intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN KHTN 6 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường. - Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong: + Hoạt động nghiên cứu khoa học. + Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. + Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh + Chăm sóc sức khoẻ con người. + Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên - Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như: + Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi. + Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng. + Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. + Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bẩu khí quyển của nó. + Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bẩu trời. - Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng: + Vật sống: Có sự trao đổi chất với môi trường bên trong và ngoài cơ thể; có khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh sản. + Vật không sống: Không có sự trao đổi chất; không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Chủ đề 1: Các phép đo (Bài 4,5,6,7)
  2. Chủ đề 2: Các thể của chất Bài 8. Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất a. Nêu được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất: rắn, lỏng, khí b. Nêu được các khái niệm: + Sự nóng chảy: là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. + Sự đông đặc: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. + Sự bay hơi: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất + Sự sôi: là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt chất thoáng của chất lỏng. + Sự ngưng tụ: là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất. c. Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ của một số hiện tượng: làm muối, làm đá, làm nước màu, sản xuất thủy tinh, đồ dùng bằng kim loại. Chủ đề 3: Oxygen và không khí Bài 9: Oxygen Oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí và ít tan trong nước. - Oxygen hóa lỏng ở -183oC, có màu xanh nhạt. - Oxygen có ở mọi nơi: trong không khí, trong nước và trong đất. - Oxygen duy trì sự sống và sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu. - Oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí. Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí 1. Thành phần không khí Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác. 2. Vai trò của không khí trong tự nhiên Không khí cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ các nhu cầu của đời sống như sưởi ấm, đun nấu, giúp động cơ hoạt động; phục vụ nhiều ngành sản xuất như sản xuất điện, sản xuất phân bón, sản xuất sắt thép,... Không khí cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng tỉ lệ tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm.
  3. Không khí ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất. Không khí còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Nitrogen trong không khí có thể chuyển hoá thành dạng có ích giúp cho cầy sinh trưởng và phát triển. 3. Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, động vật và thực vật, làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng. Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm: - Có mùi khó chịu. - Giảm tầm nhìn. - Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp. - Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,... 4. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Chất gây ô nhiễm không khí là các chất ở dạng hạt nhỏ lơ lửng trong không khí gây hại cho con người và môi trường. Nguồn gây ô nhiễm không khí: Con người hoặc tự nhiên. 5. Bảo vệ môi trường không khí ( trang 52 sgk) Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng 1. Một số nhiên liệu thông dụng: - Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và phát sáng. - Dựa vào trạng thái, người ta phân loại nhiên liệu thành: + Nhiên liệu khí (gas, biogas, khí than,...) + Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu, cồn,...) + Nhiên liệu rắn (củi, than đá, nến, sáp,...) 2. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu: - Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và tỏa nhiệt. Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau. 3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả: - Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả: + Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản
  4. + Giảm thiểu ô nhiễm môi trường + Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra. - Một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả: + Cung cấp đủ oxigen cho quá trình cháy + Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu + Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu. Bài 13. Một số nguyên liệu - Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sẩn phẩm. - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng: đất, đá, quặng, nước biển… - Nêu được cách sử dụng của một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. + Nguyên liệu khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô hạn nên cần sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn. + Tận thu nguyên liệu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên. + Khai thác nguyên liệu trái phép có thể gây nguy hiểm do mất an toàn lao động, ảnh hưởng đến môi trường. Bài 14. Một số lương thực − thực phẩm. - Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamine nhóm B (như Bl, B2,...) và các khoáng chất. Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein) hoặc nước mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất: gạo, ngô, lúa mì, khoai lang, khoai tây, thịt, trứng, cá… - Dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng: có mùi lạ, đổi màu, hết hạn sử dụng, xuất hiện nấm, mốc… B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (tham khảo) Câu 1. Giới hạn đo của một thước là A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước.C. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. D. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.
  5. Câu 2. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa gì? A. Khối lượng bánh trong hộp. C. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp. B. Sức nặng của hộp bánh. D. Thể tích của hộp bánh. Câu 3. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tuần. B. ngày. C. giây. D. giờ. Câu 4. Dung nói rằng, khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân phải chú ý bốn điểm sau: A. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế. B. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo nhiệt độ. C. Hiệu chỉnh về vạch số 0. D. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ. Dung đã nói sai ở điểm nào? Câu 5. Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là: A. Đồng hồ treo tường. B. Đồng hồ cát. C. Đồng hồ đeo tay. D. Đồng hồ bấm giây Câu 6. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu. D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. Câu 7. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 8. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là A. Vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống. B. Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên. C. Vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật vật thể hữu sinh là vật thể còn sống. D. Vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản. Câu 9. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
  6. A. Đường mía, muối ăn, con dao. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. Câu 10. Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide? A. Chất khí, không màu. C. Tan rất ít trong nước. B. Không mùi, không vị. D. Làm đục nước vôi trong. Câu 11. Hoạt động nào không phải là nghiên cứu khoa học? A. Xây nhà C. Nghiên cứu vacxin chữa bệnh Covid 19 B. Làm thí nghiệm D. Học sinh nghiên cứu các dự án khoa học kĩ thuật Câu 12. Học sinh tập thể dục giữa giờ có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không? A. Có B. Không Câu 13. Một nhóm học sinh lớp 6 đang tìm hiểu cách ươm mầm giá đỗ. Đây có phải hoạt động nghiên cứu khoa học không? A. Có B. Không Câu 14. Người dân lắp hệ thống tưới nước tự động trong vườn chè. Đây là vai trò nào của khoa học tự nhiên? A. Sản xuất, kinh doanh B. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống C. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên D. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống; sản xuất, kinh doanh Câu 15. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lí học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. B. Hoá học và Sinh học. D. Lịch sử loài người. Câu 16. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lí. B. Hoá học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. Câu 17. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? A. Côn trùng. B. Vi khuẩn C. Than củi. D. Cây hoa. Câu 18. Vật nào sau đây gọi là vật sống A. Đá sỏi B. Than củi. C. Cột đèn. D. Cây đậu. Câu 19. Nhận xét nào sau đây đúng về oxygen? A. Oxygen là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí. B. Oxygen là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí. C. Oxygen là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp. D. Oxygen là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí. Câu 20. Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxygen để
  7. A. Tránh bị bỏng B. Hô hấp. C. Dập tắt đám cháy. D. Cả A và B Câu 21. Làm thế nào để dập tắt sự cháy? A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy B. Cách li chất cháy với oxygen C. Quạt D. Cả A & B đều đúng Câu 22.Thành phần không khí gồm: A. 21% Nitrogen, 78% là Oxygen, 1% là các khí khác. B. 78% là Nitrogen, 21% Oxygen, 1% các khí khác. C. 21% Nitrogen, 78% Oxygen, 1% các khí khác. D. 100% Oxygen. Câu 23. Để bảo vệ môi trường không khí trong lành chúng ta nên làm gì? A. Chặt cây xây cầu cao tốc. C. Xây thêm nhiều khu công nghiệp. B. Đổ chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. D. Trồng cây xanh. Câu 24. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh? A. Oxygen. B. Nitrogen. C. Khí hiếm D. Carbon dioxide Câu 25. Thế nào là nhiên liệu A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho quá các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống. C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng. D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người. Câu 26. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxigen: A. vừa đủ B. thiếu C. dư D. tùy ý Câu 27.Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Rượu etylic. Câu 28.Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Carbohydrate (chất đường bột). C. Protein (chất đạm). B. Lipid ( chất béo). D. Vitamin. Câu 29. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa mì. Câu 30. Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là:
  8. A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. khoáng sản C. TỰ LUẬN (tham khảo) Câu 1. Nhìn vào hình bên dưới vào cho biết: - 0cm 10 20 30 40 Giới hạn đo là: ……………….………...... 50 - Độ chia nhỏ nhất là: ……………….......... - Độ dài khúc gỗ là: ……………….……… Câu 2. Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước nào? Mô tả cách đo nhiệt độ của cơ thể em. Câu 3. Khi đo khối lượng của một vật ta cần thực hiện các bước nào? Mô tả cách đo khối lượng của 1 quả bưởi. Câu 4. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất vật lí, tính chất hóa học? a. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước. b. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều. c. Thổi khí cacbon đioxide vào cốc nước vôi trong. d. Cho 1 thìa dầu ăn vào cốc nước và khuấy đều. Câu 5. Khi làm muối từ nước biển, người dân dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối? Giải thích. Câu 6. Nêu khái niệm khoa học tự nhiên? Câu 7. Phân biệt vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng. Câu 8. Cho biết đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Khoa học Trái Đất. Cho ví dụ minh họa. Câu 9. Em hãy cho biết nhiên liệu tồn tại ở những trạng thái nào? lấy ví dụ minh họa? Câu 10. Giải thích tác dụng của các việc làm sau đây: a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu b) Tạo các lỗ trong viên than tổ ong c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa d) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp Câu 11. Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ quẹt diêm, quẹt gas, bếp gas. a. Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? b. Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì? ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................
  9. ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0