Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 1
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu
- UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 PHÂN MÔN: LỊCH SỬ 9 1. Trắc nghiệm Câu 1: Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa từ ( 1926 - 1929) với phương châm chủ yếu là A. công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. B. đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy. C. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng D. làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp. Câu 2: Đâu không phải nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô? A. Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa. B. Thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân mở xí nghiệp nhỏ. C. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga. D. Tập trung phát triển kinh tế, chưa cải thiện cuộc sống nhân dân. Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là A. lạm phát, dân đói. B. năng suất tăng, sản xuất ồ ạt. C. sản suất giảm, cung không đủ cầu. D. năng suất tăng, thị trường tiêu thụ giảm. Câu 4: Sự kiện nào mở đầu cho cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới (1929 -1933) trầm trọng? A. Khủng hoảng chính trị ở Pháp. B. Nhà máy Đức bị phá sản hàng loạt. C. Thị trường chứng khoán Niu Oóc sụp đổ. D. Hàng chục triệu người thất nghiệp ở Pháp. Câu 5: Trong những thập niên 20 của thế kỷ XX nước Mĩ được coi là . A. trung tâm tài chính quốc tế. B. trung tâm công nghiệp, thương mại tài chính quốc tế. C. trung tâm công nghiệp, thương mại tài chính, quân sự thế giới. D. trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật thế giới . Câu 6: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Tài chính ngân hàng. D. Năng lượng. Câu 7: Để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì? A. Tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài. B. Tiến hành cải cách nền kinh tế xã hội đất nước. C. Ban hành đạo luật phục hưng công - nông nghiệp. D. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ ngân hàng. Câu 8: Năm 1918 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Nhật? A. Đảng Cộng sản Nhật thành lập.
- B. Diễn ra cuộc "bạo động lúa gạo". C. Trận động đất lớn khiến Tô-ki-ô sụp đổ. D. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính. Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? A. Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản. B. Tháng 8-1925, công nhân xưởng Ba Son tiến hành bãi công. C. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. D. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập. Câu10: Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân đảng là gì? A. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền. B. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua. C. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. D. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập. Câu 11: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì? A. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi. B. Sự kiên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít. C. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng. D. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng. Câu 12: Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản? A. Tầng lớp trí thức mới. B. Tầng lớp trí thức. C. Giai cấp tư sản. D. Tầng lớp công nhân 2. Tự luận Câu 1: Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1922-1941)? Hãy cho biết một số hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941)? a. Thành tựu - Thành tựu về kinh tế: + Từ tháng 12/1925, Liên Xô thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, với trọng tâm là phát triển công nghiệp nặng. Trải qua hai kế hoạch 5 năm (1928-1932, 1933-1937), Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mĩ). + Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành với quy mô sản xuất lớn. - Thành tựu về xã hội, văn hoá, giáo dục: + Cơ cấu giai cấp trong xã hội có sự thay đổi căn bản. Các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể, cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa. + Liên Xô đã xoá được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở ở các thành phố.
- + Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học-nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn. b. Hạn chế - Một số hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941) là: + Nóng vội, đẩy nhanh tốc độ tập thể hoá nông nghiệp khi người dân chưa hoàn toàn sẵn sàng, thiếu dân chủ trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp; + Đầu tư 1 tỉ lệ quá thấp cho công nghiệp nhẹ, Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân,.. Câu 2 :Trình bày những nét chính về tình hình nước Mỹ trong giai đoạn 1919- 1939? Từ cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và sự phát triển kinh tế của Mĩ, Việt Nam cần học hỏi những gì để phát triển kinh tế đất nước? * Xã hội + Trong những năm 20 của thế kỉ XX, giới cầm quyền Mĩ đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, ngăn chặn các cuộc đấu tranh của công nhân, đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ… + Phân biệt chủng tộc, bất công xã hội, thất nghiệp… thường xuyên xảy ra. * Kinh tế + Trong những năm 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mỹ bước vào thời kì phát triển “hoàng kim”: sản lượng công nghiệp tăng 69%, chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu lửa. + Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan ra các lĩnh vực khác, khiến nền kinh tế-tài chính Mỹ sa sút. + Để đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc đại suy thoái, Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới, với các biện pháp nhằm: giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính, cải tổ hệ thống ngân hàng, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội. Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, tình hình chính trị, xã hội dần dần được ổn định. * Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Việt Nam cần học hỏi những gì để phát triển kinh tế đất nước - Chú trọng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, áp dụng sáng tạo công nghệ mới để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển kinh tế. - Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước khác. - Ngoài việc phát huy tối đa yếu tố nội lực (tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào), cần phải tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế (tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, thời cơ từ hội nhập quốc tế và khu vực…) Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Liên Xô và phe Đồng Minh trong chiến tranh thế giới thứ hai? Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? - Nguyên nhân thắng lợi:
- + Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh phi nghĩa do phe phát xít gây ra, đồng thời là cuộc chiến tranh chính nghĩa của Liên Xô, phe Đồng minh, của các dân tộc bị phát xít chiếm đóng và của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới. + Các dân tộc, toàn thể nhân loại tiến bộ luôn đoàn kết, kiên cường, sát cánh cùng lực lượng Đồng minh chiến đấu vì nền hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội... + Tinh thần chiến đấu và ý chí kiên cường của quân đội các nước Đồng minh, đặc biệt là của Hồng quân Liên Xô là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi. - Ý nghĩa: + Giúp nhân loại thoát khỏi thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít và có ý nghĩa quan trọng cho hoà bình, an ninh, tiến bộ, bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. + Tạo nên bước chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh: sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, nhiều dân tộc có điều kiện vươn lên giành độc lập trong đo có Việt Nam, tương quan giữa các nước tư bản chủ nghĩa thay đổi,... * Liên Xô có vai trò trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít - Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng then chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. - Là một trong ba trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. - Đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải phóng các nước ở Đông Âu. - Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít. - Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện. - Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh. Câu 4: Nêu những nét chính về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 -1945 có điểm gì nổi bật? Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, cách giải quyết của Mĩ và Nhật Bản khác nhau như thế nào? * Những nét chính về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918-1929 - Nhờ hưởng lợi từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh. Tuy nhiên, sự phát triển đó chỉ kéo dài trong 18 tháng. - Đến những năm 1920-1921, nền kinh tế Nhật Bản sa sút. Đời sống người lao động không được cải thiện, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ. - Vào những năm 1924-1929, kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng không ổn định: Từ năm 1927, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Tô-ki-ô, kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng, suy thoái. - Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản. - Để đưa đất nước ra khỏi đại suy thoái, Chính phủ Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. + Tháng 9-1931, Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, đánh dấu việc hình thành "lò lửa chiến tranh" ở châu Á-Thái Bình Dương. + Năm 1940, công bố thuyết Đại Đông Á, tạo cơ sở cho việc xâm lược Đông Nam Á. * Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, cách giải quyết của Mĩ và Nhật Bản khác nhau như thế nào?
- - Mĩ giải quyết khủng hoảng bằng cải cách kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách mới. - Nhật giải quyết khủng hoảng bằng cách tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy chính trị, gây chiến tranh bành trướng ra bên ngoài. ------- Hết ------- Vũng Tàu, ngày 08 tháng 10 năm 2024 Duyệt của Tổ chuyên môn Người soạn đề cương TPCM Đào Thị Tứ Lê T. Thanh Kim Huệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 260 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 365 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 88 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 185 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 107 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 137 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 135 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 119 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn