intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang" sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức chuẩn bị cho kì kiểm tra đạt kết quả tốt nhất. Để làm quen và nắm rõ nội dung chi tiết đề thi, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập tại đây nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Sơn Động Số 3, Bắc Giang

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NHÓM SỬ Môn: Lịch sử 10 Năm học2024 - 2025 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 70% (Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn và trắc nghiệm đúng sai) + Tự luận 30%. II. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết: 1.1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức: - Khái niệm lịch sử, lịch sử loài người. - Định nghĩa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Ví dụ. - Sử học:Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học 1.2. Tri thức lịch sử và cuộc sống: - Sự cần thiết của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời - Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử - Sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin sử liệu trong khám phá, học tập lịch sử 1.3. Vai trò của Sử học: - Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên - Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên - Vai trò của lịch sử đối với sự phát triển du ịch - Vai trò của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hoá 2. Một số dạng câu hỏi, bài tập cần lưu ý - Dạng 1: Câu hỏi nêu, trình bày
  2. - Dạng 2: Câu hỏi giải thích - Dạng 3: Câu hỏi so sánh - Dạng 4: Câu hỏi về rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ bản thân 3. Một số câu hỏi, bài tập minh họa hoặc đề minh họa: 3.1 Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1: Tổ chức quốc tế nào sao đây ghi danh, công nhận các danh mục di sản văn hóa thế giới? A. ASEAN. B. NATO. C. UNESCO. D. WTO. Câu 2: Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia là A. công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ di sản. B. công tác chăm sóc, giữ gìn di sản. C. công tác sửa chửa theo hướng hiện đại. D. công tác phát huy giá trị di sản. Câu 3: Căn cứ vào yếu tố nào để đề ra chính sách, biện pháp phù hợp trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản? A. Yếu tố địa lí. B. Yếu tố tự nhiên. C. Phân loại di sản. D. Giá trị di sản. Câu 4: Khái niệm nào sau đây là đúng? A. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. B. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc. C. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia.D. Lich sử là quá trình tiến hóa của con người. Câu 5: Khái niệm nào là đúng về Sử học? A. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người. B. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người. C. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. D. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người. Câu 6: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là A. quá trình phát triển của loài người. B. những hoạt động của loài người.
  3. C. quá trình tiến hóa của loài người. D. toàn bộ quá khứ của loài người. Câu 7: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học? A. Nhận thức, giáo dục và dự báo. B. Nghiên cứu, học tập và dự báo. C. Giáo dục, khoa học và dự báo. D. Nhận thức, khoa học và giáo dục. Câu 8: Nhận thức lịch sử không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu. B. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu. C. Mức độ phong phú của thông tin sử liệu. D. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Câu 9: Qua câu truyện cổ tích “Thánh Gióng” đánh đuổi giặc Ân. Hãy cho biết, đây thuộc loại nguồn sử liệu nào? A. Sử liệu viết. B. Sử liệu truyền miệng. C. Sử liệu hình ảnh. D. Sử liệu hiện vật Câu 10: Giữa quá khứ, hiện tại và tương lai luôn luôn phải A. gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau. B. tồn tại độc lập và hỗ trợ với nhau. C. tồn tại song song, gắn bó với nhau. D. gắn bó và luôn thống nhất với nhau. Câu 11: Học tập và nghiên cứu lịch sử đưa đến cơ hội nào cho con người? A. Trở thành nhà nghiên cứu. B. Cơ hội về nghề nghiệp mới. C. Cơ hội về tương lai mới. D. Điều chỉnh được nghề nghiệp. Câu 12: Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải thực hiện yếu tố nào sau đây để định hướng cho tương lại? A. Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá lịch sử. B. Nhận thức sâu sắc về những gì diễn ra ở cuộc sống hiện tại. C. Vận dụng kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại. D. Phát huy những giá trị truyền thống của lịch sử dân tộc. Câu 13: Cơ hội nào thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá lịch sử? A. Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại ngày nay.
  4. B. Những khoảng trống và những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử. C. Xu thế hội nhập và không ngừng phát triển của thế giới hiện nay. Câu 14: Học tập, nghiên cứu lịch sử bằng phương pháp Infographic là hình thức nào sau đây? A. Kết hợp thông tin kiến thức và hình ảnh minh họa trực quan. B. Kết hợp tham quan thực tế và ghi chép nội dung nghiên cứu. C. Kết hợp xem phim tư liệu và phục dựng lại sự kiện lịch sử. D. Kết hợp sưu tầm hình ảnh và trình bày nội dung nghiên cứu. Câu 15: Nội dung nào phản ánh không đúng khi nói đến sự cần thiết của việc học tập và khám phá lịch sử hiện nay? A. Học tập lịch sử chỉ diễn ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường. B. Học tập lịch sử diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống. C. Học tập lịch sử thông qua tham quan di tích, bảo tàng lịch sử. D. Học tập lịch sử thông qua phim ảnh, âm nhạc, truyện kể. Câu 16: Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính A. kế thừa. B. nguyên trạng. C. tái tạo. D. nhân tạo. Câu 17: Một trong những khía cạnh về giá trị của một di sản là A. lịch sử. B. địa lí. C. văn học. D. giáo dục. D. Xu thế toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc Câu 18: Nội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế? A. Nghe kể những câu chuyện lịch sử. B. Tham quan các khu tưởng niệm. C. Tham quan các di tích lịch sử. D. Tham quan các bảo tàng lịch sử. Câu 19: Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa vật thể ? A. Đàn ca tài tử. B. Nghệ thuật ca trù. C. Hát xướng, hát xoan. D. thành quách, lăng tẩm.
  5. Câu 20: Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể ? A. Cung điện. B. Nhà cổ. C. Lăng tẩm. D. Hát xoan. 3.2. Trắc nghiệm đúng – sai Câu1: Đọcđoạn tưliệu sau đây: “Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phảicó sử một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiệnbiết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là khôngnhiều.Cho nên làm sửlàcốt đểcho đượcnhư thế”. (BàiTựa sách ĐạiViệt sửkýbản tụcbiên,PhạmCông Trứ) a. BàitựasáchcủaPhạmCôngTrứtóm tắtlại nộidungmộttácphẩm văn học. b. PhạmCôngTrứkhẳng địnhviệcviếtquốcsửchỉ nhằmgiáo dụcvànêugương. c. Đoạntríchcungcấp tri thứcvềchứcnăngvànhiệm vụ củaSửhọc. d. Đoạntrích phảnánhcácnội dungkhácnhau củakhái niệm lịch sử. Câu 2: Đọc tư liệu sau: "Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều làm gương răn cho đời sau" (Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tra.101) a. Lịch sử phản chiếu các sự việc đã sảy ra trong quá khứ, đảm bảo tính trung thực, khách quan b. Lịch sử là tấm gương để răn dạy đời sau, giúp người đời sau rút ra những bài học kinh nghiệm. c. Sử là cái gương cho muôn đời, giúp người đời sau rút ra những bài học kinh nghiệm. d. Lịch sử giúp con người dự báo chính xác về tất cả các sự kiện trong tương lai. 3.3. Tự luận Câu 1: Trình bày khái niệm hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức? Nêu ví dụ. Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
  6. Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức? Câu 4: Phân tích chức năng, nhiệm vụ của Sử học?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2