Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên
lượt xem 2
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên
- TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN TỔ NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 (GIỮA HỌC KÌ 1) NĂM HỌC 20222023 A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: Nội dung theo phân phối chương trình hiện hành và hướng dẫn tại Công văn số 1444SGDĐTGDTrH&TX ngày 12/10/2022 của Sở GDĐT, tính đến ngày 25/10/2022 (tuần 78 đối với các đề chung của Sở) B) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP: Trắc nghiệm 30%, Tự luận 70% 1. Về văn bản: Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học). 2. Về kiến thức và kĩ năng HS cần: + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: Cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật. +Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. +Viết được một văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện. +Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm đối với cộng đồng. +Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, nhân vật trữ tình ( chủ thể trữ tình). +Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm thơ. +Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thơ thuộc hai nền văn hóa khác nhau. +Nhận biết được lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ, biết cách sửa những lỗi đó. +Biết nuôi dưỡng đời sống tâm hồn phong phú, có khả năng rung động trước những vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống. 3. Cấu trúc đề : Thời gian: 90 phút Cấu trúc đề gồm: Từ 67 câu trắc nghiệm, 3 4 câu đọc hiểu,01 câu nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội,theo các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Phần kiểm tra năng lực đọc – hiểu, HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn. 4. Một số đề luyện tập:
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT LÊ TRỌNG TẤN NĂM HỌC 20222023 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề kiểm tra có 02 trang) PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trước khi có Trời đất, vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, trong đó không có ánh sáng và âm thanh. Tại trung tâm có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày (có tích là qua 18.000 năm thai nghén), đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, một vị Linh Chân hy hữu ra đời, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ. Ngài cảm thấy không gian này vô cùng chật chội, liền dùng một cái rìu phá tan khối hỗn độn. Khối hỗn độn ấy mở ra, chia làm hai phần: phần nhẹ mà trong mỗi ngày đều bay lên cao, vì thế hình thành bầu trời; phần nặng mà đục mỗi ngày đều rơi xuống thấp, vì thế hình thành mặt đất. Giữa Trời và Đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn lên một trượng. Ngài càng lớn càng cao, trở thành đầu đội trời, chân đạp đất, một người cao lớn không ai sánh nổi. Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần. Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả. Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị. Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Khi Ngài chết, mắt trái biến thành mặt trời, mắt phải biến thành mặt trăng, máu biến thành sông, mỡ biến thành biển, râu tóc biến thành thảo mộc, thịt biến thành đất đai, tóc biến thành tinh tú, da biến thành cây cỏ, xương cốt và răng biến thành vàng đá, tinh túy biến thành châu ngọc, mồ hôi biến thành mưa. Đầu Ngài biến thành Đông Nhạc Thái Sơn, hai chân biến thành Tây Nhạc Hoa Sơn, ngực và bụng biến thành Trung Nhạc Tùng Sơn, vai trái biến thành Nam Nhạc Hoành Sơn, tay phải biến thành Bắc Nhạc Hằng Sơn. (TheoThần thoại Trung Quốc Nguồn: Internet) Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thời gian thần thoại, không gian thần thoại của văn bản. Câu 2.(1.0 điểm) Xác định cốt truyện và nhân vật của văn bản. Câu 3.(1.0 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong câu văn sau và nêu tác dụng: “Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng.” Câu 4.(1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện thần thoại trên.
