intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN chia sẻ đến các em Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng với các câu hỏi ôn tập được biên soạn bạn sát chương trình SGK Ngữ văn 10 giúp các em hệ thống kiến thức trong tâm môn học một cách bài bản. Mời các em cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

  1. THPT TÔN THẤT TÙNG Năm học: 2020 ­ 2021   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I Ngữ văn 10 I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1.  Nhận diện dạng câu hỏi thường gặp trong phần đọc hiểu  ­ Câu hỏi về phát hiện nội dung, chủ đề trong văn bản ­ Câu hỏi về phát hiện nghệ thuật trong văn bản 2. Nhận diện 6 phương thức biểu đạt Mục đích, đặc điểm TỰ SỰ ­ Kể lại, thuật lại sự việc ­ Có cốt truyện, nhân vật, sự việc… có ngôi kể thích hợp BIỂU CẢM ­ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh ­ Sử dụng kiểu câu cảm thán, câu hỏi tu từ và từ ngữ chỉ cảm xúc, tâm trạng MIÊU TẢ ­ Qua ngôn ngữ  làm cho làm cho sự  vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là  thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt ­ Câu văn giàu hình ảnh THUYẾT  ­ Cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về sự vật, hiện tượng MINH ­ Mang tính khách quan, trung thực, hấp dẫn NGHỊ LUẬN ­ Bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói,   người viết. ­ Dùng lập luận, lí lẽ, bằng chứng để  thuyết phục người khác tin theo, làm   theo ĐIỀU HÀNH Điều hành xã hội, cầu khiến hoặc kiến nghị… 3. Nhận diện một số biện pháp tu từ So sánh ­ Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng (A là B, A như B) ­ Nhằm tăng sức gợi hình biểu cảm. VD: “Cổ tay em trắng như ngà”. (Ca dao) Nhân hóa ­ Cách gọi tả vật, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người  ­ Làm cho thế giới vật, đồ  vật … trở  nên gần gũi biểu thị  được những suy   nghĩ tình cảm của con người. VD: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” (Hồ Chí Minh) Ẩn dụ ­ Dùng tên sự  vật này gọi tên sự  vật hiện tượng khác dựa trên  nét tương   đồng ­ Nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm VD: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng” (Ca dao)
  2. Hoán dụ ­ Dùng tên sự vật này gọi tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ  gần gũi với nó ­ Nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm VD: “Áo chàm đưa buổi phân li” (Tố Hữu) Phép điệp ­ Lặp lại từ ngữ hoặc cấu trúc ngữ pháp ­ Làm nối bật ý, gây cảm xúc mạnh VD: Bài ca dao Khăn thương nhớ ai (Lớp 10, tập I) Phép đối ­ Sử  dụng những từ  ngữ, hình  ảnh, các thành phần câu, vế  câu song song,   cân đối trong lời nói  ­ Nhấn mạnh về  ý, gợi liên tưởng, gợi hình  ảnh sinh động, tạo nhịp điệu   cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng VD: “Mai cốt cách  tuyết tinh thần” (Nguyễn Du) Cường  ­ Phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả  điệu  ­ Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng tính biểu cảm VD: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”(Quang Dũng) Nói   giảm,  ­ Dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển nói tránh ­ Tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự; giảm bớt đau  thương. VD: Bác Dương thôi đã thôi rồi (Nguyễn Khuyến) II. PHẦN LÀM VĂN  1. Cách dựng đoạn văn nghị luận xã hội: Đã học ở chương trình ngữ văn lớp  9, cấp THCS. 2. Cách làm bài văn tự sự: 4 bước *Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện cần kể. Chú ý nhớ kĩ những sự  việc chính, những chi tiết quan trọng để  có thể  kể  lại đúng và đủ  theo thứ  tự  nội dung cốt truyện. (Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện. Cốt   chuyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc). *Bước 2: Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn. *Bước 3: Ghi vào vở  nháp dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính, các  tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện). *Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến cuối  câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ.  2. Kể chuyện sáng tạo: 
  3. ­ Nhập vai (Hóa thân thành nhân vật trong tác phẩm tự  sự: Tấm Cám; Truyện  An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy). ­ Kể chuyện theo trí tưởng tượng. 3. Đọc văn: Các tác phẩm tự sự dân gian a/ Truyện  An Dương  Vương và Mỵ  Châu, Trọng Thuỷ: Cần nắm các nội  dung sau: ­ Đặc điểm của thể loại truyền thuyết: lịch sử được kể lại trong truyền thuyết   đã được khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì  làm nên sức hấp dẫn của truyện. ­ Phân tích được nhân vật: An Dương Vương, Mỵ  Châu, và chi tiết: ngọc trai  giếng nước. ­ Ý nghĩa của truyện: Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi   kịch tình yêu của Mỵ  Châu­ Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút và trao truyền lại   cho thế  hệ sau bài học lịch sử  về ý thức đề  cao cảnh giác với âm mưu của kẻ  thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. b/ Truyện Tấm Cám: Cần nắm các nội dung sau: ­ Phân loại truyện cổ  tích: gồm ba loại: cổ tích về  loài vật, cổ  tích thần kì, cổ  tích sinh hoạt. ­ Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì: có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì   vào tiến trình phát triển của truyện. ­ Tóm tắt được cốt truyện. ­ Diễn biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám khi ở trong gia đình  và ngoài xã hội. ­ Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm (từ  kiếp người hoá kiếp liên tiếp   thành con vật, cây, đồ  vật và trở  về  kiếp người): thể  hiện sức sống, sức trỗi   dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của   thiện thắng ác. ­ Đặc sắc nghệ  thuật: thể  hiện  ở  sự  chuyển biến của Tấm: từ yếu đuối, thụ  động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. ­­­ HẾT ­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2