Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh" sẽ cung cấp cho bạn các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về môn Lịch sử lớp 9, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- PHÒNG GD & ĐT TX ĐÔNG TRIỀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH Năm học: 2022 2023 Môn: Lịch sử Lớp 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1.Nội dung cơ bản của công cuộc "cải tổ" của Liên Xô là gì? A. Cải tổ kinh tế triệt để. B. Cải tổ hệ thống chính trị. C. Cải tổ xã hội. D. Cải tổ kinh tế và xã hội. 2 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô A. là nước thắng trận nhưng phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề. B. được hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế và chính trị. C. không bị thiệt hại gì trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. D. không bị các nước đế quốc can thiệp và sâu xé. 3.Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì sao? A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. B. Có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. D. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy". 4. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) có ý nghĩa như thế nào? A. Hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 5. Liên Xô đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong thời gian A. 5 năm. B. 4 năm 3 tháng C.4 năm 9 tháng. D. 4 năm. 6. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời vào thời gian nào?
- A. 18/1/1949. B. 8/1/1949. C. 11/8/1949. D. 28/1/1994 7. Liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu có tên gọi là A. Tổ chức Hiệp ước Vácxava. B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. C. Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ chung Đông Âu. D. Liên minh Phòng thủ chung Đông Âu. 8. Ba nước: Ghinêbitxao, Môdămbích và Ănggôla giành được độc lập vì A. có lực lượng mạnh. B. có sự giúp đỡ của nước ngoài. C. được chính quyền mới ở Bồ Đào Nha trao trả độc lập. D. có người chỉ huy tài giỏi. 9. Phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập vào A. năm 1945. B. cuối những năm 50 của thế kỉ XX. C. cuối những năm 70 của thế kỉ XX. D. giữa những năm 90 của thế kỉ XX. 10. Hiện nay (tính đến thời điểm 10/2019) Đông Nam Á gồm có A. 8 nước. B. 9 nước. C. 10 nước. D. 11 nước. 11. Sau 20 năm thực hiện cải cách mở cửa, GDP của Trung Quốc tăng trung bình hằng năm là: A. 25%. B. 140%. C. 9,6%. D. 6,9%. 12. Những nước nào đã tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (8/8/1967)? A. Malayxia, Philippin, Brunay, Lào, Việt Nam. B. Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Xingapo,Thái Lan.
- C. Philippin, Xingapo, Thái Lan, Brunay, Campuchia. D. Burunay, Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Xingapo. 13. Hãy nối mốc thời gian tương ứng nội dung trong bảng sau: Năm Thành viên tham gia ASEAN 1. 1984 A. Việt Nam 2. 1995 B. Brunây 3. 1997 C. Campuchia 4. 1999 D. Lào và Mianma 14.Ghép cột A (Nhân vật) với cột B (Sự kiện) cho đúng. Cột ANhân vật Cột BSự kiện 1. Ga ga rin a. Nhà lãnh đạo đã tiến hành công cuộc cải tổ ở Liên Xô vào năm 1985. 2. Giooc ba chop b. Nhà du hành vũ trụ lái con tàu “ Phương Đông”. 3. Nen xơn Man đê la c. Người lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba. 4. Phi đen Cat xtơrô d. Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. e. Người chỉ huy cuộc binh biến ở Ai Cập năm 1952. 15.Điền từ thích hợp hoàn thành nội dung sau Trước chiến tranh thế giới II Đông Nam Á là (1)……………….. của chủ nghĩa đế quốc. Sau chiến tranh thế giới thứ II hàng loạt các nước nổi dậy giành chính quyền. Nhưng sau đó các nước (2)………………….. trở lại xâm lược. 16. Hãy lựa chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (…) đề hoàn thiện phát biểu về mục tiêu hoạt động của ASEAN. …Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì (…1…) và ổn định khu vực. Nhằm tạo nên một khu vực Đông Nam Á hoà bình, (…2…), cho công cuộc (…3...) phát triển của (…4...)
- II.PHẦN TỰLUẬN Câu 1: Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô, Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm gì cho đất nước ta? Tại sao có ý kiến cho rằng “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á” * Những bài học kinh nghiệm: Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp… Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc… Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng… * “Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”: Đây là một lục địa rộng nhất thế giới, Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), các nước châu Á đều chịu sự lệ thuộc vào các nước Đế quốc, Thực dân. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), phần lớn các nước ở đều giành độc lập như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam. Tuy nhiên, một số nước ở châu Á cũng đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về kinh tế như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo... Hiện nay, Nhật Bản là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Trung Quốc, một cường quốc thuộc Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, có tiếng nói ngày càng có giá trị trên trường quốc tế. Qua sự phát triển nhanh chóng đó, một số người dự đoán rằng“Thế kỉ XX là thế kỉ của châu Á”. Câu 2: Hãy trình bày những nét chính về sự phát triển, kinh tế, xã hội của các nước châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội Sau khi giành được độc lập, các nước châu phi bắt tay vào xây dựng đất nước, phát triển kinh tế và thu được những thành tựu bước đầu... Nhiều nước Châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu không ổn định và khó khăn. Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải, đề ra cải cách nhằm giải quyết các xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực… Câu 3: Trình bày sự thành lập và phát triển của tổ chức ASEAN từ 1967 đến nay? Nói Việt Nam ra nhập ASEAN vừa là thời cơ vừa là thách thức em hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hoàn cảnh : các nước Đông Nam Á cần liên kết để phát triển và tránh sự xâm nhập của nước ngoài nhất là sự can thiệp của mỹ vào khu vực . Sự thành lập 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập tại băng cốc Thái lan với 5 nước ...Viết tắt là ASEAN Mục tiêu: Hợp tác phát triển kinh tế văn hóa thông qua sự nỗ lực của các nước thành viên ... Sự phát triển + Năm 1984, Bru nây gia nhập và trở thành ASEAN6 + Năm 1995, Việt nam tham gia và trở thành thành viên thứ 7 + Năm 1997, Lào và Mi an ma + Năm1999, căm pu chia trở thành thành viên thứ 10 Mục tiêu của ASEAN 10 : chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế Việt nam gia nhập ASEAN vừa là thời cơ vừa là thách thức : + Thời cơ : có thời cơ hội nhập giao lưu học hỏi trao đổi về kinh tế, văn hóa ,KHKT tiên tiến để phát triển kinh tế văn hóa của đất nước
- + Thách thức: Cơ sở hạ tầng của Việt nam còn hạn chế, dân trí chưa cao, cần phải nỗ lực hết mình phát huy nội lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để hòa nhập mà không hòa tan Câu 4: Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ? Quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay? *. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á là vì: Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt, xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN.Đến tháng 4 1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của tổ chức ASEAN.Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của ĐNA. Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á. *. Quan hệ Việt Nam – ASEAN: Quan hệ Việt Nam – ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Campuchia.
- Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách “đối đầu” sang ‘’đối thoại”, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn là bạn với tất cả các nước”, quan hệ Việt Nam – ASEAN được cải thiện. Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, đánh dấu một bước mới trong quan hệ Việt Nam – ASEAN và quan hệ khu vực. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật… và nó ngày càng được đẩy mạnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 257 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn