Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 6. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TỔ VĂN SỬ GDCD NĂM HỌC 20222023 Môn Ngữ văn 6 I. Nội dung ôn tập 1. Ngữ liệu đọc hiểu: ngoài Sách giáo khoa Xác định được nội dung của ngữ liệu Xác định thông điệp gửi đến từ ngữ liệu Rút ra bài học từ ngữ liệu Xác định được thể loại, các phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật (đặc điểm nhân vật), lời người kể chuyện, lời nhân vật… 2. Thực hành Tiếng Việt Nhận biết được từ đơn, từ phức (khái niệm, phân loại) Các BPTT đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ….chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của BPTT được sử dụng. ST Khái niệm Tác dụng Ví dụ biện pháp tu từ 1 Nhân hóa Là biện pháp Làm tăng sức Ông trời tu từ gán gợi hình gợi Mặc áo giáp thuộc tính của cảm cho sự đen người cho diễn đạt. Ra trận những sự vật Làm cho thế Muôn nghìn không phải là giới đồ vật, cây mía người con vật, cây Múa gươm Các cách cối được gần Kiến
- nhân hóa: gũi với con Hành quân + Gọi vật như người hơn Đầy đường. gọi người (Trần Đăng + Tả vật như Khoa) tả người + Trò chuyện với vật như với người 2 So sánh So sánh là đối Tạo ra “Dòng sông chiếu sự vật những hình Năm Căn hiện tượng ảnh cụ thể, mênh mông, này với sự vật sinh động, nước ầm ầm hiện tượng Giúp cho câu đổ ra biển khác dựa trên văn hàm súc ngày đêm như nét tương gợi trí tưởng thác, cá nước đồng, để làm tượng của ta bơi hàng đàn tăng sức gợi bay bổng... đen trũi nhô hình gợi cảm lên hụp xuống cho sự diễn như người bơi đạt ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên
- bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. 3 Điệp ngữ Là phép tu từ Nhấn mạnh Dưới bóng tre lặp đi, lặp lại ý muốn diễn xanh, ta gìn một từ (đôi đạt giữ một nền khi là một Tạo nhịp văn hoá lâu cụm từ, hoặc điệu cho câu đời. Dưới cả một câu) văn, câu thơ bóng tre xanh, để làm nổi đã từ lâu đời, bật ý muốn người dân cày nhấn mạnh. Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. 4 Ẩn dụ Là cách gọi Làm cho câu Người Cha tên sự vật, văn thêm giàu mái tóc bạc hiện tượng hình ảnh Đốt lửa cho này bằng tên Mang tính anh nằm sự vật, hiện hàm súc tượng khác có nét tương đồng
- Đơn vị Khái niệm Ví dụ kiến thức Từ đơn Từ đơn do một tiếng tạo thành. Bàn, ăn, bút, sách... Từ phức Từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo Yêu thương, bàn ghế, thành. Từ phức được phân làm hai loại núi non.... (từ ghép và từ láy). Từ láy Từ láy là những từ phức được tạo ra Xanh xanh, lung linh.... nhờ phép láy âm. Từ ghép Từ ghép là những từ phức được tạo ra Sách vở, học hành... bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau 3. Viết:bài văn kể một trải nghiệm đáng nhớ của em II. Cấu trúc đề kiểm tra Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi ra tờ giấy thi. Trả lời câu hỏi tự luận trả lời ngắn (có thể bằng một đoạn văn 3 5 câu hoặc triển khai theo ý chính) Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em (việc tốt đã làm, một lần mắc lỗi, chuyến du lịch đáng nhớ, trải nghiệm với người thân trong gia đình) III. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ I: I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau: ANH CÚT LỦI(trích)
- “ ...Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và tỉ mỉ. [...] Đến lúc phải bắt tay vào việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.” [...] Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lủi mấy lần mệt quá! Hôm nay phải nghỉ cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc.Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon. Đó chính là lời của bác sĩ giỏi nói với ta vậy.”.Cun Cút chui vào bụi, ngủ gà ngủ gật.Một ngày nữa đã trôi qua. [...] Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc, lúc thì thấy đau đầu, lúc thì thấy chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa,... [...] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định. Ong thợ gặp Cun Cút hỏi: Nhà cửa đã xong chưa? Chưa xong gì cả. Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi? Cũng chưa có gì cả. Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết.Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng. Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.” (Theo Võ Quảng, Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2021) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? A.Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Thuyết minh Câu 2.Đoạn trích trên thuộc thể loại gì?
- A.Truyện ngắnB.Truyện ký C. Truyện đồng thoạiD. Truyện dân gian Câu 3.Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A. Ong thợB. Nhà C. Cun Cút D. Tre trúc Câu 4.Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật Cun Cut v ́ ới nhân vật nào? A. Bô Chao ̀ B. Coc ́ C. Nhaí D. Ong thợ Câu 5.Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này? A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã D. Không có gì tốt hơn cho sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon Câu 6.Trong đoạn trích, đâu không phaỉ là lý do Cun Cút hoãn việc làm nhà? A. Lúc thì thấy đau đầu B. Lúc thì thấy chóng mặt ̉ ̉ ̣ ́ D.Lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa C. Lúc thì kêu phai ngu thêm môt giâc Câu 7.Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào? A. Kiểu người lười biếngB. Kiểu người tự kiêu C. Kiểu người bất mãnD. Kiểu người chậm chạp Câu 8.Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá Câu 7.Xét về mặt cấu tạo của từ, nhóm từ nào trong các nhóm từ dưới đây cùng thuộc một nhóm? A. Lươi biêng, bat ngan ̀ ́ ̣ ̀ ửa, Ong ̀ B. Nha c C. Bạt ngàn, nha c ̀ ửaD. Nguyên liêu, bat ngan ̣ ̣ ̀ Câu 9. Cho các từ ngữ: ngôi thứ nhất, giấu mình, xuất hiện trực tiếp, ngôi thứ ba, em hãy chọn từ thích hợp để hoàn thành câu sau: Đoạn trích từ văn bản “Anh Cun Cút” được kể theo ………………tức là người kể………… Câu 10.Xét về mặt cấu tạo của từ, nhóm từ nào trong các nhóm từ dưới đây không cùng thuộc một nhóm?
- A. Tre trúc, nhà cửa, lười biếng. B. Lười biếng, nguyên liệu, Ong. C. Tre trúc, bạt ngàn, tre gỗ. D. Nhà cửa, nguyên liệu, chóng mặt. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 11.Vì sao anh Cun Cút đến ngày nay vẫn phải nằm bờ, nằm bụi? Câu 12. Câu nói của Ong thợ: “Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được ” giúp em rút ra bài học gì cho bản thân? (trả lời từ 35 câu) II. VIẾT Em hãy kể lại một lần mắc lỗi của mình ĐỀ 2: I/ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau: Một hôm, Lợn bố và Lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi Lợn mẹ căn dặn Lợn con rất cẩn thận: “Con ở nhà một mình phải ngoan nhé. Thấy có ai lạ muốn vào con cũng không được mở cửa”. Lợn bố và Lợn mẹ vừa đi được một lúc thì bên ngoài có tiếng gõ cửa: “Nhà có ai không, tôi là thợ sửa đồng hồ nước. Đồng hồ nước nhà bác bị hỏng, tôi muốn vào sửa”. Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn. Một lúc sau, bên ngoài lại có tiếng gõ cửa: “Đồng hồ điện nhà bác bị hỏng, tôi đến sửa”. Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. “Tôi là người vận chuyện đồ.Lợn con, cháu có quà này”, lại có tiếng nói ngoài cửa. Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà. Nghĩ vậy Lợn con bèn chạy ra mở cửa. Vừa lúc đó, Sói nhanh tay vồ lấy Lợn con và cười hả hê: “Đúng là con lợn ngốc nghếch. Cuối cùng thì ngươi cũng chịu ra mở cửa. Giờ thì ta sẽ ăn thịt ngươi”. Bố mẹ lúc này vẫn chưa về, hàng xóm cũng không thấy ai qua lại. Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác.
