intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 7 và quý thầy cô giáo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường" với mong muốn các bạn học sinh sẽ có tài liệu ôn thi thật tốt và nắm được cấu trúc đề thi. Chúc các bạn thành công!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – NĂM HỌC 2022­2023 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Dãy núi nào là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa châu Âu với  châu Á? A. U­ran B. Xcan­đi­na­vi C. An­pơ D. Các­pát Câu 2: Châu lục nào có dân số đông nhất trên thế giới? A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Châu Mỹ Câu 3: Phần lớn diện tích châu Âu thuộc đới khí hậu nào? A. Đới nóng B. Đới lạnh C.   Đới   ôn   hòa D. Núi cao Câu 4: Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của châu Á là A. 50,9% B. 60% C. 75% D. 79% Câu 5: Châu lục nào có diện tích lớn nhất trên thế giới? A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Châu Mỹ Câu 6: Quốc gia nào sau đây có dân số đông nhất trên thế giới? A. Ấn Độ B. Trung Quốc C.   Nhật  Bản D. Hàn Quốc Câu 7: “Quanh năm lạnh giá, lượng mưa rất ít” là đặc điểm của đới  khí hậu nào? A. Ôn đới hải dương B. Ôn đới lục địa C. Cận nhiệt địa trung hải D.   Cực   và   cận  cực Câu 8: Bán đảo nào không thuộc châu Âu? A. Bán đảo I­ta­li­a B. Bán đảo  I­bê­rích  C. Bán đảo Ban­căng D. Bán đảo A­ráp
  2. Câu 9: Các nhân tố  tự  nhiên nào sau đây  ảnh hưởng chủ  yếu đến  bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á? A. Địa hình, khoáng sản B. Nguồn nước, khoáng sản C. Địa hình, khí hậu D. Khí hậu, khoáng sản Câu 10: Châu Á có diện tích khoảng A. hơn 30 triệu km2 B.  40   triệu   km2 C. 44,4 triệu km2 D. 50 triệu km2 Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô dân số châu Á? A. Dân cư phân bố không đồng đều B. Dân cư thưa thớt C. Đông dân nhất trên thế giới D. Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh. Câu 12: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu  hướng về đâu? A. Ấn Độ và các nước phương Đông B. Trung Quốc và các nước phương Đông C. Nhật Bản và các nước phương Đông D. Ấn Độ và các nước phương Tây Câu 13: Ai là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển? A. B đi­a­xơ     B. Va­xcôdơ Ga­ma C. Cô­lôm­bô   D. Ph.Ma­gien­lan. Câu 14: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp  nào ở châu Âu? A. Tăng lữ quý tộc                      B. Công nhân, quý tộc C. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc  D. Thương nhân, quý tộc. Câu 15: Những nước nào đi tiên phong trong cuộc phát kiến địa lí A. Anh Pháp.                B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha C. Đức, Ý                     D. Pháp, Bồ Đào Nha Câu 16: Sau cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô như thế  nào? A. Được hưởng thành quả do phát kiến mang lại. B. Được ấm no vì của cải xã hội ngàv càng nhiều. C. Bị thất nghiệp và phải làm thuê cho tư sản. D. Bị trở thành những người nô lệ. Câu 17: Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đươc hình thành trên cơ sở  nào?
  3. A. Các thành thị trung đại. B. Thu vàng bạc hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông. C. Sự phá sản của chế độ phong kiến. D. Vốn và công nhân làm thuê. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Khí hậu châu Á phân hóa như thế nào? Kiểu khí hậu nào là  phổ biến nhất?Trình bày đặc điểm của kiểu khí hậu lục địa. ­ Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng thành nhiều đới, mỗi đới lại gổm   nhiều kiểu có sự khác nhau về chế độ nhiệt, chế độ gió và lượng mưa.  Kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất. ­ Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở trung tâm châu Á, rất khô hạn, lượng  mưa trung bình năm dưới 300mm, mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng  và khô Câu 2: Cho bảng số liệu sau GDP của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2020 Nền kinh tế GDP (tỉ USD, giá hiện hành Hoa Kì 20.893,7 Liên minh châu Âu 15.292,1 Trung Quốc 14.722,7 Nhật Bản 5.057,8 Thế giới 84.679,9 Dựa vào bảng số liệu, em hãy tính tỉ trọng GDP của các trung tâm  kinh tế lớn so với toàn thế giới năm 2020 và rút ra nhận xét. * Tính tỉ trọng: (HS dựa vào công thức tự tính) * Hướng dẫn nhận xét: + Bốn trung tâm kinh tế lớn chiếm khoảng 2/3 tổng GDP của thế giới   (66,1%). + Trong đó, Hoa Kỳ  là trung tâm kinh tế  chiếm tỉ  trọng GDP nhiều   nhất trong 4 trung tâm (?%), tiếp đến là Liên minh châu  Âu (?%),   Trung Quốc (?%) và Nhật Bản (?%)   Câu 3: Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng và  miền núi ở châu Âu.  *  Châu     Â    u có hai khu v   ực địa hình: đồng bằng và miền núi. 
  4. ­ Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục. Các đồng bằng được hình   thành do nhiều  nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác  nhau (đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Âu…) ­ Khu vực miền núi gồm núi già và núi trẻ. + Địa hình núi già: Phân bố  ở  phía bắc và trung tâm, chạy theo hướng  bắc­nam (dãy U­ran, dãy Xcan­đi­na­vi...) + Địa hình núi trẻ: phân bố  chủ  yếu ở  phía nam, chỉ  chiếm 1,5% diện   tích lãnh thổ (An­pơ, Các­pát...) Câu 4: Trình bày một số thông tin khái quát về Liên minh châu Âu  (EU)? * Khái quát về Liên minh châu Âu (EU): ­ Diện tích: 4,1 triệu km2 (2020) ­ Dân số: 447,7 triệu người (2020) ­ Liên minh Châu Âu (EU) tiền thân là Cộng đồng kinh tế  châu Âu  (thành lập năm 1957). ­ Với việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh (31/01/2020), hiện nay  liên minh gồm 27 quốc gia. ­ Liên minh châu Âu đã thiết lập một thị trường chung và có hệ thống   tiền tệ chung (đồng Ơ­rô). Câu 5: Nêu đặc điểm hình dạng và kích thước châu Á. ­ Kích thước: Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới với diện tích phần  đất liền là 41,5 triệu km2  (bao gồm cả  phần lãnh thổ  của Liên bang  Nga  ở  châu Á); tính cả  các đảo, diện tích châu Á khoảng 44,4 triệu  km2  ­ Hình dạng:  Châu Á có dạng hình khối rộng lớn, bờ  biển chia cắt   mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí đầu thế kỉ  XV? ­ Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu  về hương liệu, vàng bạc,... ngày càng tăng. ­ Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Điạ Trung Hải  bị người Ả Rập chiếm đóng, cần tìm cách lưu thông thương mại giữa  Phương Đông và Châu Âu. ­ Lúc này, khoa học và kĩ thuật có những tiến bộ quan trọng như kĩ thuật  mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ,...
  5. Câu 7: Phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? ­ Hệ quả tích cực + Đem lại cho con người hiểu biết về Trái Đất hình cầu, về những vùng  đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới +  Thúc   đẩy   trao   đổi   văn   hóa   giữa   các   châu   lục + Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư  bản ­  Hệ   quả   tiêu   cực +  Chủ   nghĩa   thực   dân   ra   đời   và   nạn   cướp   bóc + Nảy sinh nạn buôn bán da đen +  Thổ   dân   châu   Mỹ   và   nền   văn   hóa   của   họ   bị   hủy   diệt Câu 8: Trình bày những biến đổi quan trọng về kinh tế ­ xã hội Tây   Âu thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI? Từ cuối thế kỷ XIII, tình hình kinh tế xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi: Về kinh tế: Thành thị phát triển thịnh vượng, mầm mống quan hệ sản  xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.  Về xã hội:Tầng lớp mới ra đời giàu có nhưng không có địa vị xã hội. Do  đó, họ có như cầu xây dựng hệ tư tưởng và văn hóa mới => Phong trào  văn hóa Phục hưng. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0