intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

50
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập với Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa sẽ là phương pháp học hiệu quả giúp các em hệ thống và nâng cao kiến thức trọng tâm môn học một cách nhanh và hiệu quả nhất để chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề cương này ngay nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA TỔ: XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 11 Năm học 2020- 2021 Bài 1. NHẬT BẢN - Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX. - Những nội dung của cải cách Minh trị 1868. - Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc? - Liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Bài 2. ẤN ĐỘ - Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ? Hậu quả của những chính sách đó đối với Ấn Độ. - Sự thành lập và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ? Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ Bài 3. TRUNG QUỐC - Trình bày bối cảnh lịch sử của Trung Quốc cuối thế kỉ XIX. Cho biết tính chất, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc sau: Phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Cuộc cải cách Mậu Tuất (1898) Phong trào Nghĩa Hoà đoàn (1900) - Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc: Hoàn cảnh bùng nổ, những biến chính, kết quả và ý nghĩa lịch sử. BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX) - .Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á vào cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào? - Trình bày những biện pháp cải cách của Rama V. Cho biết tính chất, kết quả và ý nghĩa của những cải cách này đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm Bài 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MIXLATINH (thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX) - Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi trong thế kỉ XIX diễn ra như thế nào? - Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX? Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914- 1918) - Nguyên nhân của chiến tranh. - Tính chất và hậu quả của chiến tranh. Bài 7. NHŨNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI - Trình bày những thành tựu về văn học, nghệ thuật đầu thời kì cận đại đến giữa thế kỉ XIX. - Những thành tựu văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX – đến đầu thế kỉ XX và tác dụng của nó?
  2. BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 - Cách mạng tháng Hai năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa - Cách mạng tháng Mười năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. - So sánh cách mạng tháng Hai với cách mạng tháng Mười (Mục tiêu nhiệm vụ; Lãnh đạo; Lực lượng; Tính chất, Kết quả) - So sánh cách mạng tháng Hai với các cuộc cách mạng Tư sản thời cận đại (Mục tiêu nhiệm vụ; Lãnh đạo; Lực lượng; Tính chất, Kết quả) BÀI 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CNXH (1921- 1941) - Chính sách Kinh tế mới: nội dung; liên hệ với Việt Nam BÀI 11: CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1939- 1945) - Hệ thống Vecxai- Oasinhton - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 và hậu quả của nó. Bài 12& 14. NƯỚC ĐỨCVÀ NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) - Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 – 1939? - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào? - Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, giới cầm quyền ở Nhật Bản đã có cách giải quyết như thế nào? Bài 13. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) - Trình bày những điểm cơ bản trong “Chính sách mới” (The New Deal) của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và rút ra nhận xét. - So sánh con đường tìm lối thoát trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 của nước Đức và nước Mĩ Bài 16. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIŨA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) - Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trình bày những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Bài 17. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939- 1945) - Nêu những nét chính về nguyên nhân và hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. - Đánh giá vai trò của Liên Xô và các nước Mĩ – Anh – Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bài 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ 1858 đến trước 1873) - . Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta? - Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng để mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam? Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 ? - Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định ? - Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế ( 5/6/1962) được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất.
  3. Bài 20.CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG. - Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy - Thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì - Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Hác Măng ( 1883)và patơnốt năm1984? - Nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến 1884 thất bại ? Bài 21. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX. - Diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (7 – 1885). Nội dung và tác dụng của chiếu Cần Vương ? - Các giai đoạn của phong trào Cần Vương. Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần Vương. - Đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp Bài 22. XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP .- Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp. - So sánh cơ cấu kinh tế – xã hội Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Bài 23. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. - Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động - Những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách - Điểm mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX so với phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ? Bài 24. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT - Tại sao những năm trong Chiến chiến tranh thế giới thứ nhất Việt Nam lâm vào thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. - Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước __________ HẾT __________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2