- (“ Lợn con không biết nghe lời” ,theo http://iqschool.vn/chiase ) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1.Truyện “Lợn con không biết nghe lời” thuộc thể loại nào? A.Truyện cổ tích B.Truyện đồng thoại C.Truyền thuyết D.Thần thoại. Câu 2.Câu chuyện được kể theongôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất B.Ngôi thứ ba.C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 3.Trạng ngữ trong câu sau bổ sung ý nghĩa gì cho câu : “Một hôm, lợn bố và lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài”. A. Thời gianB. Nơi chốnC. Nguyên nhânD. Mục đích Câu 4.Những đặc điểm nào của nhân vật Lợn con giống đặc điểm của con người ? A. Biết xưng hô B. Biết suy nghĩC. Biết hành độngD. Cả ba đáp án trên Câu 5. Tại sao Lợn con lại mở cửa khi nghe Sói gọi ? A. Vì nghe lời mẹB. Vì mê nhận quà C. Vì nghe lời mẹ và bốD. Vì muốn mở cửa Câu 6. Điều gì khiến Lợn con hối hận? A. Vì không cảnh giácB. Vì không ngoan C. Vì sự hiếu kỳD. Vì nghe lời mẹ Câu 7.Câu văn nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật Lợn con ? A. Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. B. Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. C.Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà. D.Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác. Câu 8.Từ nào trong các từ sau đây là từ láy ? A. Căn dặnB. Đồng hồC. Hả hêD. Cẩn thận Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9.Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì ? Câu 10. Nếu rơi vào hoàn cảnh như nhân vật Lợn con thì em sẽ giải quyết như thế nào? II. VIẾT
- Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em về bạn bè và thầy cô giáo ĐỀ 3: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới TÓC CỦA MẸ TÔI Mẹ tôi hong tóc buổi chiều Quay quay bụi nước bay theo gió đồng Tóc dại mẹ xõa sau lưng Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen. Tóc sâu của mẹ tôi tìm Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi. Con ngoan rồi đấy mẹ ơi Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh. (Phan Thanh Nhàn, trích Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016) I. Đọc hiểu: Khoanh tròn vào một đáp án đúng cho mỗi câu (từ 1 đến 8) Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ đươc viết theo thể thơ a.Song thất lục bát b. Lục bát c.Tám chữ d.Sáu chữ Câu 2: (0,5 điểm) Bài thơ ngắt nhịp theo nhịp
- a.Chẵn b. Lẽ Câu 3: (0,5 điểm) Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ? a. Tóc dài mẹ xoã sau lưng. b. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen c. Bao nhiêu sợi bạc màu sương d. Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh. Câu 4: (0,5 điểm)Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy? a.Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen b.Quay quay bụi nước bay theo gió đồng c.Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương d.Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi Câu 5: (0,5 điểm ) Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? a.Người mẹ b.Tóc của mẹ c.Người bố d. Người con Câu 6: (0,5 điểm) Khổ thơ thứ hai người con muốn bộc lộ tình cảm gì với người mẹ của mình? a. Biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu. b. Lo lắng, buồn phiền khi thấy mẹ đã già. c. Quan tâm,thấu hiểu và thấy có lỗi với mẹ. d. Thương mẹ vì đã già. Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở dòng thơ sau? Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen. a. Hoán dụ. b. Ẩn dụ. c. Nhân hoá d. So sánh Câu 8.Nghĩa của từ “hong” trong bài thơ là gì? a. Làm cho thẳng, mượt, sạch bằng cách dùng lược b. Làm cho khô bằng cách trải ra chỗ có nắng. c. Làm cho khô đi bằng cách để ở chỗ thoáng gió d. Làm cho sạch bằng nước và các chất làm sạch Câu 9. Em nhận xét như thế nào về mong ước của người con qua hai dòng thơ cuối bài? Con ngoan rồi đấy mẹ ơi Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
- Câu 10.Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình?Em mong muốn làm điều gì cho mẹ?( Học sinh viết 3 câu trở lại) II. Viết Bằng lời văn của mình, hãy viết bài văn kể lại một chuyến du lịch đáng nhớ cùng những người thân trong gia đình. Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 259 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 88 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 184 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 126 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn