intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

103
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 được biên soạn bởi Trường THCS Lê Quang Cường giúp các em học sinh có thêm tư liệu trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức, gặt hái nhiều thành công trong các kì thi sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HK1 – MÔN HÓA 9 I. TRẮC NGHIỆM: 1. Dãy chất chỉ có oxit bazơ: A.  BaO, Na2O,  Fe2O3                                      C.  Al2O3, P2O5, Fe2O3 B.  SO3, Na2O, CaO                                          D.  SO2, CO2, P2O5 2. Dãy chất chỉ có oxit axit: A.  SO2, CO2, NO                                             C.  SO2, MgO, P2O5 B.  SO3, P2O5, SO2                                           D.  CuO, Na2O, CaO 3. K2O tác dụng được với dãy chất nào sau đây?  A.  SO2, H2O, HCl.                                          C.  K2O, CO2, HNO3  B.  P2O5, ZnO, H2SO4.                                     D.  SO3, H2O, NaOH.   4. Có 4 chất đựng riêng biệt trong 4  ống nghiệm như sau: P2O5, ZnO, Fe, KOH. Thêm  vào mỗi ống một lượng dung dịch HCl. Các chất có phản ứng là: A. P2O5, ZnO, Fe;     B. P2O5, ZnO, Fe, KOH;        C. Fe, KOH ;       D.  ZnO, Fe, KOH 5. Chất dùng để khử chua đất trồng trọt không gây hại cho môi trường là A. CaO B. BaO   C. Na2O                      D. K2O. 6. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ? A. CO2  B. O2  C. N2                           D. H2 7. 0,5mol CuO tác dụng vừa đủ với: A. 0,5mol H2SO4.  B. 0,25mol HCl. C. 0,5mol HCl.      D. 0,1mol H2SO4 8. Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm: A. CuO, CaO, K2O, Na2O. B. CaO, Na2O, K2O, BaO.  C. Na2O, BaO, CuO, MnO. D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO. 9. Dãy oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl): A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO. B. Fe2O3, CuO, ZnO, Al2O3. C. CaO, CO, N2O5, ZnO. D. SO2, MgO, CO2, Ag2O 10. Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH: A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5. C. CO2, SO2, P2O5, SO3. D. SO2, MgO, CuO, Ag2O. 11. Dẫn hỗn hợp khí gồm NO, CO2, CO, SO2  lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí  thoát ra là : A. CO, NO   B. CO2                             C. SO2                            D. CO2 và SO2 12. Cặp chất  tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là: A. CaCO3 và HCl  B. Na2SO3 và H2SO4        C. CuCl2 và KOH         D. K2CO3 và HNO3 13. Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ? A . CO2                       B. SO2                             C. N2                             D. O3 14. Cặp chất  tác dụng với nhau tạo ra muối natrisunfit là: A. NaOH và CO2      B. Na2O và SO3                C. NaOH và SO3         D. NaOH và SO2 15. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Fe, Cu, Mg.        B.  Zn,  Fe,  Cu.             C. Zn, Fe,  Al.             D.  Fe,  Zn,  Ag 16. Chất tác dụng với dung dịch HCl  tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là: A. Mg  B.  CaCO3                         C.  MgCO3                   D.  Na2SO3
  2. 17. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là: A. K2SO4  B.  BaCl2                          C.  CuCl2                      D.  NaNO3 18. Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho  đến dư ta thấy màu giấy quỳ: A. Màu đỏ không thay đổi                          B. Màu đỏ chuyển dần sang xanh.   C. Màu xanh không thay đổi   D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ. 18. Cho phản ứng:  BaCO3  +  2X  → Y  + H2O  + CO2           X và Y lần lượt là: A. H2SO4  và BaSO4     B. HCl và BaCl2       C. H3PO4 và Ba3(PO4)2    D. H2SO4 và BaCl2 19. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải: A. Rót nước vào axit đặc.  B. Rót từ từ nước vào axit đặc. C. Rót nhanh axit đặc vào nước.  D. Rót từ từ axit đặc vào nước. 20. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí: A. CO2.  B. SO2.  C. SO3.                        D. H2S. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Em hãy cho biết ứng dụng và phương pháp sản xuất: CaO,SO2, H2SO4 Câu 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết: a. Dung dịch không màu: HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4 b. Bột màu trắng: CaO, P2O5, CaCO3, BaSO4 c. Dung dịch: MgSO4, HCl, KOH, BaCl2 Viết PTHH (nếu có). Câu 3: Viết các PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá sau          a.  Na2O NaOH Na2CO3 Na2SO4NaCl   b. S SO2SO3 H2SO4CuSO4  c. K2O KOHK2SO3 SO2H2SO3                        K2SO4           d. CaO Ca(OH)2CaCO3 CaOCaSO4  Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 19,8g kẽm hidroxit cần vừa đủ  146g dung dịch axit clohidric.  Tính:           a. nồng độ % của dung dịch axit dùng. b. khối lượng của muối thu được sau phản ứng. c. thể tích khí sinh ra ở đktc. Câu 5: Cho Fe2O3 tác dụng tác dụng hoàn toàn với 73g dung dịch HCl 20%. Tính:           a. khối lượng Fe2O3 đã tham gia phản ứng. b. khối lượng của muối thu được sau phản ứng. Câu 6: Dẫn 4,48 lít khí lưu huỳnh đioxit (đo ở đktc) qua 160 gam dung dịch natri  hidroxit, phản ứng xảy ra hoàn toàn và thu được muối trung hòa. Tính: a. nồng độ phần trăm của dung dịch natri hidroxit đã phản ứng. b. khối lượng muối tạo thành. Câu 7: Cho 22,6g hỗn hợp hai kim loại Zn và Mg tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung   dịch axit sunfuric loãng. Sau phản ứng thu được 13,44 lít khí hiđro (ở đktc). Tính: a. khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.          b. nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng. Câu 8: Hòa tan 7,2 gam kim loại R có hóa trị II trong dung dịch axit sunfuric loãng dư,  thu được 36 gam muối sunfat.            a. Xác định kim loại R.           b. Tính thể tích khí sinh ra ở đktc.
  3.    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2