intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VĂN QUÁN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 PHÂN MÔN HÓA HỌC A. LÝ THUYẾT 1. SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM a, Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm - Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chia hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, điều kiện bảo quản,... - Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm: + Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. Trước khi sử dụng cần đọc cẩn nhận nhãn hoá chất và cần tìm hiểu kĩ các tính chất, các lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hoá chất để thực hiện thí nghiệm an toàn. + Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất + Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, tràn ra ngoài cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí. + Các hoá chất dùng xong còn thừa không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên. b, Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng Ống nghiệm Cốc thuỷ tinh Bình nón - Phễu lọc Ống đong Ống hút nhỏgiọt c, Giới thiệu một số thiết bị và cách sử dụng 1. Thiết bị đo pH 2. Huyết áp kế 3. Thiết bị điện - Nguồn điện - Biến áp nguồn - Thiết bị đo điện - Joulemeter - Thiết bị sử dụng điện - Thiết bị điện hỗ trợ 2. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC - Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học - Phản ứng hoá học: + Khái niệm + Diễn biến phản ứng hoá học + Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học
  2. + Năng lượng của phản ứng hoá học B. BÀI TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án đúng! Câu 1. Đâu là quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm? A. Trước khi sử dụng cần đọc sơ qua chất nhãn dán loại hoá chất để thực hiện thí nghiệm an toàn. B. Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất C. Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, tràn ra ngoài cần tự xử lí nhanh nhất có thể. D. Các hoá chất dùng xong còn thừa cần đổ trở lại bình chứa theo hướng dẫn của giáo viên. Câu 2. Khi xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ta nên làm gì? A. Tự ý xử lý sự cố. B. Gọi bạn xử lý giúp. C. Báo giáo viên. D. Đi làm việc khác, coi như không phải mình gây ra. Câu 3. Việc nào sau đây là việc không nên làm trong phòng thực hành? A. Chạy nhảy trong phòng thực hành. B. Đọc hiểu các biển cảnh báo trong phòng thực hành khi đi vào khu vực có biển cảnh báo. C. Làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. D. Cẩn thận khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ. Câu 4. Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây? A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn… B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện. C. Sử dụng bình oxygen để dập đám cháy quần áo trên người. D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước. Câu 5. Đây là hình ảnh của dụng cụ thí nghiệm nào? A. Ống nghiệm B. Ống hút nhỏ giọt C. Bình nón D. Ống đong Câu 6. Đâu là tên của thiết bị dưới đây? A.Máy đo pH. B.Bút đo pH. C.Ampe kế. D.Huyết áp kế. Câu 7: Phản ứng hóa học là A. Quá trình biến hợp chất thành đơn chất. B. Quá trình biến đổi trạng thái của chất. C. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác. D. Quá trình biến một chất thành nhiều chất. Câu 8: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Có chất kết tủa (chất không tan). B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt). C. Có sự thay đổi màu sắc. D. Một trong số các dấu hiệu trên. Câu 9. Iron để trong không khí một thời gian sẽ bị gỉ do tác dụng với khí Oxygen trong không khí tạo ra Oxide Iron từ (gỉ Sắt). Trong phản ứng trên, chất tham gia phản ứng là? A. Không khí. B. Iron và không khí. C. Oxide Iron từ. D. Iron và khí oxygen. Câu 10: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học? A. Đất đèn (CaC2) tác dụng với nước tạo ra C2H2 B. Bơm khí C2H2 vào bóng bay
  3. C. Quả bóng bay bay lên không trung rồi nổ tung D. Tất cả các đáp án đều đúng Câu 11. Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối Calcium hydrocarbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra Calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội. A. Do tạo thành nước. B. Do tạo thành chất kết tủa trắng Calcium carbonate. C. Do để nguội nước. D. Do đun sôi nước Câu 12. Trong phản ứng: Magnessium + sulfuric acid → magnessium sulfate + khí hydrogen. Magnessium là A. chất phản ứng B. sản phẩm C. chất xúc tác D. chất môi trường Câu 13: Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có sự biến đổi hoá học: 1. Iron được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh 2. Vành xe đạp bằng Iron bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ 3. Rượu để lâu trong không khí thường bị chua 4. Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ 5. Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4, 5 C. 2, 3 D. 1,3,4, 5 Câu 14. Nung nóng chất X thì xảy ra phản ứng: X(rắn) → Y(rắn) + Z(khí). Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn thu được có thay đổi gì so với chất rắn ban đầu? A. Khối lượng chất rắn không thay đổi. B. Khối lượng chất rắn tăng lên. C. Khối lượng chất rắn giảm xuống. D. Khối lượng chất rắn có thể tăng hoặc giảm Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: Hydrogen + Oxygen → Nước Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không? A. Thay đổi theo chiều tăng dần. B. Thay đổi theo chiều giảm dần. C. Không thay đổi. D. H tăng còn O giảm. 2. TỰ LUẬN Bài 1. Xét phản ứng giữa khí Hydrogen H2 và khí Chlorine Cl2 tạo ra hydrochloric acid HCl. Hãy cho biết: a) Tên các chất phản ứng và sản phẩm? b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra? c) Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi không? d, Tính phân tử khối của hydrochloric acid (HCl). Biết H = 1; Cl = 35,5 Bài 2. Nếu vô ý để giấm đổ lên nền gạch đá hoa (trong thành phần có chất Calcium carbonate) ta sẽ quan sát thấy có bọt khí sủi lên. a) Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra. b) Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là các chất Calcium acetate, nước và khí carbon dioxide. Bài 3. Dấu hiệu nào có thể giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?
  4. PHÂN MÔN SINH HỌC I. LÝ THUYẾT 1. Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người 2. Hệ vận động ở người - Nêu được cấu tạo, chức năng của hệ vận động ở người - Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, biện pháp phòng chống - Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập phù hợp - Các bước sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương 3. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người - Trình bày được cấu tạo, chức năng của mỗi cơ quan của hệ tiêu hoá - Nêu được một số bệnh về đường tiêu hoá và cách phòng chống các bệnh đó - Các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình 4. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người - Nêu được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần - Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể và vai trò của vaccine (vacxin) và tiêm vaccine trong việc phòng bệnh. - Nhận biết các nhóm máu ở người, nguyên tắc khi truyền máu - Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn, cách phòng chống một số bệnh về tim mạch 5. Hô hấp ở người - Cấu taọ và chức năng của hệ hô hấp - Một số bệnh liên quan đến hô hấp và cách phòng chống II. BÀI TẬP A. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án đúng! Câu 1. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ? A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng D.Tất cả các phương án đưa ra Câu 2. Chức năng co dãn tạo nên sự vận động, đây là chức năng của loại mô nào sau đây? A. Mô cơ B .Mô liên kết C. Mô biểu bì D. Mô thần kinh Câu 3. Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô ? A. 5 loại B. 4 loại C. 3 loại D. 2 loại Câu 4. Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng A. Cơ liên sườn B .Cơ ức đòn chum C. Cơ hoành D. Cơ nhị đầu Câu 5. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ? A. Hệ tiêu hóa B. Hệ bài tiết C. Hệ tuần hoàn D. Hệ hô hấp Câu 6. Hệ thần kinh có chức năng nào sau đây A.Giúp cơ thể di chuyển, vận động B.Trao đổi khí O2, CO2 với môi trường C.Biến đổi thức ăn thành các chất cơ thể có thể hấp thụ D.Điều khiển, điều hoà và phối hợp các hoạt động của các cơ quan Câu 7. Lọc từ máu những chất thừa có hại cho cơ thể và đưa ra ngoài là chức năng của hệ A. Hệ thần kinh B. Hệ tiêu hoá C. Hệ vận động D.Hệ bài tiết Câu 8. Não, tuỷ sống là cơ quan thuộc hệ A. Bài tiết B.Tiêu hoá C.Thần kinh D. Vận động Câu 9. Cơ quan nào dưới đây thuộc hệ bài tiết A. Tuỷ sống B. Tinh hoàn C. Âm đạo D. Thận Câu 10. Trong trao đổi chất hệ tuần hoàn có vai trò.
  5. A.Vận chuyển O2, chất dinh dưỡng và chất thải B. Vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng C. Vận chuyển chất thải D. Vận chuyển muối khoáng Câu 11. Hệ vận động bao gồm các bộ phận là: A.Xương và cơ B.Xương và các mạch máu C.Tim, phổi và các cơ D.Tất cả A, B, C đều sai Câu 12. Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì? A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo B. Mang vác về một bên liên tục C. Mang vác quá sức chịu đựng D. Cả ba đáp án trên Câu 13. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là A. co và dãn. B. gấp và duỗi. C. phồng và xẹp. D. kéo và đẩy. Câu 14. Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây ? A. Mỏi cơ B. Liệt cơ C. Viêm cơ D. Xơ cơ Câu 15.Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ? A. Máu B. Tủy vàng C.Tủy đỏ D. Nước mô Câu 16. Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá? A. Dạ dày B. Ruột non C. Ruột già D. Thực quản Câu 17. Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa? A. Thực quản B. Dạ dày C. Tuyến ruột D. Tá tràng Câu 18.Hoạt động đầu tiên của quá trình tiêu hóa xảy ra ở đâu? A. Miệng B. Thực quản C. Dạ dày D. Ruột non Câu 19. Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào? A. Ruột thừa B. Ruột già C. Ruột non D. Dạ dày Câu 20. Chất nào dưới đây không bị biến đổi thành chất khác trong quá trình tiêu hóa? A. Vitamin B. Gluxit C. Protein D. Lipit Câu 21. Ở người bình thường có 75ml máu/kg cơ thể, một người có khối lượng cơ thể là 50kg thì thể tích máu trong cơ thể là: A.3,75 lít B. 4,75 lít C. 5,5 lít D. 5 lít Câu 22. Môi trường trong liên hệ với môi trường ngoài A.Thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết, da. B. Thông qua huyết tương trong máu. C. Thông qua hệ bạch huyết. D. Cả A và B. Câu 23. Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì: A.Máu có thể lưu thông dễ dàng. B. Máu khó lưu thông. C. Mạch máu bị co lại. D. Cả A và B. Câu 24. Huyết tương có đặc điểm A.Màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân. B. Trong suốt, có nhân. C. Là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu. D. Là phần lỏng (màu vàng nhạt), có chứa các chất dinh dưỡng, muối khoáng... Câu 25. Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây ? A.Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu Câu 26 : Chức năng trao đổi O2 và CO2 được thực hiện ở A.Động mạch. B. Tĩnh mạch C. Khí quản D. Phế nang Câu 27.Tại sao khi ăn không nên cười nói ? A.Cười nói có thể làm cho thức ăn khó trôi xuống thực quản B. Cười, nói làm nắp thanh quản mở, thức ăn có thể rơi vào thanh quản gây ho, sặc.. C. Cười, nói làm nước bọt không được tiết ra, thức ăn sẽ khó tiêu hoá D. Khi ăn, nói sẽ không rõ, người khác không hiểu. Câu 28. Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ? A.4 lớp B. 3 lớp C. 2 lớp D. 1 lớp Câu 29. Phổi người trưởng thành có khoảng: A.200 – 300 triệu phế nang. B. 800 – 900 triệu phế nang. C. 700 – 800 triệu phế nang D. 500 – 600 triệu phế nang
  6. Câu 30. Đường dẫn khí có chức năng gì? A.Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. B. Trao đổi khí ở phổi và tế bào. C. Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi. D. Bảo vệ hệ hô hấp. B. TỰ LUẬN Câu 1. Nêu cấu tạo và chức năng của hệ vận động? Câu 2. Nêu các thành phần cấu tạo của máu và chức năng của mỗi thành phần? Câu 3. Trong 1 gia đình, bố có nhóm máu O, mẹ nhóm máu AB, con gái nhóm máu B, con trai nhóm máu A. a. Khi người con trai bị tai nạn giao thông cần truyền máu gấp ai là người có thể truyền máu? b. Trong trường hợp bố phải truyền máu thì ai trong gia đình sẽ cho được máu, nêu cách giải quyết? Câu 4. Viết sơ đồ truyền máu? Một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả gì? Câu 5. Trình bày các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng? Đề xuất một số biện pháp giúp phòng, chống sâu răng và các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe khi đã bị sâu răng?.
  7. PHÂN MÔN VẬT LÝ A. LÝ THUYẾT Câu 1: Khối lượng riêng là gì? Đơn vị đo khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng? Câu 2: Nêu cách xác định khối lượng riêng của một chất? Câu 3: Thế nào là áp lực? Cho ví dụ? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Để thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dung đại lượng nào? Câu 4: Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức và nêu tên các đại lượng? Làm thế nào để tăng, giảm áp suất? Lấy ví dụ thực tế? Câu 5: Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? B. BÀI TẬP I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng? A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm B.Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm C.Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm D.Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích. Câu 2: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng? A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg. C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V. D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng. Câu 3: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3 . Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng : A.1,6N. B.16N. C.160N. D. 1600N. Câu 4: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là D=2750kg/m3 A. 2475 kg. B. 24750 kg. C. 275 kg. D. 2750 kg. Câu 5: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì? A. Chỉ cần dùng một cái cân. B. Chỉ cần dùng một lực kế. C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ. D. Chỉ cần dùng một bình chia độ. Câu 6: Muốn tăng áp suất thì: A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. Câu 7: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu. B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên. Câu 8: Niu tơn (N) là đơn vị của: A. Áp lực. B. Áp suất. C. Năng lượng. D. Quãng đường. Câu 9: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào: A. phương của lực. B. chiều của lực. C. điểm đặt của lực. D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép. Câu 10: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất? A. p = F/S B. p = F.S C. p = P/S D. p = d.V Câu 11: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác? A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
  8. B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép. Câu 12: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. Đơn vị của áp suất là N/m2. C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép. D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực. Câu 13: Muốn giảm áp suất thì: A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực Câu 14: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất? A. N/m2. B. Pa. C. N/m3. D. kPa. Câu 15: Áp lực là: A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép. C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì. D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép. Câu 16: Đơn vị đo áp suất là: A. N/m2. B. N/m3. C. kg/m3. D. N Câu 17: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 0,0008m2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: A. p = 20000N/m2 B. p = 2000000N/m2 C. p = 200000N/m2 D. Là một giá trị khác Câu 18: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên Câu 19: Trong y học, người ta ứng dụng áp suất để đo : A. áp lực mạch đập. B. áp suất máu lên thành mạch. C. vận tốc máu chảy. D. độ quánh của máu. Câu 20: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau II.TỰ LUẬN Bài 1. Tính khối lượng của 2 lít nước và 3 lít dầu hỏa, biết khối lượng riêng của nước và dầu hỏa lần lượt là: 1 000 kg/m3 và 800 kg/m3. Bài 2. Tính trọng lượng của thanh sắt có thể tích 100 cm 3? Biết khối lượng riêng của sắt là: 78 000 N/m3. Bài 3: Một xe bánh xích có trọng lượng 48000 N, diện tích tiếp xúc của các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25 m². Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất. Hãy so sánh áp suất của xe lên mặt đất với áp suất của một người nặng 65 kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân lên mặt đất là 0,018 m². Bài 4: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,65.10 4 N/m². Diện tích bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03 m². Tính trọng lượng và khối lượng của người đó Bài 5: Đặt một bao gạo 65 kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4,5 kg, diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 0,0008 m². Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là bao nhiêu?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2