Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng
lượt xem 2
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 6 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6– NĂM HỌC 2021-2022 I. Đọc – hiểu (trắc nghiệm): 5,0 điểm 1. Văn bản: 1.1. Nội dung: - Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. - Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Em bé thông minh. 1.2. Yêu cầu: - Nắm định nghĩa và đặc điểm của thể loại truyện truyền thuyết, truyện cổ tích. - Hiểu được đặc điểm của truyện truyền thuyết, cổ tích (cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, đề tài, chủ đề) ở 4 truyện đã học. - Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyện. 2. Tiếng việt: 2.1. Nội dung: - Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy). - Thành ngữ. - Đặc điểm và chức năng liên kết của trạng ngữ. 2.2. Yêu cầu: - Phân biệt được từ đơn, từ phức: từ ghép, từ láy trong văn cảnh. - Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của thành ngữ trong văn cảnh. - Nhận biết và nêu được tác dụng của trạng ngữ trong văn cảnh. II. Làm văn tự sự: 5,0 điểm Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích ở SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo). PHẦN MỘT: ĐỌC – HIỂU (Trắc nghiệm) 1/ Đặc điểm thể loại Thể loai Khái niệm Đặc điểm Truyền thuyết Truyền thuyết là thể - Cốt truyện: Thường xoay quanh công trạng, kì tích của loại truyện kể dân nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ; Thường sử gian, thường kể về sự dụng yếu tố kì ảo; Cuối truyện thường nhắc lại các dấu kiện, nhân vật lịch sử tích xưa còn lưu lại đến hiện tại. hoặc liên quan đến - Nhân vật: Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, lịch sử. phẩm chất, tài năng, sức mạnh, Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng; Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. 1
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 6 Thể loai Khái niệm Đặc điểm - Yếu tố kì ảo là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. - Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử. Cổ tích Truyện cổ tích là loại - Cốt truyện: truyện kể dân gian, + Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kết quả của trí tưởng + Mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa...” tượng dân gian, xoay + Kết thúc có hậu. quanh cuộc đời, số + Truyện được kể theo trình tự thời gian. phận của một số kiểu - Nhân vật: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật nhân vật. thông minh... Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động. - Đề tài: là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản (đề tài người nông dân, người lao động, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, yêu đất nước, người bé nhỏ, trẻ em, người phụ nữ, …..) - Chủ đề: là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống, được gợi ra từ đề tài. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cải thiện chiến thắng cái ác. - Người kể chuyện: + Ngôi kể thứ nhất: là người kể chuyện xưng “tôi”. + Ngôi kể thứ ba là người kể chuyện giấu mình. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba. - Lời của người kể chuyện: là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,... - Lời của nhân vật: là lời nói của các nhân vật trong truyện. 2/ Hệ thống hóa các truyện dân gian đã học Thể TT Văn bản Chủ đề loại Truyền 01 Thánh Gióng Ca ngợi, tôn vinh người anh hùng yêu nước, dũng cảm, thuyết không màng lợi danh. 02 Sự tích Hồ Gươm - Giải thích tên gọi Hồ Gươm - Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo. - Thể hiện ý nguyện đoàn kết và khát vọng hoà bình của dân tộc. 2
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 6 Thể TT Văn bản Kiểu nhân Đề tài Chủ đề loại vật Cổ tích 01 Sọ Dừa bất hạnh Viết về những con Thể hiện ước mơ người có số phận bất của nhân dân về hạnh nhưng có phẩm cuộc sống công chất tốt đẹp, đáng quý. bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị 02 Em bé thông minh Viết về những con Đề cao trí tuệ dân thông minh người lao động nhưng gian và khẳng ứng phó nhạy bén, định tầm quan thông minh trước trọng của những những thử thách. hiểu biết, kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế cuộc sống. 3/ Tiếng Việt Bài học Định nghĩa Lưu ý Từ đơn, từ - Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng. phức VD: quần ,áo, sách, vở….. - Từ phức: là từ gồm tiếng trở lên. + Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: quần áo, chuôi gươm, bánh giầy, truyền ngôi… + Từ láy: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng: .VD: xinh xinh, hu hu, long lanh, lấp lánh, xồng xộc, lộp bộp, lác đác…. • Tươi tốt, râu ria, mặt mũi : Từ ghép (mỗi tiếng trong từ đều có nghĩa) Thành ngữ - Là một tập hợp từ (cụm từ) cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Vd: qua cầu rút ván, ném đá giấu tay, … - Nghĩa của thành ngữ: + Là nghĩa của cả tập hợp từ + Có tính hình tượng và biểu cảm. Trạng ngữ - Là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời - Về hình thức: gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối 3
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 6 Bài học Định nghĩa Lưu ý tiện, cách thức, … câu hay giữa câu. * Chức năng (tác dụng): + Giữa TN với CN và - Bổ sung ý nghĩa cho sự việc trong câu: thời VN thường có một dấu gian, nơi chốn, …. phẩy khi viết. - Liên kết câu trong đoạn. VD: Thế nước rất nguy, người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. PHẦN HAI: TẬP LÀM VĂN Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích ở SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo). *Dàn bài: - Mở bài : giới thiệu tên truyện, lý do muốn kể lại câu chuyện. - Thân bài + Trình bày: Nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. + Kể lại các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện vừa kể, liên hệ bản thân (bài học được rút ra). 4
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 6 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ I THÀNH PHỐ BÀ RỊA NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ THAM KHẢO MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. Phần trắc nghiệm (5.0 điểm). Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng (0.5 điểm) Câu 1. Truyện truyền thuyết, cổ tích là những sáng tác dân gian. A. Đúng B. Sai Câu 2. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của “nhân vật truyền thuyết”: A. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, … B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng. C. Thường được tác giả dân gian sử dụng các yếu tố kỳ ảo làm nổi bật tài năng, công trạng của nhân vật. D. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ, … Câu 3. Chủ đề của truyện "Thánh Gióng" là: A. Nguồn gốc của Hội Gióng hằng năm ở nước ta. B. Ca ngợi, tôn vinh những vị anh hùng yêu nước, dũng cảm, không màng danh lợi. C. Ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các vị vua Hùng. D. Giải thích nguồn gốc của tre đằng ngà, làng Cháy, những ao hồ liên tiếp. Câu 4. Chi tiết: "Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm" ở truyện "Sự tích Hồ Gươm" thể hiện đặc điểm nào của "cốt truyện truyền thuyết"? A. Ca ngợi công lao của Lê Lợi: đánh tan giặc Minh. B. Giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm ở Hà Nội hiện nay. C. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hôm nay. D. Làm nổi bật sự hấp dẫn của địa danh Hồ Gươm. Câu 5. Ở truyện " Sự tích Hồ Gươm", sự việc: Lê Thận vớt được lưỡi gươm từ dưới sông lên, Lê Lợi lấy chuôi gươm trên một ngọn cây ở khu rừng, "khi lắp lưỡi gươm vào chuôi thì thấy vừa như in" có ý nghĩa: A. Là chi tiết kỳ ảo thể hiện sức mạnh của gươm thần. B. Đây là thanh gươm mà Đức Long Quân quyết định cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn. C. Cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh được sự đoàn kết, ủng hộ của toàn dân. D. Khẳng định những ai vì nước vì dân sẽ được thần giúp sức. Câu 6. Đề tài của truyện "Sọ Dừa" là: A. Kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nghèo khó. B. Kể về những con người khiếm khuyết về hình thể nhưng đã vượt lên nghịch cảnh. C. Khẳng định người tài đức sẽ được hạnh phúc, kẻ ác sẽ bị trừng trị. D. Mong ước sự đổi đời cho những con người thiệt thòi. Câu 7. Phẩm chất thông minh của nhân vật chính ở truyện "Em bé thông minh" được thể hiện qua: 5
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 6 A. Vượt qua bốn lần thử thách. B. Giải đáp các câu đố nhanh nhạy, thú vị. C. Giải đáp các câu đố bằng những kinh nghiệm đúc kết từ thực tế cuộc sống. D. Cả ba câu trên. Câu 8. Kết thúc có hậu ở truyện "Sọ Dừa" được thể hiện qua: A. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. B. Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. C. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không hay và từ đó bỏ đi biệt xứ. D. Hai câu B,C. Câu 9. Câu: "Họ không phải trốn tránh mà xông xáo đi tìm giặc" có bao nhiêu từ láy? A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ Câu 10. " (1) Liền đó, vua phong em bé làm trạng nguyên. (2) Vua lại xây dịnh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện việc hỏi han". Thành phần trạng ngữ "để tiện việc hỏi han" của đoạn văn có tác dụng: A. Có chức năng liên kết câu (2) với câu (1). B. Chỉ nguyên nhân của sự việc vua xây dinh thự kế bên hoàng cung cho em bé. C. Chỉ mục đích của sự việc vua xây dinh thự kế bên hoàng cung cho em bé. D. Chỉ mong ước của nhà vua khi xây dinh thự cho em bé ở. II. Phần tự luận (5.0 điểm): Những truyện truyền thuyết, cổ tích ở Sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo), em ấn tượng với truyện nào nhất? Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại truyện đó. - HẾT – 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 367 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn