồng vị phóng xạ nhân tạo 131I có thể tiêu diệt tế bào ung thư tuyến giáp, được sử dụng điều trị bệnh bệnh cường giáp, lượng 131I có trong cơ thể có thể bị đào thải nhanh do bị thay thế bởi 127I. 131 Câu 35: Thành phần nguyên tử 53 I là Proton Neutron Electron A. 53 53 53 B. 53 78 53 C. 78 53 53 D. 78 53 78 Câu 36: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. 127I và 131I là những nguyên tố khác nhau của nguyên tử iodine. B. 127I có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. C. 127I và 131I là có cùng số neutron trong hạt nhân. D. 127I và 131I là các nguyên tử đồng vị. Câu 37. Nguyên tố iodine thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. VA. B. VIA. C. IA. D. VIIA Câu 38. Công thức chung các oxide của kim loại R nhóm IA có dạng A. RO. B. R2O. C. R2O3. D. RO2. Câu 39. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong phân lớp p là 8. Nguyên tố X là: A. Cl (Z=17). B. Si (Z=14). C. Al (Z=13). D. O (Z=8). Câu 40. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (n = 2). Số proton có trong nguyên tử X là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8 + 6 Câu 41. Cation R có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p . Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là: A. Ô thứ 20, nhóm IIA, chu kỳ 4. B. Ô thứ 19, nhóm IB, chu kỳ 4. C. Ô thứ 19, nhóm IA, chu kỳ 4. D. Ô thứ 17, nhóm VIIA, chu kỳ 3. Câu 42. Cho nguyên tố X nằm ở ô thứ 19 trong bảng tuần hoàn. Số electron độc thân ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 43: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng 1s 2s 2p 3s 3p . Phát biểu nào sau đây 2 2 6 2 3 sai? A. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn. B. X là một phi kim. C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p. D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron. Tổ Tự nhiên 4
- Trường THPT Yên Dũng số 2 MÔN HOÁ HỌC 10 Câu 44: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất. B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất. C. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s. D. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau. Câu 45: Nguyên tử iron (Fe) có kí hiệu 56 26 Fe . Cho các phát biểu sau về Fe: (1) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 8 electron ở lớp ngoài cùng. (2) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 30 neutron trong hạt nhân. (3) Fe là một phi kim. (4) Fe là nguyên tố d. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. PHẦN II: TỰ LUẬN CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 1) BT tìm số hạt: p,n,e Bài 1: Aluminium là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất, được sử dụng trong các ngành xây dựng, ngành điện hoặc sản xuất đồ gia dụng. Hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích bằng +13 và số khối bằng 27. Tính số proton, số neutron và số electron có trong nguyên tử aluminium. Bài 2: Xác định thành phần nguyên tử (số proton, neutron, electron) của mỗi đồng vị sau: a) 1428Si, 1429 Si, 1430 Si b) 2654 Fe, 2656 Fe, 26 57 Fe, 2658 Fe Bài 3: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của một nguyên tố là 36, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. a, Tìm số khối A? b, Tính khối lượng hạt nhân và khối lượng nguyên tử theo đơn vị Kg. So sánh và nhận xét? Bài 4: X là nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất có tác dụng oxi hóa và sát khuẩn cực mạnh, thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thủy sản, dệt nhuộm, xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Nguyên tử X có tổng các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Xác định thành phần cấu tạo của nguyên tử X. Bài 5: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. a) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X. b) Xác định số lượng các hạt cơ bản trong X2+ và viết cấu hình electron của ion đó. 2) BT đồng vị Bài 1: Nguyên tử khối trung bình của vanadium (V) là 50,94. Nguyên tố V có 2 đồng vị trong đó đồng 50 vị 23 V chiếm 0,25%. Tính số khối của đồng vị còn lại. Bài 2: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố potassium (K), biết rằng trong tự nhiên thành phần phần trăm các đồng vị của potassium là: 93,258% 39K; 0,012% 40K và 6,730% 41K. Bài 3: Trong tự nhiên chlorine có hai đồng vị bền: 37Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 35Cl. Thành phần % theo khối lượng của 37Cl trong HClO4 ? Bài 4: Chlorine có hai đồng vị là 35Cl và 37Cl. Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 3: 1. Tính nguyên tử khối trung bình của chlorine. Bài 5: Cho 5,85 gam muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO3 dư ta thu được 14,35 gam kết tủa trắng. Nguyên tố X có 2 đồng vị 35X (a%) và 37X (b%). Giá trị của a và b ? BT cấu hình e nguyên tử? tính chất nguyên tố Bài 1: Cấu hình electron của: Tổ Tự nhiên 5
- Trường THPT Yên Dũng số 2 MÔN HOÁ HỌC 10 - Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1; - Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4. a) Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron? b) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y. c) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất? d) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron? e) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Bài 2: Nguyên tố X được dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, bền, dùng trong nhiều lĩnh vực: hàng không, ô tô, xây dựng, hàng tiêu dùng, .... Nguyên tố Y ở dạng YO43− , đóng vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học như DNA và RNA. Các tế bào sống sử dụng YO43− để vận chuyển năng lượng. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p3. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. Bài 3: Nguyên tố Chlorine có (Z= 17) a, Viết cấu hình electron của nguyên tử Chlorine? b, Hãy cho biết số lớp electron, số electron thuộc lớp ngoài cùng, số electron độc thân của của nguyên tử Chlorine? c, Hãy cho biết nguyên tố Chlorine là kim loại hay phi kim? Tại sao? Bài 4 : Nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp electron, có 6 electron lớp ngoài cùng. a, Viết cấu hình electron của X? b, X thuộc loại nguyên tố (s, p, d hay f)? Tên gọi của X? c, Số orbital chứa electron của X ở trạng thái cơ bản? Số electron độc thân của nguyên tử X? CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 1) BT từ cấu hình (e) xác định vị trí các nguyên tố trong BTH Bài 1: Potassium là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật và con người. Nguyên tử potassium có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. a) Nêu vị trí của potassium trong bảng tuần hoàn. b) Nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và hợp chất chứa potassium. Bài 2: Một loại hợp kim nhẹ, bền được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật hàng không chứa hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.a) Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn. b) So sánh tính chất hóa học của A với B và giải thích. Bài 3: Nguyên tố X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 21 và 35. Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của X, Y (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì và nhóm) trong bảng tuần hoàn. Bài 4: Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn. Cho biết chúng thuộc khối nguyên tố nào (s, p, d, f) và chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm: a) Neon tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không, được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Cho biết Ne có số hiệu nguyên tử là 10. b) Magnesium (Mg) được sử dụng để làm cho hợp kim bền nhẹ, đặc biệt được sử dụng cho ngành công nghiệp hàng không. Cho biết Mg có số hiệu nguyên tử là 12. 2) BT xác định cấu tạo nguyên tử từ vị trí các nguyên tố Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể: - Viết được cấu hình electron của nguyên tử và ngược lại. - Dự đoán được tính chất (tính kim loại, tính phi kim) của nguyên tố đó. - Viết được công thức oxide, hydroxide và nêu tính acid, base tương ứng. Tổ Tự nhiên 6
- Trường THPT Yên Dũng số 2 MÔN HOÁ HỌC 10 Bài 1: Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của hai nguyên tố trên. Bài 2: Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium. b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn. Bài 3. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: a) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IIA. b) Nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 3. Bài 4. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố và xác định tên nguyên tố: a) Chu kì 3, nhóm IIIA, được dùng trong ngành công nghiệp chế tạo, cụ thể là tạo ra các chi tiết cho xe ô tô, xe tải, tàu hỏa, tàu biển và cả máy bay. b) Chu kì 4, nhóm IB, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các nguyên liệu như dây điện, que hàn, tay cầm, các đồ dùng nội thất trong nhà, các tượng đúc, nam châm điện từ, các động cơ máy móc,… 3) BT so sánh một số tính chất các nguyên tố.. Bài 1: Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự độ âm điện tăng dần là Ca, Mg, P, S. Hãy giải thích sự sắp xếp này dựa trên sự biến đổi độ âm điện theo chu kì và nhóm A. Bài 2: Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắp xếp các nguyên tố Ba, Mg, Ca, Sr theo thứ tự giảm dần tính kim loại và giải thích. Bài 3: Dãy nào gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau? Vì sao? a) Oxygen (Z = 8), nitrogen (Z = 7), carbon (Z = 6); b) Lithium (Z = 3), sodium (Z = 11), potassium (Z = 19); BT TỔNG HỢP Bài 1: Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đúc tiền, làm đồ trang sức, làm răng giả,… Muối iodide của X được sử dụng nhằm tự mây tạo mưa nhân tạo. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X nguyên tố X là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. a) Xác định thành phần các hạt ( proton, neutron, electron) trong nguyên tử nguyên tố X ? Viết kí hiệu nguyên tử X ? b) Viết cấu hình electron của X ? Viết sự phân bố electron vào các orbital nguyên tử ? Xác định loại nguyên tố ( KL/PK/ Khí hiếm). c) Xác định vị trí của X trong BTH ? Giải thích ? Bài 2: . Phosphorus là một chất có vai trò quan trọng trong nhiều các quá trình chuyển hóa của cơ thể, chẳng hạn như quá trình sinh tổng hợp các chất cơ bản của cơ thể như protein, carbohydrate, phospholipid màng tế bào, DNA, RNA. Cho thông tin của phosphorus như sau: a. Viết cấu hình electron và sự phân bố electron vào các orbital. b. Xác định vị trí của phosphorus trong bảng tuần hoàn. c. Nguyên tử X có số electron ở các phân lớp p nhỏ hơn số electron các phân lớp p của phosphorus là 2 electron. Xác định cấu hình electron của X; Xác định loại nguyên tố của X ( Kl/Pk/Khí hiếm) ? Bài 3: Trong thể dục thể thao, có một số vận động viên sử dụng các loại chất kích thích trong thi đấu, gọi là doping, dẫn đến thành tích đạt được của họ không thật so với năng lực vốn có. Một trong các loại doping thường gặp nhất là testosterone tổng hợp. Tỉ lệ giữa hai đồng vị 12C (98,98%) và 13C (1,11%) là không đổi đối với testosterone tổng hợp (tức doping) có phần trăm số nguyên tử đồng vị 13C ít hơn testosterone tự nhiên. Đây chính là mấu chốt của xét nghiệm CIR (Carbon Isotope Ratio – Tỉ lệ đồng vị carbon) – một xét nghiệm với mục đích xác định xem vận động viên có sử dụng doping hay không. Giả sử, thực hiện phân tích CIR đối với một vận động viên thu được kết quả phần trăm số nguyên tử đồng Tổ Tự nhiên 7
- Trường THPT Yên Dũng số 2 MÔN HOÁ HỌC 10 vị 12C là x và 13C là y. Từ tỉ lệ đó, người ta tính được nguyên tử khối trung bình của carbon trong mẫu phân tích có giá trị là 12,0098. Với kết quả thu được, em có nghi ngờ vận động viên này có sử dụng doping hay không? Vì sao? Bài 4: Flourine được ứng dụng nhiều trong sản xuất các chất dẻo có khả năng chống chịu mài mòn cao như teflon phủ trên bề mặt chảo chống dính dùng cho thiết bị nhà bếp, dụng cụ thí nghiệm, ... ngoài ra, các hợp chất dưới dạng flouride được sử dụng nhiều trong sản xuất thuốc diệt côn trùng, kem đánh răng,... Trong tự nhiên, flourine chỉ có một đồng vị bền duy nhất 199𝐹 . a. Xác định số lượng các loại hạt proton, neutron, electron có trong nguyên tử F. b. Viết cấu hình electron nguyên tử của F. c. Flourine là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích? d. Khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử flourine có xu hướng nhận thêm 1 electron tạo thành ion F- để có cấu hình bền của khí hiếm gần nhất. Viết cấu hình electron của ion F-. Bài 5: Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu nguyên tử của Y bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của X và Z. Nguyên tử của 3 nguyên tố này hầu như không phản ứng với nước ở điều kiện thường. a) Hãy xác định vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron nguyên tử và gọi tên từng nguyên tố. b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của X, Y, Z. c) So sánh tính base của các hydroxide của X, Y, Z. Chuyên đề 1. Bài 2. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN BÀI TẬP: 1) Hoàn thành các phương trình hạt nhân sau đây: 15 P → ?+ −1 e a) 32 K → 20 Ca + ? 0 43 43 b) 19 c) 88 Ra → ?+ 226 d) 93 Np → ?+ 237 e) 16 S → ?+ 32 f) 31 H → ?+ g) 2612 Mg + ? → 10 Ne + 2 He h) 199 F + 11 H → ?+ 24 He 23 4 94 Pu + 10 Ne → 4 0 n + ? i) 242 k) 21 H + ? → 2 42 He + 01 n 22 1 l) 01 n + 235 92 U → 52Te + Z X + 2 0 n . 137 A 1 2) Tìm hạt X trong các phản ứng hạt nhân sau và hoàn thành phương trình: a) 10 5 B + ZA X → 48 Be + c) 199 F + 11 p → 168 O + X b) 1 0 n + 235 92U → 42 Mo + 57 La + 2X + 7 −1 e 95 139 0 HẾT. Tổ Tự nhiên 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 84 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 48 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 119 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn