intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NHÓM : VĂN Môn: Ngữ văn ; Lớp 12 Năm học:2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: -Tự luận : 100%. II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 phút. III. NỘI DUNG A. KIẾN THỨC TÁC PHẨM VĂN HỌC BÀI 1: TÂY TIẾN ( Quang Dũng) 1.Tác giả Quang Dũng - Là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc - Phong cách: hồn hậu, lãng mạn, tài hoa 2. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: - Bài thơ được viết ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây) trong nỗi nhớ và tình cảm đồng đội thôi thúc cuối năm 1948, lúc QD rời xa đơn vị chưa lâu. Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi lại là Tây Tiến.. 3. Nội dung bài thơ a. Nhớ chặng đường hành quân trên cái nền cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc: - Đoạn thơ mở đầu bằng nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi, Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.” - Bức tranh hoành tráng của cảnh núi rừng Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ: Điệp từ “dốc” + từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” + nhiều thanh trắc diễn tả lại chặng đường hành quân đầy khó khăn, trắc trở. -Hình ảnh người lính hy sinh trong cuộc hành quân b. Vẻ đẹp của con người và thiên nhiên: -Nhớ những đêm liên hoan văn nghệ ấm áp tình quân dân: -Âm điệu : Nhịp nhàng, trữ tình, thiết tha gợi kỷ niệm êm đềm. + Những từ ngữ “chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ” vẽ lại cảnh thiên nhiên hoang sơ, vắng lặng như thời tiền sử c. Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của người lính Tây Tiến :
  2. - Hình tượng người lính Tây Tiến xuất hiện với một vẻ đẹp đậm chất bi tráng: d. Lời thề gắn bó với Tây Tiến và đồng đội: e. Nghệ thuật : + Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. BÀI 2: VIỆT BẮC (Tố Hữu) 1.Hoàn cảnh sáng tác: 2. Nội dung bài thơ 2.1.20 Câu thơ đầu a. Khung cảnh chia li: Bịn rịn lưu luyến, Sáng tạo của nhà thơ, cái cớ để nhà thơ bộc lộ cảm xúc. b.Tâm trạng của kẻ ở người đi - Bốn câu đầu: Lời của người ởlại - Bốn câu sau: Tâm trạng của người ở lại - Những câu thơ tiếp -Nhớ những ngày tháng gian khổ mà nghĩa tình + Cuộc sống, chiến đấu thiếu thốn, gian khổ nhưng tình nghia thủy chung. - Nhớ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc 2.2. Khung cảnh hùng tráng của VB trong chiến đấu, vai trò của VB trong cách mạng và kháng chiến - Khung cảnh hùng tráng của VB trong chiến đấu - Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến 3. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc: a. Về thể loại: b. Về ngôn ngữ: BÀI 3: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm ) ( Trích Mặt đường khát vọng) 1.Vài nét về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm 2. Trường ca “Mặt đường khát vọng" 3. Đoạn trích “Đất Nước” - Xuất xứ
  3. - Nội dung Phần 1: Những nét riêng trong cảm nhận của tác giả về đất nước a. Cội nguồn đất nước: b. Bản chất của đất nước - Đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa không gian địa lí và thời gian lịch sử Phần 2: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”: a. Những phát hiện mới mẻ về không gian – lãnh thổ - địa lí của đất nước b.Trên phương diện thời gian - lịch sử cũng chính nhân dân, những con người bình dị, vô danh đã “Làm nên đất nước muôn đời” c. Trên phương diện văn hoá, cũng chính nhân dân là người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc: Họ giữ và truyền cho ta… * Nghệ thuật: Sử dụng chất liệu văn học dân gian: ca dao, thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, thành ngữ, tục ngữ, sự phong phú linh hoạt của giọng điệu. BÀI 4: SÓNG ( Xuân Quỳnh) 1.Vài nét về nhà thơ Xuân Quỳnh : 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: - In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). b. Nội dung: - Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu - Sóng và cội nguồn cuả tình yêu đôi lứa - Sóng và khát khao tình yêu vĩnh cửu c. Nghệ thuật: Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em. Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ XQ B.KIẾN THỨC LÀM VĂN I. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
  4. II. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - Viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. III. ĐỀ MINH HỌA I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó.Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ.Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn.Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Căn cứ vào đoạn trích, hãy cho biết đâu là sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại? Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng” ? Câu 4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm“Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người” không ? Vì sao ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
  5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc làmthế nào để từ bỏ thói đố kị ? Câu 2. (5,0 điểm) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây,súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. ( Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2020) Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ ?.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2