intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo. (1). Kết luận. (2). Mục đích thí nghiệm. (3). Kết quả. (4). Các bước tiến hành (5). Chuẩn bị (6). Thảo luận A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6). B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1). C. (1) - (2) – (6) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6)- (4). Câu 2: Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên: A. số hạt proton = số hạt neutron. B. số hạt electron = số hạt neutron. C. số hạt electron = số hạt proton. D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron. Câu 3: Nguyên tử X có 13 proton và 14 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là: A. 27 B. 40 C. 26 D. 41 Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau: A B D Cho biết nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học? A. A, B, D. B. A, B. C. A, D. D. B, D. Câu 5: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc: A. Nguyên tử khối tăng dần B. Tính phi kim tăng dần
  2. C. Tính kim loại tăng dần D. Điện tích hạt nhân tăng dần Câu 6: Cho các bước sau: (1) Hình thành giả thuyết (2) Quan sát và đặt câu hỏi (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết (4) Thực hiện kế hoạch (5) Kết luận Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là? A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5). B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5). C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4). Câu 7: Trong số các chất dưới đây, chất nào thuộc loại đơn chất A. Nước. B. Muối ăn. C. Thủy ngân. D. Khí cacbonic. Câu 8: Dãy các hợp chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp là: A. Nước, khí ammonia, khí carbon dioxide. B. Nước, muối ăn, khí ammonia. C. Magnesium oxide, nước, khí carbon dioxide. D. Muối ăn, khí ammonia, khí carbon dioxide. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Công thức hoá học cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử của chất. B. Công thức hoá học cho biết các nguyên tố tạo nên chất. C. Công thức hoá học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất. D. Công thức hoá học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 10Có các phát biểu sau: (a) Cách biểu diễn công thức hoá học của kim loại và khí hiếm giống nhau. (b) Công thức hoá học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố hoá học.
  3. (c) Dựa vào công thức hoá học, ta luôn xác định được hoá trị các nguyên tố. (d) Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hoá học. Số phát biểu đúng là A. 1 B.2. C. 3. D.4. Câu 11:Có các phát biểu sau: (a) Trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hoá trị bằng II. (b) Tuỳ thuộc vào nguyên tử liên kết với nguyên tố P mà hoá trị của P có thể bằng III hoặc bằng V. (c) Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn chỉ có 1 hoá trị. (d) Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hoá trị bằng l trong các hợp chất. Số phát biểu đúng là A. 1. B.2. C. 3. D.4. Câu 12: Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IVA. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng lần lượt là: A. 4 và 2 B. 2 và 4 C. 2 và 6 D. 6 và 2 Câu 13: Cho các chất sau: (a) Khí Nitrogen được tạo thành từ nguyên tố N (b) Acid sulfuric do 3 nguyên tố H, S và O tạo nên (c) Kim cương do nguyên tố C tạo nên (d) Đường glucose do nguyên tố C, O, H tạo nên (e) Khí cacbonic do 2 nguyên tố tạo nên là C,O Số hợp chất là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14: Khối lượng của phân tử giấm ăn CH3COOH là: A. 60 amu B. 59 amu C. 61 amu D. 70 amu Câu 15: Nguyên tố N chiếm 46.66% trong công thức hóa học nào sau đây? A. N2O5 B. NO2 C. NO D. N2O3 Câu 16: “Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự
  4. báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 17: Hợp chất Sodium carbonate có công thức hóa học là Na 2CO3 thì tỉ lệ các nguyên tử Na: C : O là: A. 2: 1 : 3 B. 1: 2: 3 C. 3 : 2 : 1 D. 2 : 3 : 1 Câu 18: Liên kết ion được hình thành do: A. Lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử B. Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu C. Lực hút do một cặp electron dùng chung D. Lực hút do nhiều cặp electron dùng chung Câu 19: Nguyên tử Y có tổng số hạt là 60. Trong đó số hạt electron là 20. Vậy số hạt proton và neutron lần lượt là: A. 18 và 17 B. 19 và 20 C. 20 và 20 D. 20 và 40 Câu 20: Nguyên tử X có 11 electron, lớp ngoài cùng của X có số electron là: A. 1 B. 2 C. 8 D. 11 Câu 21: Nguyên tố Calsium có kí hiệu hóa học là A. ca. B. Ca. C. cA. D. C. Câu 22: Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, magnesium, oxygen, potassium, silicon. Số nguyên tố có kí hiệu hóa học gồm 1 chữ cái là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 23: Biết N có hoá trị IV, hãy chọn công thức hoá học phù hợp với quy tắc hoá trị trong đó có các công thức sau: A. NO B. N2O C. N2O3D. NO2 Câu 24: Chất nào sau đây là chất cộng hóa trị? A. Potassium chloride B. Calcium chloride C. Nitrogen D. Sodium oxide
  5. Câu 25: Nguyên tử Mg trở thành ion Mg2+ khi: A. Nhận thêm 1 electron B. Nhận thêm 2 electron C. Nhường 1 electron D. Nhường 2 electron Câu 26: Hóa trị của Ba trong hợp chất BaSO4 là: A. I B. II C. III D. IV Câu 27: Phần trăm khối lượng của nguyên tố Mg trong phân tử MgSO4 là A. 20% B. 30% C. 40% D. 50% Câu 28: “Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 29: Khối lượng của phân tử AlCl3 là: A. 71 amu B. 133,5amu C. 150 amu D. 27 amu Câu 30: Công thức hóa học của Ba (II) với OH(I) là A. BaOH B. Ba 2OH C. Ba(OH) 2 D. BaOH2 B. TỰ LUẬN Câu 1: Biết nguyên tử của nguyên tố M có 1 electron ở lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron. a. Hãy xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) b. Vẽ sơ đồ cấutạo của nguyên tử M Câu 2: Biết nguyên tử của nguyên tố A có 3 electron ở lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron. a. Hãy xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) b. Vẽ sơ đồ cấutạo của nguyên tử A Câu 3: Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của hợp chất tạo bởi a. Mg và Cl b. Na và SO4 c. Al và OH Câu 4: Tìm công thức hóa học của hợp chất X được tạo thành bởi C ,H và O có khối lượng phân tử là 46 amu. Phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H lần lượt là: 52,17% và 13,05%
  6. Câu 5: Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất: a. K2SO4 b. AlCl3 c. Fe2O3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2