intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: HÓA HỌC 8 Năm học 2022-2023 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM - HÓA 8 1. Nguyên tử; Phân tử: a. Nguyên tử: Là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện. Nguyên tử gồm: + Hạt nhân mang điện tích dương (+) + Vỏ tạo bởi một hay nhiều eclectron, mang điện tích âm (-) Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron. b. Phân tử Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. c.Phân tử khối: - Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị Cacbon. - Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó 2. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ? - Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ : khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,… - Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ : Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là hidro và oxi. 3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất : + Đơn chất : A ( đơn chất kim loại và một số phi kim như : S,C,P,Si … ) + Đơn chất : Ax ( phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2 ) + Hợp chất : AxBy ,AxByCz … - Ý nghĩa của công thức hóa học. 1
  2. Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất ( trừ đơn chất A ) và cho biết : + Nguyên tố tạo ra chất. + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất. + Phân tử khối. 4. Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức. - Quy tắc hóa trị : Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. a b - Biểu thức : A B y x x×a=y×b B có thể là nhóm nguyên tử; ví dụ : Ca(OH)2 ,ta có 1 × II = 2 × 1 Vận dụng : + Tính hóa trị chưa biết : biết x,y và a ( hoặc b) tính được b (hoặc a) + Lập công thức hóa học khi biết a và b : a b - Viết công thức dạng chung A B y x x b b' - Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ : y a a'  Lấy x = b hoặc b’ và y = a hay a’ ( Nếu a’,b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a,b) 5. Sự biến đổi chất - Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chất bịbiến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Ví dụ: chặt dây thép thành những đoạn nhỏ, tán thành đinh. - Hiện tượng hóa học: là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. Ví dụ: đốt cháy than (cacbon) tạo ra khí cacbonic. 6. Phản ứng hóa học - Phản ứng hóa học: là quá trình biến đổi chất này (chất phản ứng) thành chất khác (sản phẩm). - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra: + Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau. 2
  3. + Có phản ứng cần nhiệt độ. + Có phản ứng cần chất xúc tác. - Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: có chất mới tạo thành có tính chất khác với chất phản ứng (màu, mùi, trạng thái…) hoặc có tỏa nhiệt, phát sáng. CÂU HỎI THAM KHẢO A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Nguyên tử gồm có …………………….mang điện tích dương và vỏ tạo bởi những ……………mang điện tích âm. Câu 2: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Phân tử là hạt đại diện cho…… …gồm một số ………………….. liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ ……………………………….. của chất. Câu 3. Trong nguyên tử, những hạt mang điện là: 3
  4. A. proton, electron; B.proton , nơtron; C. electron , nơtron; D.proton, nơtron và electron. Câu 4. Dãy chất gồm các hợp chất là: A. SO3 ; HNO3; HCl; B. SO3 ; CO2 ; O2 ; C. Cl2; CO2 ; SO3; D. CO2; Na ; O2. Câu 5. Dãy chất gồm các đơn chất là: A. O2, SO3, MgO, CuO C. Fe, Cl2, Ba, O2 A. HCl, FeO, H2, ZnSO4 D. KOH, H2O, Al2O3 Câu 6. Câu khẳng định đúng nhất là: A. Khí oxi do nguyên tố oxi tạo nên. B. Đường do phân tử cacbon, nguyên tố oxi và nguyên tố hiđro tạo nên C. Khí Ozon do nguyên tử Ozon tạo nên. D. Phân tử nước do hai nguyên tố hiđro và một nguyên tố oxi tạo nên. Câu 7. Hỗn hợp nước đường gồm mấy loại phân tử ? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Một Câu 8. Nước tự nhiên là A. Hỗn hợp B. Chất tinh khiết C. Hợp chất D. Đơn chất Câu 9 Kí hiệu hóa học của hai nguyên tố nhôm và clo lần lượt là: A. Al và CL B. al và Cl C. AL và CL D. Al và Cl Câu 10. Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị III của sắt trong số các công thức cho sau đây. A. FeO B. FeCl2 C. FeCl3 D. Fe(OH)2 Câu 11. Trong phòng thí nghiệm ta tách muối từ hỗn hợp nước muối bằng cách: A. Lọc B. Đun nóng. C. Để bay hơi D. Để yên để muối lắng xuống. Câu 12. Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được đó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra? A. Chất mới sinh ra B. Biến đổi hình dạng C. Biến đổi trạng thái D. Tốc độ phản ứng 4
  5. Câu 13. Phân tử khối của hợp chất là BaSO4 bằng A.158 đvC B. 185 đvC C. 233 đvC D. 333 đvC Câu 14. Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Có chất kết tủa (chất không tan trong nước). B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt). C. Có sự thay đổi màu sắc. D. Một trong số các dấu hiệu trên. Câu 15. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hoá học? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần. B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụvà rơi xuống tạo ra mưa. C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường. D. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. Câu 16. Trong các CTHH sau, CTHH nào viết đúng: A. Ca2O B. Na2PO4 C. Mg2CO3 D. CaSO4 Câu 17. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố X với nhóm CO3 (hoá trị II) là XCO3 và hợp chất tạo bởi nguyên tố Y với H là H2Y. Công thức hoá học của hợp chất giữa nguyên tố X với nguyên tố Y là : A) XY2 B) X3Y C) XY3 D) XY Câu 18: Phương pháp lọc được dùng dể tách hỗn hợp: A. Muối ăn với nước B. Muối ăn với đường C.Đường với nước D. Nước với bột mì. B. TỰ LUẬN Câu 1. Nêu nội dung quy tắc hóa trị. Viết biểu thức rút ra từ quy tắc. Câu 2. a. Phản ứng hóa học là gì? Trong 1 phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì? b.Hãy cho biết điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. Câu 3. Trong số quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích? 5
  6. a. Đá vôi có thành phần chính là canxi cabonat được đập thành cục nhỏ. b. Khi đun sắt và lưu huỳnh tạo thành chất bột màu xám c. Hòa vôi sống ( là canxi oxit) vào nước được vôi tôi (là canxi hiđroxit) d. Khí mêtan cháy trong không khí sinh ra khí cacbonic và hơi nước e. Đun sôi nước thành hơi nước. f. Hoà tan muối ăn vào nước được nước muối. g. Làm lạnh nước lỏng thành nước đá. h. Cho một mẩu đá vôi vào giấm ăn thấy có bọt khí thoát ra. i. Sắt để lâu ngày trong không khí tạo thành chất màu nâu đỏ k. Khi đánh diêm có lửa bốc cháy l. Để rượu nhạt lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành dấm chua. Câu 4. Cho công thức hóa học của các chất sau: a/ Axit nitric là HNO3 b/ Canxi phot phat là Ca3(PO4)2 Hãy nêu ý nghĩa của công thức. Câu 5. Hãy tính hoá trị của: a/ Nguyên tố P trong hợp chất P2O5 biết hoá trị của Oxi là II b/ Nhóm SO4 trong hợp chất Fe2( SO4)3 biết hoá trị của Fe là III Câu 6. Lập CTHH của những hợp chất tạo bởi: a/ Fe(III) và O (II) b/ Al(III) và SO4(II) c/ Mg (II) và CO3 (II) Câu 7. Một hợp chất có phân tử gồm hai nguyên tử nguyên tố X liên kết với một nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố. Chúc các em ôn tập thật tốt. 6
  7. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0