intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN KHTN 6 - NĂM HỌC 2024-2025 NỘI DUNG ÔN TẬP I. TRẮC NGIỆM Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người trong cuộc sống. B. Hoạt động học tập của học sinh. C. Hoạt động làm thí nghiệm điều chế chất mới. D. Hoạt động thả diều của các em nhỏ. Câu 2: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp. B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành. D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. Câu 3: Để đo thể tích chất lỏng, em dùng dụng cụ nào dưới đây? A. Bình chia độ. C. Ống nhỏ giọt. B. Bình thủy tinh. D. Ống nghiệm. Câu 4: Vật nào sau đây là vật sống? A. Con robot. C. Lọ hoa. B. Con gà. D. Trái Đất. Câu 5: Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời (hình dưới) thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Chăm sóc sức khỏe con người.
  2. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. Câu 6: Lĩnh vực nào sau đây thuộc khoa học tự nhiên? A. Lịch sử. B. Văn học. C. Âm nhạc. D. Thiên văn học. Câu 7: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta? A. Mét (m) C. Centimet (cm) B. Kilômét (km ) D. Đềximét (dm) Câu 8. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian? A. Cân đồng hồ C. Điện thoại B. Đồng hồ D. Máy tính Câu 9. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng? Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… . A. (1) nóng – lạnh; (2) cao. C. (1) nhiệt độ; (2) cao B. (1) nóng – lạnh; (2) thấp. D. (1) nhiệt độ; (2) thấp. Câu 10: Thang nhiệt độ Celsius được xác định dựa trên hai nhiệt độ cố định là A. 00c và 500c C. 500c và 1000c B. 2730k và 3730k D. 00c và 1000c Câu 11: Cây bạch đàn được tạo nên từ những nào? A. Cellulose, đường C. Nước, đường B. Cellulose, nước D. Đường, tinh bột Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không có ở thể rắn? A. Các hạt liên kết chặt chẽ. B. Có hình dạng và thể tích xác định. C. Rất khó bị nén. D. Có hình dạng và thể tích không xác định. Câu 13: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất gọi là sự A. nóng chảy. B. đông đặc. C. bay hơi. D. ngưng tụ. Câu 14: Tính chất nào sau đây không phải của oxygen?
  3. A. Oxygen là chất khí. B. Oxygen không màu, không mùi. C. Tan nhiều trong nước. D. Nặng hơn không khí. Câu 15: Trong không khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích? A. 1% B. 79% C. 78% D. 21% Câu 16: Quá trình nào sau đây cần oxygen? A. Hòa tan B. Quang hợp C. Hô hấp D. Nóng chảy Câu 17. Một thước thẳng có 51 vạch chia thành 50 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 50 kèm đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là: A. GHĐ và ĐCNN là 51 cm và 1cm. B. GHĐ và ĐCNN là 52 cm và 1cm. C. GHĐ và ĐCNN là 50 cm và 1mm. D. GHĐ và ĐCNN là 50 cm và 1cm. Câu 18. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500g, con số này có ý nghĩa gì? A. Khối lượng bánh trong hộp. B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp. C. Sức nặng của hộp bánh. D.Thể tích của hộp bánh. Câu 19. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất. B. Tự ý làm các thí nghiệm. C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 20. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hoá chất độc hại? Câu 21. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:
  4. A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành. B. tự xử lí và không thông báo với giáo viên. C. nhờ bạn xử lí sự cố D. tiếp tục làm thí nghiệm. Câu 22. Các thể của chất gồm: A. thể rắn, thể lỏng. B. thể rắn, thể hơi. C. thể lỏng, thể hơi, dạng tinh thể. D. thể rắn, thể lỏng, thể khí. Câu 23. Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hoá học của chất? A. Rượu để lâu trong không khí bị chua. B. Sắt để lâu trong môi trường không khí bị gỉ. C. Nước để lâu trong không khí bị bay hơi. D. Đun dầu ăn trên chảo quá nóng sinh ra chất có mùi khét. Câu 24. Vật thể nhân tạo là: A. cây hoa hồng. B. cái bàn học. C. mặt trời. D. con gà. Câu 25. Chất nào dưới đây chiếm tỷ lệ cao nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. II. TỰ LUẬN Câu 1 An và Hải cùng chế tạo một con robot có thể cười, nói và hành động như một con người. An cho rằng robot là một vật sống, Hải lại nói robot là vật không sống. Theo em ý kiến của bạn nào đúng? Vì sao? Câu 2 a, Trình bày các bước đo khối lượng của vật? b, Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau: Loại thước đo Thước dây có Thước kẻ có GHĐ Thước cuộn có GHĐ 1,5m, ĐCNN 30cm, ĐCNN 1mm GHĐ 3m, ĐCNN 1cm 1cm Vật cần đo Quyển sách KHTN 6. Số đo vòng eo của người. Chiều dài của lớp học giờ =…… phút 1 c, Điền số thích hợp vào chỗ chấm? 2 400 g = ....... kg
  5. 2 phút = ……giây 7000 kg = ……tấn Câu 3 Cho các hình ảnh dưới đây Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Em hãy chỉ ra từng nguyên nhân cụ thể gây ô nhiễm môi trường không khí thông qua các hình ảnh trên. Em hãy đề xuất một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí tại trường học và địa phương em? Câu 4. Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự bay hơi; sự ngưng tụ, sự đông đặc? Cho ví dụ? Câu 5. Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ? Duyệt của tổ chuyên môn Người soạn đề cương Nguyễn Thị Thu Thủy Trần Thị Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2