- PHẦN 2: LÀM VĂN(6.0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn sau: Câu chuyện Kiến giết Voi Trong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo . Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát: – Đàn Kiến ranh con kia! Chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm lên lên một cái là chúng mày chết cả nút . Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả. Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại: – Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu. Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn kiến nhỏ bé đã nhanh nhẹn tản ra, bám ngay lấy chân Voi mà leo lên lưng Voi. Đàn kiến bảo nhau xúm cả vào hai mắt Voi mà cắn, khiến Voi không sao mở được mắt nữa. Trong khi hai mắt Voi còn cay xè thì đàn kiến lại bảo nhau chui vào hai tai Voi mà đục thủng màng nhĩ . Voi đau buốt đến tận óc. Voi cố lấy vòi để thổi và quét đàn kiến xuống đất nhưng không xuể vì đàn kiến đông quá. Đàn Kiến lại chui vào vòi Voi mà đốt, mà cắn. Voi không tài nào chịu nổi, ngã lăn ra, kêu khóc, giãy giụa ầm trời. Đàn Kiến đã đi báo thêm cho nhau biết và kéo tới mỗi lúc một nhiều, xúm vào đốt Voi cho tới chết mới chịu buông tha. Từ đấy, họ hàng nhà voi bảo nhau phải tránh xa giống kiến nhỏ bé nhưng ghê gớm. Trước khi ăn gì, họ hàng nhà voi đều cuốn thức ăn vào vòi, giũ thật sạch để không còn Kiến nữa rồi mới dám ăn. Và voi cũng hết sức để ý, không bao giờ để cho kiến leo được lên trên người mình. (Truyện ngụ ngôn Việt Nam) *** HẾT Tổng số câu 2 1 2 5 Tổng số điểm 2.0 1.0 7,0 10 Tỷ lệ 20% 10 % 70% 100% KHUNG MA TRẬN ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN VĂN 10 NĂM HỌC 20222023 I ĐỌC HIỂU 4,0 Câu 1: Thời gian: Trước khi có Trời đất , thời gian không xác định. 0.5 Không gian: vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, không gian cổ sơ, không xác định. 0.5 Câu 2: Cốt truyện: kể về quá trình thần Bàn Cổ được sinh ra, Thần tách biệt Trời Đất, mở mang cõi trần, hình thành các yếu tố tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, sống, biển, 0.5 … Nhân vật: Bàn Cổ, vị thần sinh ra trong bối cảnh đặc biệt, có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ. 0.5 Câu 3: Phép tu từ:
- Nói quá: “hớp gió nuốt sương”, “mình cao trăm thước”. So sánh: “Đầu như rồng’’ 0.5 Liệt kê: “tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả” Tác dụng: Nhấn mạnh cho người đọc thấy được hình ảnh của vị thần Bàn Cổ với ngoại hình và sức mạnh phi thường. Qua đó cho người đọc thấy được vai trò của Thần Bàn Cổ trong quá trình hình thành vũ trụ. 0.5 Câu 4: Ý nghĩa của thần thoại: Thần thoại Bàn Cổ góp phần giải thích sự hình thành vũ trụ, trời đất, quá trình hoàn thiện thế giới, muôn loài. 1.0 II LÀM VĂN: Nghị luận văn học 6.0 Yêu cầu cụ thể: 1). Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0.5 điểm) 0.5 Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau. Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn. Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 2). Chia tách đoạn phù hợp theo nội dung văn bản ( 5,0 điểm) I. Mở bài: 0.5 Giới thiệu truyện và định hướng bài viết Truyện ngụ ngôn Kiến và Voi. II. Thân bài * Chủ đề và ý nghĩa chủ đề: Chủ đề của truyện: khuyên mỗi người khôngnên có tính kiêu ngạo, coi thường 1.0 người khác và hiếp đáp kẻ yếu hơn mình. Ý nghĩa: Từ câu chuyện của Voi và Kiến, tác giả dân gian đã gửi gắm thông điệp đến những người trong xã hội sống kiêu ngạo, huênh hoang cuối cùng sẽ nhận cái kết cay đắng. * Hình thức nghệ thuật: Đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn: dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật để hướng đến cho người đọc một chủ đề, triết lý nhân sinh, bài học cuộc 0.5 sống, khuyên nhủ, răn dạy con người. Cốt truyện: tóm tắt ngắn gọn truyện ngụ ngôn: Truyện kể về một coi voi to lớn, hung hăng, kiêu ngạo. Voi tỏ thái độ xem thường những chú kiến bé nhỏ, không 1.0 chịu khuất phục mình. Cuối cùng, vì tính xem thường kẻ khác,Voi bị đàn kiến vùi chết. > mượn hình ảnh của loài vật, hướng đến chủ đề của văn bản, tác giả muốn lên án thói hung hăng, xem thường người khác của voi. Nghệ thuật tạo tình huống truyện: Một chú voi to lớn bị một đàn kiến bé nhỏ vùi chết 0.5 > Nhận xét: Tình huống truyên độc đáo, bất ngờ chuyển tải được thông điệp. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng hai nhân vật VoiKiến đối lập về ngoại hình, tính cách, bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ để khái quát lên thành bài học cuộc sống. 0.5 > Nhân vật quen thuộc của thể loại truyện ngụ ngôn. * Nhận xét về chủ đề và hình thức nghệ thuật:
- Chủ đề: bài học nhân văn về tính cách kiêu căng, ngạo nghễ. 0.5 Hình thức nghệ thuật: Bám sát đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn. III. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện kể, tác động cụ thể đến nhận 0.5 thức người đọc. 3). Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ 0.5 ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Các lỗi khác GV dựa vào bài làm để linh hoạt cho điểm ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Có lần thần Điônidốt hiện ra, cho vua Miđát được ước một điều. Miđát vốn tham lam nên nói ngay: Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng! Thần Điônidốt mỉm cười ưng thuận. Vua Miđát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa! Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Miđát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn: Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! Thần Điônidốt liền hiện ra và phán: Nhà ngươi hãy đến sông Páctôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham. Miđát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. (Điều ước của vua Miđát, trích Thần thoại Hi Lạp, Nhữ Thành dịch) Lựa chọn đáp án đúng:
- 1. Nội dung chính của câu chuyện là ? A. Mong muốn của vua Miđát và sự giúp đỡ của thần Điônidốt B. Những ước muốn của vua Miđát C. Ước muốn tham lam của vua Miđát C. Niềm hạnh phúc của vua Miđát 2. Đâu là lời người kể chuyện? A. Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng! B. Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! C. Có lần thần Điônidốt hiện ra, cho vua Miđát được ước một điều. D. Nhà ngươi hãy đến sông Páctôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham. 3. Chi tiết nào giúp vua Miđát hiểu ra điều ước của mình là khủng khiếp? A. Vua Miđát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng B. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng C. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt D. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn 4.. Nhân vật vua Miđát trong câu chuyện trên là người như thế nào? A. Nhu nhược, bù nhìn B. Tham lam, ngu ngốc C. Khôn ngoan, tư lợi D. Xảo trá, gian tham. 5. Bài học mà nhà vua Miđát hiểu ra là gì? A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam; B. Không nên ước những điều ngu ngốc; C. Trước khi ước điều gì cần phải suy nghĩ chín chắn D. Không gì quý giá bằng miếng ăn. 6. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì? A. Ngưỡng mộ sự màu nhiệm của điều ước; B. Tôn vinh trí tuệ của thần Điônidốt; C. Trân trọng khát vọng giàu sang của con người; D. Phê phán những ước muốn tham lam của con người. 7. Ý nào không nêu đúng lý do khiến chi tiết “Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng” là chi tiết tiêu biểu, không thể lược bỏ: A. Tăng kịch tính cho câu chuyện
- B. Làm nổi bật sự tham lam của vua Miđát C. Giúp người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu chuyện D. Cho thấy ước muốn của vua Miđát là ngu ngốc và khủng khiếp Trả lời các câu hỏi: 8. Chỉ ra và nêu tác dụng của chi tiết thần kì được sử dụng trong câu chuyện. 9. Thông điệp có ý nghĩa nhất anh(chị) rút ra được sau khi đọc xong câu chuyện. 10. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: “Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam” không? Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Điều ước của vua Mi đát Hết Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KÌ I THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT Môn: Ngữ Văn Khối: 10 Thời gian làm bài: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 A 0.5
- 2 B 0.5 3 B 0.5 4 A 0.5 5 D 0.5 6 C 0.5 7 D 0.5 8 Nêu 2 chi tiết thần kì 1.0 của văn bản: + Cành sồi biến thành vàng; quả táo biến thành vàng + Thức ăn, thức uống biến thành vàng + Dòng nước sông Páctôn Tác dụng của chi tiết thần kì đối với văn bản: Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện; tạo nên sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện; đây chính là "sức mạnh" của các chi tiết thần kì, chi tiết thần kì còn thể
- hiện trí tưởng trượng kì diệu của người cổ đại. 9 Thông điệp mà 1.0 người xưa muốn gửi gắm qua văn bản: + Đừng sống tham lam, ham muốn ích kỉ. + Phải sống bằng sức lao động chân chính của bản thân để đạt được hạnh phúc trọn vẹn. + Nếu luôn tham lam, tranh giành lợi lộc sẽ chịu những hậu quả thích đáng. 10 Quan điểm: “Hạnh 0.5 phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam” Hạnh phúc là phạm trù tinh thần, vàng bạc là phạm trù vật chất. Dù cuộc sống tinh thần của con người có được một phần nhờ vào sự đầy đủ của vật chất nhưng tham lam vô độ chỉ khiến con người rơi vào bi kịch. Ước muốn cao đẹp, sống hết mình vì đam
- mê chính đáng mới đem lại hạnh phúc. Tham lam vô độ không thể đạt được hạnh phúc. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc 0.5 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu 0.5 cầu của đề. Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Điều ước của vua Miđát. c. Triển khai vấn đề 2.0 nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nhân vật chính và nội dung bao quát của tác phẩm Điều ước của vua Miđát. Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Về nội dung, câu chuyện kể về Phê phán những ước muốn tham lam của con người, cụ thể là ước muốn có thật nhiều vàng của vua
- Miđát. + Về nghệ thuật, tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của nghệ thuật cổ đại Hy Lạp: sự phong phú của trí tưởng tượng; tính hấp dẫn, li kì của thử thách để làm bật những phẩm chất của nhân vật chính… Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện (có thể là bài học dựa vào chính bản thân mình hoặc không ngại khi phải đương đầu với thử thách) / thể hiện sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của câu chuyện trong tác phẩm…. d. Chính tả, ngữ 0.5 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể 0.5 hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2022 2023 TRƯỜNG THPT ................................ Môn: Ngữ văn Khối: 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Thí sinh không phải chép đề vào giấy làm bài)
- I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luân phiên nhau. Cô chị Mặt trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hóa dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại. Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra. (Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Dấu hiệu nào sau đây giúp anh/chị xác định văn bản trên là thần thoại. A. Nhân vật chính là Ngọc Hoàng, người cai quản trời đất. B. Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng, họ là các vị thần sáng tạo vũ trụ. C. Nhân vật chính là con người, giữ vai trò trong việc lý giải và chinh phục tự nhiên. D. Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng trong việc chăm lo cuộc sống con người. Câu 2. Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được giao nhiệm vụ: A. Chăm lo cuộc sống con người dưới trần gian. B. Chiếu sáng cho con người làm việc. C. Làm cho ngày đêm dài ngắn khác nhau. D. Thay nhau coi việc dưới trần gian. Câu 3. Bọn khiêng kiệu trẻ hay la cà, về trễ đã dẫn đến chuyện gì? A. Ban ngày sẽ ngắn đi B. Ban ngày sẽ dài ra C. Mặt trời sẽ chiếu sáng ít đi D. Nữ thần Mặt Trời bị trời trách phạt Câu 4. Nhân dân dưới trần gian phàn nàn về điều gì? A. Các nữ thần làm cho ngày dài ngắn, ảnh hưởng đến công việc của họ. B. Sức nóng của nữ thần Mặt Trăng làm nhân dân không chịu được. C. Các nữ thần bỏ bê công việc chiếu sáng trần gian làm cây cối không phát triển được. D. Cả 3 ý trên. Câu 5. Nội dung khái quát của văn bản trên là: A. Kể về công việc của nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. B. Giải thích vì sao có ngày dài, ngày ngắn. C. Lý giải về các hiện tượng tự nhiên của Mặt Trời và Mặt Trăng. D. Giải thích các hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết, trăng quầng. Câu 6. Câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng không nhằm lý giải điều gì? A. Ngày ngắn, ngày dài. B. Trăng sáng, trăng quầng. C. Ngày đêm tuần hoàn nhau. D. Mặt trời có sức nóng dữ dội. Câu 7. Thông điệp đúng nhất mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là:
- A. Thể hiện khát vọng tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên trái đất. B. Thể hiện các quan niệm về tự nhiên và xã hội của dân gian. C. Thể hiện sức mạnh của các vị thần sáng tạo thế giới. D. Thể hiện các tín ngưỡng dân gian về sự tôn thờ các vị thần sáng tạo thế giới. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8. Theo anh/chị, có thể lược bỏ chi tiết “Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt” không? Vì sao? Câu 9.Anh/Chị có nhận xét gì về cách lý giải của dân gian qua câu chuyện trên? Câu 10. Theo anh/chị, câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có ảnh hưởng gì đến nhận thức của giới trẻ ngày nay. II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. Hết Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022 2023 TRƯỜNG THPT ................................ Môn: Ngữ văn Khối: 10 Thời gian làm bài: 90 phút ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm Phần Câu Nội dung Điểm chấm dành cho HS hòa nhập I ĐỌC HIỂU 6.0 6.0 1 B 0.5 2 D 0.5 3 B 0.5 Theo khung điểm 4 B 0.5 chung 5 C 0.5 6 D 0.5 7 A 0.5 Không thể lược bỏ chi tiết “Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt” vì chi tiết nàynhằm lý giải hiện tượng ánh sáng mặt trăng dịu dàng hơn mặt trời, người hạ giới ưa thích Đạt được ½ 8 ánh sáng của mặt 0.5 nội dung trăng, hiện tượng trăng quầng do lớp tro hiện lên. Hướng dẫn chấm: Trả lời như Đáp án: 0.5 điểm. Trả lời được 01 trong 03 ý: 0.25 điểm. 9 Nhận xét cách lý 1.0 Đạt được ½ giải: nội dung Lý giải các hiện tượng theo trí tưởng tượng, trực quan. Thể hiện nhận thức sơ khai, đơn giản của dân gian về các hiện tượng
- tự nhiên. Khát vọng muốn khám phá, giải thích quá trình tạo lập thế giới xung quanh. Hướng dẫn chấm: Trình bày thuyết phục: 1.0 điểm. Trình bày chung chung: 0.5 điểm 0.75 điểm. Trình bày thiếu thuyết phục: 0.25 điểm. Nó giúp các thế hệ trẻ có thể giải thích được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, về nguồn gốc những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống hằng ngày. Các câu truyện thần thoại còn giúp thế hệ trẻ hiểu được rằng con người đã hình dung về vũ trụ Đạt được ½ 10 như thế nào trong 1.0 nội dung thế giới hoang sơ thuở ban đầu. Thể hiện sự tôn trọng với di sản văn học dân gian của người xưa. Hướng dẫn chấm: Trình bày thuyết phục: 1.0 điểm. Trình bày chung chung: 0.5 điểm 0.75 điểm. Trình bày thiếu thuyết phục: 0.25 điểm. II VIẾT 4.0 4.0 Hãy viết một bài
- văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được Đạt được ½ nội vấn đề, Thân bài 0.25 dung triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề Chủ đề và đặc Đạt được ½ sắc nghệ thuật 0.25 nội dung truyện thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu truyện thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng và nêu nội dung khái quát cần phân tích. Đạt được ½ Hướng dẫn 0.5 nội dung chấm: Giới thiệu truyện kể: 0.25 điểm Khái quát nội dung cần phân tích : 0.25 điểm *Chủ đề 2.0 Đạt được ½ Truyện xoay nội dung
- quanh việc lý giải các hiện tượng thiên nhiên của mặt trời và mặt trăng. Khát vọng tìm hiểu thế giới, chinh phục tự nhiên của con người. Thể hiện sự tôn trọng trí tuệ dân gian trong việc hình dung về thế giới. * Đặc sắc nghệ thuật Dựa vào đặc trưng của Thần thoại (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật) để phân tích về giá trị nghệ thuật trong truyện. Trí tưởng tượng phong phú, trực quan sinh động, nhiều chi tiết thú vị, hấp dẫn. Hướng dẫn chấm: Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.25 điểm 1.75 điểm. Trình bày chung chung, chưa rõ: 0.25 điểm 1.0
- điểm * Đánh giá: Tổng kết lại giá trị về chủ đề và nghệ thuật, thông điệp câu chuyện Nêu suy nghĩ, Đạt được ½ nhận thức bản 0.5 nội dung thân. Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0.25 điểm. * Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn Đạt được ½ 0.25 chấm: nội dung Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. * Sáng tạo Vận dụng hợp lý các thao tác nghị luận; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về Đạt được ½ 0.25 vấn đề nghị luận; nội dung có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. TỔNG ĐIỂM (I + II) 10.0 10.0 ĐỀ KIỂM TRA GIUA K ̃ Ỳ I Môn: Ngữ văn Lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI
- Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu. Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa. Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người. (Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (s ưu t ầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009). Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên: A. Cổ tích B. Truyền thuyết C. Thần thoại D. Sử thi Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào? A. Trời đất mới sinh, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây muôn thú. B. Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây muôn thú, mà chưa có loài người. C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cũng một số vị thần như thần Lửa, thần Nước. D. Trời đất mới sinh, có cỏ cây muôn thú và các vị thần Lửa, thần Nước. Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ Oa? A. Nữ Oa tạo ra loài người. B. Nữ Oa bênh vực loài người, Nữ Oa trừng phạt thần Lửa và thần Nước. C. Nữ Oa yêu thương con người, Nữ Oa tạo ra loài người. D. Nữ Oa luyện đá vá trời, giúp đỡ loài người. Câu 5: Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Biết ơn người có công với cộng đồng.
- B. Tôn vinh người anh hùng. C. Thương xót con người bé nhỏ. D. Biết ơn thần linh và con người. Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với truyện Nữ Oa? A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo B. Kết thúc truyện có hậu C. Nhân vật có khả năng phi thường D. Truyện được kể theo lời nhân vật Câu 7: Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì? A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc B. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ C. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8: Về phương diện thể loại, đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích nào đã học, và hãy chỉ những điểm giống nhau đó? Câu 9: “Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn” là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Câu 10: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? II. VIÊT (4 điêm) ́ ̉ Đọc bai th ̀ ơ: CHÂN QUÊ (Nguyên Binh) ̃ ́ Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em, Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa. Như hôm em đi lễ chùa, Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Hoa chanh nở giữa vườn chanh, Thầy u mình với chúng mình chân quê. Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. (Nguyễn Bính Hồng Cầu, Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 2017) Thực hiện yêu cầu: ̉ ́ ơi quê h Tinh cam đôi v ̀ ́ ương cua chang trai đ ̉ ̀ ược thê hiên nh ̉ ̣ ư thê nao trong bai th ́ ̀ ̀ ơ? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 48 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 72 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 119 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn