intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12, NĂM HỌC 2024-2025 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. BÀI GIỮA KÌ I 1. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm): Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại/ hậu hiện đại và thơ trữ tình hiện đại ngoài sách giáo khoa. 1.1.Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại/ hậu hiện đại Nhận biết: - Nhận biết được nhân vật người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn trong truyện ngắn và tiểu thuyết (hiện đại hoặc hậu hiện đại). - Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn và tiểu thuyết (hiện đại hoặc hậu hiện đại) như: diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật. - Nhận biết được đề tài, đặc điểm ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật của truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại / hậu hiện đại. - Nhận biết được các dấu hiệu hiện đại hoặc hậu hiện đại trong tiểu thuyết và truyện ngắn. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được những đặc điểm của nhân vật truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại / hậu hiện đại. - Lí giải vai trò, ý nghĩa của nhân vật với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của những chi tiết quan trọng trong tác phẩm; phân tích được tác dụng của những yếu tố hậu hiện đại (nếu có) trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được sự phù hợp giữa người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. - Phát hiện và lí giải được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ tác phẩm. - Phân tích được quan điểm của người viết về lịch sử, văn hoá, được thể hiện trong văn bản. - Hiểu và lí giải được một số đặc điểm cơ bản của phong cách văn học (nếu có) thể hiện trong tác phẩm. Vận dụng: - Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết (hiện đại / hậu hiện đại), thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm. - Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm. Vận dụng cao: - Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong tác phẩm. - Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân. 1
  2. 1.2. Thơ trữ tình hiện đại Nhận biết: - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được đề tài, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật trong thơ hiện đại. - Nhận biết được những hình ảnh tiêu biểu, trung tâm của bài thơ. - Nhận biết được các biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong văn bản thơ. Thông hiểu: - Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, hình tượng trung tâm của bài thơ. - Phân tích, lí giải được mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ; phân tích được sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. - Hiểu và lí giải được vai trò, tác dụng của hình ảnh, biểu tượng đặc biệt là các yếu tố tượng trưng, siêu thực (nếu có) trong bài thơ. - Phát hiện và lí giải được các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh trong bài thơ. Vận dụng: - Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản thơ, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm. - Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong bài thơ. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản thơ. - Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân. 2. VIẾT (6.0 điểm) 2.1. Viết đoạn nghị luận (2.0 điểm). - Đoạn văn: Là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều câu văn tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn. Câu chủ đề trong đoạn văn mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn. - Đoạn văn nghị luận Đoạn văn nghị luận là đoạn văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các lập luận. Các dạng đoạn văn nghị luận thường gặp trong nhà trường phổ thông: - Đoạn văn nghị luận xã hội: + Nghị luận về tư tưởng, đạo lí: Những vấn đề về nhận thức, tâm hồn, tính cách, các mối quan hệ, … +Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Bàn về những vấn đề, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống mang tính thời sự và được dư luận quan tâm. + Nghị luận xã hội về vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học, nghệ thuật. -Đoạn văn nghị luận văn học: Bàn về một vấn đề văn học (nền văn học, thời đại văn học, tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nhân vật, hình tượng, chi tiết, hình ảnh,…). + Đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung viết đoạn văn. (Hình thức mở đầu viết hoa đầu dòng, kết thúc là dấu chấm câu. Về nội dung: có câu chủ dề khái quát, các câu sau triển khai làm rõ chủ đề hay luận đề phía trước) 2.2. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn trích/ tác phẩm thơ (4.0 điểm). 2
  3. Nhận biết: - Giới thiệu được ngắn gọn, đầy đủ về hai đoạn trích/ tác phẩm văn học. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. - Sử dụng các thao tác lập luận chính gồm so sánh, đánh giá trong bài viết. Thông hiểu: - Lựa chọn được những cơ sở, căn cứ hợp lí, khoa học để so sánh. - Phân tích, chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn trích/ tác phẩm văn học. - Lí giải được lí do dẫn tới sự giống và khác nhau giữa hai đoạn trích/ tác phẩm văn học. Vận dụng: Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của sự giống và khác nhau giữa hai văn bản theo quan điểm riêng của cá nhân. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. II. Đề mẫu ĐỀ I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 Điểm) Đọc văn bản KHUÔN MẶT EM(**) Giữa những ngày dài dằng dặc Chỉ còn khuôn mặt em Sáng trong và bình lặng Dù hai đứa chúng ta Chưa lúc nào sung sướng Những ngày đau khổ ấy Khuôn mặt em Như mảnh trăng những đêm rừng cháy Trên đường đi Anh đặt em trên đồng cỏ Thấy đẹp mãi màu xanh cỏ dại Trên đường đi Anh đặt em trên dốc núi Ðể tìm lại những đường mềm của núi Trên đường đi Khuôn mặt em làm giếng Ðể anh tìm lấy đáy ngọc châu Ôi khuôn mặt sáng trong và bình lặng Tôi được đầu tiên và còn lại cuối cùng (Văn Cao(*), 100 bài thơ tình chọn lọc, Nxb Giáo dục, 1993,tr85) 3
  4. Văn Cao (1923-1995) là một nghệ sĩ tài hoa trên cả ba lĩnh vực: thơ, nhạc, hoạ. Ở lĩnh (*) vực thơ ca, Văn Cao để lại trong lòng độc giả ấn tượng về một nhà thơ có lối viết ngắn gọn, không vần, lời gọn, ý sắc như lời độc thoại. Thơ ông đầy chất nhạc, hoạ và luôn mới trog tư tưởng cảm xúc. (**) Khuôn mặt em sáng tác năm 1974, là bài thơ tình đặc sắc của Nam Cao và được tuyển chọn trong “100 bài thơ tình chọn lọc”. Thực hiện yêu cầu sau Câu 1. Chỉ ra biểu tượng xuyên suốt trong bài thơ. Câu 2. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau: “Khuôn mặt em Như mảnh trăng những đêm rừng cháy” Câu 4. Anh/chị hiểu gì về hai câu thơ cuối: Ôi khuôn mặt sáng trong và bình lặng Tôi được đầu tiên và còn lại cuối cùng. Câu 5. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật trữ tình. II.PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 Điểm) Câu 1. (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 100- 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về khuôn mặt tình yêu thời kì hiện đại. Câu 2. (4.0 điểm). Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá mạch cảm xúc của bài thơ “Bức tượng” của Xuân Diệu và bài thơ “Khuôn mặt em” của nghệ sĩ Văn Cao. BỨC TƯỢNG Em đến thăm anh trên đôi dép cao su Em đã vào nhà mà anh còn thấy bóng em in trên trời rộng Khuôn mặt nhìn nghiêng dáng mũi cao Bấy lâu trong nhớ đẹp làm sao Anh đã gặp em ở một bến đò Thương nhớ bao la – trên dòng sông vắng Phong cảnh đã vào chiều, trời hiu hiu nắng Cây đôi bờ đứng lặng, nặng hồn xa… Anh đã gặp em ở chân ngọn núi xanh Núi sẫm biếc như mùa thu đọng lại Trong thung lũng hoang sơ, ngô lay cờ – rộng rãi Phân ngô còn đượm mãi hồn ta. Anh đã gặp em bên bờ biển sóng xao Phi lao rì rào hồn trao cho gió Bờ cát mịn dạt dào sóng vỗ Niềm ân tình vạn thuở chẳng hề vơi. Anh đã gặp em dưới một trời sao Và đôi mắt em in vào vũ trụ 4
  5. Anh đợi giữa muôn vàn tinh tú Đêm mơ màng thơm hương áo của em… Từ lúc yêu em, ngay sau buổi gặp đầu tiên Anh đã tạc hình ảnh của em trên nền thương nhớ ở đâu có nhớ thương, anh đã đặt tượng em vào đó Nên bây giờ anh nhớ: đã gặp em. (Tác giả Xuân Diệu: sức sáng tạo dồi dào mãnh liệt, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, nhà thơ dành tình yêu say đắm cho thiên nhiên, con người và cuộc đời, có đóng góp rất lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách Xuân Diệu trong chùm thơ hiện đại được đăng năm 2005). HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN I.PHẦN ĐỌC HIỂU Câu 1. Chỉ ra biểu tượng xuyên suốt trong bài thơ. - Biểu tượng xuyên suốt tác phẩm: Khuôn mặt em. Câu 2. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Cảm hứng chủ đạo: yêu mến thiết tha, trân trọng và biết ơn những giá trị của tình yêu vĩnh cửu. Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau: “Khuôn mặt em Như mảnh trăng những đêm rừng cháy” Trả lời: - Biện pháp tu từ so sánh: khuôn mặt em với mảnh trăng những đêm rừng cháy. - Tác dụng: + Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp dịu hiền, thánh thiện của em, xua tan những ám ảnh khốc liệt của chiến tranh lửa đạn. + Khiến hình ảnh khuôn mặt em hiện lên sinh động, hấp dẫn, tăng tính gợi hình gợi cảm. + Qua đó thể hiện tài năng liên tưởng, tưởng tượng của tác giả và tấm lòng yêu mến, trân trọng vẻ đẹp trong sáng, bình dị của tình yêu. Câu 4. Anh/chị hiểu gì về hai câu thơ cuối: Ôi khuôn mặt sáng trong và bình lặng Tôi được đầu tiên và còn lại cuối cùng. Trả lời - Hai câu thơ thể hiện niềm yêu mến của tác giả với khuôn mặt tình yêu trong sáng và bình dị bởi chính khuôn mặt ấy đã đem đến ý nghĩa cuộc sống đẹp đẽ vẹn tròn từ giây phút đầu tiên đến cuối cùng. - Câu thơ thể hiện sự tôn vinh vẻ đẹp thánh thiện, bình dị cùng quan niệm về cái đẹp, về tình yêu vẹn nguyên, trong sáng, thuỷ chung của nhà thơ. 5
  6. Câu 5. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật trữ tình. -Nhân vật trữ tình đắm say mãnh liệt, tôn thờ một tình yêu đẹp, vượt qua thời gian, chung thủy, niềm tin, động lực cho nhân vật trữ tình. II.PHẦN VIẾT Câu 1. (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng trên 100- 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về khuôn mặt tình yêu thời kì hiện đại. Gợi ý: Yêu cầu viết đảm bảo về hình thức và nội dung viết đoạn văn. -Giới thiệu vấn đề nghị luận. -Giải thích: Tình yêu là một loạt cảm xúc, trạng thái tâm lý và thái độ khác nhau do sự thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn gắn bó một điều gì đó, mỗi thời đại có quan niệm tình yêu khác nhau và tình yêu thời kì hiện đại cũng thế. - Phân tích, chứng minh +Khuôn mặt tình yêu thời xưa bình dị và sáng trong, biểu tượng cho vẻ đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thuỷ chung. + Khuôn mặt tình yêu ngày nay có phần đa dạng hơn, với những suy nghĩ phóng túng và chú trọng đề cao cảm xúc cá nhân. + Định hướng những cảm xúc tốt đẹp, đúng chuẩn mực theo văn hóa của xã hội. + Bác bỏ những tình yêu thực dụng, dung tục, chiếm hữu. -Bình luận - Hướng đến tình yêu đích thực, chung thủy,...động lực cho bản thân, văn minh cho xã hội,... - Bài học tốt đẹp cho tình yêu trong mai sau… Câu 2. (4.0 điểm). Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá mạch cảm xúc của bài thơ “Bức tượng” của Xuân Diệu và bài thơ “Khuôn mặt em” của nghệ sĩ Văn Cao. Gợi ý đáp án: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài: giới thiệu từng tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. Thân bài. Làm rõ mạch cảm xúc là gì? Thể hiện trong hai bài thơ? -Tìm ra nét giống nhau: Hai bài thơ nói về mạch cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình, nhớ nhung, khát khao, luôn yêu thương, tin tưởng, chung thủy, hướng về người yêu bằng những ngôn từ, hình ảnh đẹp, khẳng định cảm xúc vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình. Thông qua những biểu tượng, hình ảnh đẹp đẽ về người thương yêu, thể thơ tự do, kết cấu hiện đại, hai bài thơ để lại ấn tượng, nét hấp dẫn, cảm phục trong lòng độc giả. - Tìm ra nét khác biệt của từng bài thơ: + Bài thơ “Khuôn mặt em”( Văn Cao): Cảm xúc mãnh liệt dành tình yêu, tôn thờ, tha thiết dành cho hình ảnh người yêu, người yêu hiện lên gương mặt hiền lành,thánh thiện, trong sáng trong tâm tưởng theo nhân vật trữ tình mọi thời gian, không gian, từ ngày đầu đến cuối…thông qua hình ảnh biểu tượng, từ ngữ, giọng điệu, nhịp điệu chỉ thời gian, không gian, để thấy mạch cảm xúc dâng trào, tin tưởng, động lực vượt qua hiện thực phũ phàng, khắc nghiệt,..(dẫn chứng) 6
  7. + Bài thơ “Bức tượng”(Xuân Diệu): Cảm xúc khát khao, nhớ nhung, mong gặp, hình ảnh khuôn mặt người yêu hiện lên vẻ đẹp chân thực cụ thể, sống động, phép điệp, nhấn mạnh gặp em mọi không gian, thời gian, thể hiện mạch cảm xúc khát khao mãnh liệt, nhớ nhung tha thiết nồng nàn, hạnh phúc…(dẫn chứng) -Đánh giá: Mạch cảm xúc được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo của từng nhà thơ: từ ngữ, hình ảnh, BPTT, thể thơ... Kết bài: -Khái quát vấn đề nghị luận, bài học nhận thức, hành động, gợi liên tưởng, cảm xúc,.. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2