Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 3
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
- UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM GIỮA HỌC KỲ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 NĂM HỌC 2023-2024 I. LÝ THUYẾT Câu 1: Nêu khái niệm khoa học tự nhiên. Nêu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên. Nêu vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống. - Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường. - Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên: Vật lý học, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất, Thiên văn học - Vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống: Hoạt động nghiên cứu khoa học. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất và kinh doanh. Chăm sóc sức khỏe con người. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Câu 2: Thế nào là vật sống và vật không sống? Nêu ví dụ minh họa. - Vật sống: có sự trao đổi chất giữa môi trường bên trong với ngoài cơ thể; có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản. VD: Con mèo, con gà, cây ổi, cây cà chua….. - Vật không sống: không có sự trao đổi chất; không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản. VD: bàn ghế, sách vở, máy tính, xe ôtô…. Câu 3: Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết? Thế nào là giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất? - Giới thiệu một số dụng cụ đo: thước dây, thước kẻ, thước cuộn, cân đồng hồ, cân y tế, nhiệt kế, cốc chia độ, đồng hồ điện tử..… - Giới hạn đo (GHĐ): Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo. - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): Hiệu giá trị đo giữa 2 vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo. Câu 4: Khi đo đại lượng của một vật, ta cần thực hiện các bước nào? - Bước 1: Ước lượng đại lượng cần đo.
- - Bước 2: Chọn dụng cụ đo phù hợp. - Bước 3: Hiệu chỉnh dụng cụ đo với những dụng cụ đo cần thiết. - Bước 4: Thực hiện phép đo. - Bước 5: Đọc và ghi lại kết quả mỗi lần đo. Câu 5: Các ký hiệu cảnh báo trong phòng thí nghiệm.( Hình 3.2/SGK/trang 12) Câu 6: a/ Nêu đơn vị và dụng cụ đo chiều dài của nước ta. - Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre), kí hiệu là m. - Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Có nhiều loại thước khác nhau: thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước kẹp,…. b/ Nêu đơn vị và dụng cụ đo khối lượng của nước ta. - Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg. - Để đo khối lượng một vật, người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: cân đồng hồ, cân y tế, cân đòn, cân tiểu li, cân Roberval,…. c/ Nêu đơn vị và dụng cụ đo thời gian của nước ta. - Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s. - Để đo thời gian một vật, người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: đồng hồ treo tường, đồng hồ bấm giây, đồng hồ điện tử, đồng hồ đeo tay, …. d/ Nhiệt độ là gì? Nêu đơn vị và dụng cụ đo nhiệt độ của nước ta là gì? - Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. - Đơn vị đo nhiệt độ của nước ta là độ C (ký hiệu oC) - Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế hồng ngoại,…. Câu 7: Nêu khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. Nêu ví dụ minh họa. - Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. VD: Khi cây kem mang ra khỏi tủ lạnh một thời gian bị tan chảy. - Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. VD: Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nước bị đông đặc tạo thành băng tuyết. - Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất. VD: Dưới ánh nắng mặt trời, nước từ các sông suối, ao hồ bay hơi. - Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất
- lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi. VD: đun sôi nước. - Sự ngưng tụ là quá trình chuyển đổi từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất. VD: sự tạo thành những giọt sương đọng trên lá cây vào lúc sáng sớm. Câu 8: Nêu một số tính chất của oxygen và vai trò của oxygen. - Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan ít trong nước ( 1 lít nước ở 200C,1 atm hòa tan được 31 ml khí oxygen). - Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy. Câu 9: Nêu thành phần không khí. - Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác. Câu 10: a/ Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. Ví dụ: Gỗ, kim loại, thủy tinh, nhựa,… b/ Một số nhiên liệu thông dụng - Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng. - Dựa vào trạng thái người ta phân loại nhiên liệu thành: + Nhiên liệu khí (gas, khí than,…) + Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu…) + Nhiên liệu rắn (củi, sáp). Tính chất và ứng dụng của nhiên liệu. Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và tỏa nhiệt. - Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau. Ví dụ: Đốt cháy than, củi, khí tự nhiên để đun nấu, sưởi ấm. Sử dụng xăng, dầu để chạy động cơ…. c/ Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo sản phẩm. Ví dụ: Đất, đá, quặng,... Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu - Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hòa tan, phân hủy, ăn mòn,... - Dựa vào tính chất của nguyên liệu mà ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau. Ví dụ: Quặng đồng dùng để sản xuất đồng, một kim loại dẫn điện tốt, được sử dụng làm dây dẫn điện.
- d/ - Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (chất đạm), lipit (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2, …) và các khoáng chất. Ví dụ: Lúa gạo, ngô, khoai, sắn,... - Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),...mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ví dụ: Thịt, cá, trứng, rau, củ, quả,... II. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1: Bạn Huy cùng bạn Khang chơi thả diều. a/ Hoạt động chơi thả diều có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không? b/ Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tạo ra con diều trong trò chơi? Câu 2: Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em. Câu 3: Tại sao thang chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thuỷ ngân thường ghi nhiệt độ từ 35°C đến 42°C? Câu 4: Tại sao trong bể nuôi cá cảnh thường lắp một máy bơm nước nhỏ để bơm nước liên tục đồng thời trồng thêm một số cây thuỷ sinh? Câu 5: Hãy nêu các biện pháp em đã làm hoặc đang làm hoặc sẽ làm để bảo vệ môi trường không khí. Câu 6: Trong gia đình em thường sử dụng nguồn nhiên liệu nào để đun nấu hằng ngày? Em hãy đề xuất biện pháp để sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả. Câu 7: Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. a/ Gạo là lương thực hay thực phẩm? b/ Kể tên hai khu vực sản xuất lúa gạo chính ở Việt Nam. c/ Tại sao phải thu hoạch lúa đúng thời vụ? Câu 8: Hãy chọn cặp tính chất - ứng dụng phù hợp với các chất đã cho trong bảng dưới đâỵ Chất Tính chất Ứng dụng Dây đồng 1. Có thể hoà tan nhiều chất khác a) Dùng làm dung môi Cao su 2. Cháy được trong oxygen b) Dùng làm dây dẫn điện Nước 3. Dẫn điện tốt c) Dùng làm nguyên liệu sản xuất lốp xe Cồn (ethanol) 4. Có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao d) Dùng làm nhiên liệu Câu 9: Xác định GHĐ và ĐCNN của thước bên dưới. Thanh kim loại ở hình vẽ
- bên dưới có độ dài bao nhiêu cm? cm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Câu 10: Cho hình 1: a/ Quan sát hai bình ở hình 1 và cho biết giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của mỗi bình. b/ Người ta đổ cùng một lượng chất lỏng vào 2 bình. Em hãy ghi lại kết quả thể tích chất lỏng đo được ở mỗi bình. c/ Theo em thì bình nào đo chính xác hơn? ----------------HẾT---------------- CÔ CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 48 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 119 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn