Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Lai Châu
lượt xem 1
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Lai Châu" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Lai Châu
- TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 Tổ: Ngữ văn Năm học 2024 - 2025 * Khung ma trận đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn, lớp 10 Khung ma trận đề 100% tự luận- Lớp 10 Nội dung Mức độ kiến thức nhận thức TT Kĩ năng Tổng / Đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng kĩ năng cao % điểm 1 Đọc Thần 2 2 1 40 thoại Truyện Thơ trữ tình 2 Viết Viết văn 1* 1* 1* 1* 60 bản nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn trích/tác phẩm văn học Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Tỉ lệ% 10% 20% 10% 0% 100 Tỉ lệ % 10% 20% 20% 10% Tổng 60% 40% * Lưu ý: - Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ; các cấp độ và cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm. 1
- - Những đơn vị kiến thức, kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên hoặc tích hợp trong các sản phẩm dự án học tập. - Kiến thức Tiếng Việt thực hành, lịch sử văn học, tác gia văn học được tích hợp trong đọc hiểu và tạo lập văn bản. B. Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn, lớp 10 (dùng cho bài kiểm tra giữa kì 1) I. ĐỌC HIỂU Ngữ liệu nằm ngoài chương trình sách giáo khoa. Đơn vị kiến thức sẽ tập trung vào thể loại: thần thoại, truyện, thơ. 1. Thần thoại. Nhận biết: - Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đề tài; các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được những đặc điểm của nhân vật; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại; lí giải được mối quan hệ giữa đề tài, chi tiết, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể của truyện thần thoại. - Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; chỉ ra và phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản. - Lí giải được tình cảm, thái độ của người kể chuyện với nhân vật trong truyện thần thoại. - Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. - Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thần thoại thuộc những nền văn học khác nhau 2. Truyện Nhận biết: - Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết đề tài, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu trong truyện. - Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. 2
- - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm. - Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm. - Xác định được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. - Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học khác nhau. 3. Thơ Nhận biết: - Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. Thông hiểu: - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Phân tích được ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp của bài thơ. - Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. II. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Ngữ liệu nằm ngoài chương trình sách giáo khoa. 1.Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn trích/ tác phẩm văn học. Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của đoạn trích/tác phẩm. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. 3
- Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của đoạn trích/ tác phẩm văn học. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của đoạn trích/ tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/ tác phẩm). - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức đoạn trích/ tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. 2. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Nhận biết: - Nêu được thói quen hay quan niệm mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ. - Xác định rõ được mục đích (khuyên người khác từ bỏ thói quen / quan niệm), đối tượng nghị luận (người / những người mang thói quen / quan niệm mang tính tiêu cực). - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Trình bày được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen / quan niệm; những lợi ích của việc từ bỏ thói quen / quan niệm ấy. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ tôn trọng với đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp của phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho lập luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. III. Thống nhất cấu trúc đề * Phần I. Đọc hiểu(4 điểm - 5 câu hỏi theo ma trận) * Phần II. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn trích/ tác phẩm văn học. (6 điểm). Hoặc: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. (6 điểm). ĐỀ MINH HOẠ I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau: 4
- (Lược: Trưa ngày ba mươi tháng tháng Chạp, tôi theo chân anh Ngạn cùng một người chiến sĩ liên lạc tên Vang lên ăn Tết ở Pa-khen, một bản ở ngay sát biên giới giáp nước bạn Lào.) Ngạn thuộc loại người quen với rừng.Lần đầu mới gặp anh ta khó làm quen ngay.Anh hơi lạnh lùng. Anh không thích bắt tay, càng không thích mời mọc, xã giao, cả với khách lạ. Những khách lạ tới huyện đội, hãy cứ đi theo anh xuống bản một chuyến, dù không ưa anh thì cũng phải nhận thấy ở cuộc đời anh có nhiều điều đáng tìm tòi để biết. Ngạn đã ngoài bốn mươi, quê vùng xuôi, đâu tận giáp biển, nhưng từ ngày mới vào bộ đội, anh đã lăn lộn trên vùng rừng núi biên giới. Anh ở bộ đội gần hai mươi năm thì gần hai mươi năm lăn lộn trên mảnh đất này. Công tác của anh thôi thì đủ: đánh Pháp, đánh phỉ, nắm dân, tìm đất… Chúng ta hãy giở tấm bản đồ của nước Việt Nam ta.Trên địa giới miền Tây, một quãng có một cái chấm bằng hạt đất hơi lối ra. Đó là mảnh rừng âm u có con suối mà ba chúng tôi đang đi giữa lòng nó. Chốn này, như đã nói, tôi mới đặt chân tới lần đầu.Đồng chí Vang, liên lạc của Ngạn, mới mười bảy tuổi, là người dân bản Pa-khen.Còn Ngạn?Khi Vang chưa đẻ thì Ngạn đã chiến đấu ở đây, anh và người ông ngoại của Vang là hai người đã có công đưa mảnh đất Pa-khen trở về bản đồ của Tổ quốc. (Tóm lược một đoạn: Năm 1945, dù đã có chính quyền cách mạng ở biên giới nhưng vùng đất Pa-khen vẫn bị Pháp nhập vào đất Lào, mọi giấy tờ địa chính cũ bị Pháp hủy hết. Lúc ấy, Ngạn là chiến sĩ vệ quốc đoàn chiến đấu bị thương, anh được Y Khiêu-một người con gái người Lào cõng về, chữa lành vết thương.Anh tạo dựng cơ sở kháng chiến tại Pa-khen. Cảm phục tài trí và lòng dũng cảm của Ngạn, cha của Y Khiêu mời Ngạn đến uống rượu và nói với Ngạn muốn gả Y Khiêu cho anh, sau đó ông với tay lên nóc nhà lấy một ống tre rồi lôi từ trong cái ống tre đầy bồ hóng ra những tờ giấy bản viết bằng chữ nho và chữ nôm, có tờ đóng dấu son và đã vàng úa. Đấy là tất cả bằng chứng xác thực chứng tỏ đất Pa-khen là đất Việt Nam. Ông già Lào dũng cảm và trung thực đã trao tất cả cho Ngạn, với một lời dặn: “Mảnh đất này là đất Việt Nam. Anh là người chiến sĩ bộ đội Việt Nam, anh hãy giữ lấy”. ) Đêm ấy là đêm ba mươi tháng chạp năm 1947. Trong lúc hai người đang nói chuyện, bọn lính từ trên đồn do một tên phỉ người trong bản dẫn đường đã luồn rừng bí mật kéo xuống vây kín bản. Ông cụ bảo Ngạn chạy đi, Ngạn chạy thoát, còn ông cụ vẫn ngồi điềm nhiên uống rượu trong nhà, bị chúng bắn chết ngay tại chỗ. (Trích “Nguồn suối”1 -“Những vùng trời khác nhau”, tập 3-Nguyễn Minh Châu 2 toàn tập, trang 9) Chú thích: 1. “Nguồn suối”: truyện viết về đề tài chiến tranh trước 1980. 2. Nhà văn Nguyễn Minh Châu(1930-1989), quê quán xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Minh Châu là người mở đường và là cây bút tiên phong cho văn học thời kì đổi mới. Trong chiến tranh, ông chủ yếu viết về chiến tranh với tinh thần ca ngợi những người chiến sĩ Cách mạng. Sau chiến tranh, ông chuyển hướng sáng tác đi vào khám phá những vấn đề đạo đức, triết lý nhân sinh. Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Câu 1. (0.5 điểm) Xác định ngôi kể. Câu 2. (0.5 điểm) Chỉ ra những việc mà nhân vật Ngạn đã làm trong trong gần hai mươi năm ở vùng rừng núi biên giới. Câu 3. (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn bản. Câu 4. (1.0 điểm) Qua đoạn văn bản, anh/chị hiểu gì về nhân vật Ngạn? Câu 5. (1.0 điểm) Câu chuyện về Ngạn cho em những bài học gì về việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước? II. VIẾT (6,0 điểm) 5
- Anh/chị hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen: làm việc riêng trong giờ học. ...HẾT... 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 82 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 70 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn