intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7– NĂM HỌC 2021-2022 I. Đọc – hiểu (trắc nghiệm): 5,0 điểm 1. Phần văn bản: 1.1 Nội dung: Thơ Trung đại Việt Nam: Nam quốc sơn hà; Bánh trôi nước; Qua Đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà. 1.2 Yêu cầu: - Nhận biết được: tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, thể thơ; - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của các văn bản thơ; - Hiểu được ý nghĩa của một số chi tiết, hình ảnh thơ đặc sắc trong văn bản; - Nhận biết được các văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể thơ. 2. Tiếng Việt: 2.1 Nội dung: - Từ ghép, từ láy; - Từ Hán Việt. 2.2 Yêu cầu: - Phân biệt được từ ghép, từ láy; - Hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt; Phân biệt từ ghép Hán Việt chính phụ và đẳng lập. II. Làm văn biểu cảm: 5,0 điểm Viết bài văn biểu cảm về sự vật có kết hợp yếu tố miêu tả. PHẦN MỘT: ĐỌC – HIỂU (Trắc nghiệm) 1/ Phần văn bản Tên Tên bài Thể thơ Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa văn bản tác giả 1. Nam Chưa Thất ngôn - Khẳng định chủ - Giọng thơ dõng - Bài thơ thể hiện quốc rõ tác tứ tuyệt quyền về lãnh thổ đất dạc, hùng hồn, niềm tin vào sức sơn hà giả nước. đanh thép. mạnh chính nghĩa - Nêu cao ý chí quyết - Thể thơ tứ tuyệt của dân tộc ta. tâm bảo vệ chủ quyền ngắn gọn, súc - Bài thơ có thể xem đó trước mọi kẻ thù tích. như là bản tuyên xâm lược. ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 1
  2. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 Tên Tên bài Thể thơ Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa văn bản tác giả - Trân trọng vẻ đẹp, - Ngôn ngữ thơ - Thể hiện cảm hứng 2. Bánh Hồ Thất ngôn phẩm chất trong trắng, bình dị,gần gũi nhân đạo, ca ngợi vẻ trôi Xuân tứ tuyệt son sắt của người phụ với lời ăn tiếng đẹp, phẩm chất của nữ Việt Nam ngày nước Hương Đường nói hằng ngày, người phụ nữ đồng xưa. luật - Cảm thương sâu sắc hình ảnh ẩn dụ. thời thể hiện lòng cho thân phận chìm - Sáng tạo trong cảm thương sâu sắc nổi của họ. việc xây dựng đối với thân phận nổi hình ảnh nhiều chìm của họ. tầng ý nghĩa. -Miêu tả cảnh Đèo - Sử dụng bút - Bài thơ thể hiện 3. Qua Bà Thất ngôn Ngang thoáng đãng pháp tả cảnh ngụ tâm trạng cô đơn Đèo Huyện bát cú mà heo hút, thấp tình. thầm lặng, nỗi niềm Ngang Thanh thoáng có sự sống con - Sáng tạo trong hoài cổ của nhà thơ Quan người nhưng còn việc sử dụng từ trước cảnh vật Đèo hoang sơ. láy gợi hình, gợi Ngang cảm. - Thể hiện nỗi nhớ - Sử dụng phép nước thương nhà, nỗi đối hiệu quả trong buồn thầm lặng cô đơn việc tả cảnh, tả của tác giả. tình. 4.Bạn Nguyễn Thất ngôn - Bài thơ được lập ý -Sáng tạo nên tình- - Bài thơ thể hiện đến chơi Khuyến bát cú bằng cách cố tình huống khó xử khi một quan niệm về nhà dựng lên một tình bạn đến chơi nhà tình bạn, quan niệm huống khó xử khi bạn và cuối cùng òa ra đó vẫn còn có ý đến chơi để rồi hạ một niềm vui đồng nghĩa, giá trị lớn câu kết “Bác đến chơi cảm. trong cuộc sống con đây ta với ta” nhưng -Lập ý bất ngờ. người hôm nay. trong đó là một giọng -Ngôn ngữ thơ thơ hóm hỉnh chứa giản dị đựng tình bạn đậm đà thắm thiết. 2/ Phần Tiếng Việt Bài học Ý nghĩa, đặc điểm Phân loại Cách sử dụng - Từ ghép chính phụ có tính chất - Từ ghép chính phụ: có tiếng phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ 1.Từ chính phụ hẹp hơn so với tiếng sung nghĩa cho tiếng chính. ghép chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng - Từ ghép đẳng lập có tính chất phụ đứng sau. hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép Vd: bà ngoại, trắng xóa… đẳng lập khái quát hơn nghĩa của - Từ ghép đẳng lập: có các tiếng các tiếng tạo nên nó. bình đẳng về mặt ngữ pháp. Vd: ông bà, trầm bổng, ….. - Nghĩa của từ láy được tạo thành -Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng 2
  3. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 Bài học Ý nghĩa, đặc điểm Phân loại Cách sử dụng 2. Từ và sự hoà phối âm thanh giữa các có một số trường hợp tiếng láy tiếng. đứng trước biến đổi thanh điệu - Trong trường hợp từ láy có hoặc phụ âm cuối. tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng Vd: khang khác, đo đỏ gốc) thì nghĩa của từ láy có thể -Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có những sắc thái riêng so với có sự giống nhau về phụ âm đầu tiếng gốc như: và phần vần. + sắc thái biểu cảm Vd: xanh xao, liêu xiêu…. + sắc thái giảm nhẹ + sắc thái nhấn mạnh,…… - Tạo sắc thái trang - Từ ghép chính phụ: mỹ nhân, trọng, thể hiện thái 3. Từ ái quốc, thạch mã…. độ tôn kính. Hán Vd: Đến dự buổi lễ Việt - Từ ghép đẳng lập: thiên địa, có ngài đại sứ và nhật nguyệt…. phu nhân. - Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. Vd: Bác sĩ đang khám tử thi. - Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa. Vd: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông. PHẦN HAI: TẬP LÀM VĂN Viết bài văn biểu cảm về sự vật có kết hợp yếu tố miêu tả *Dàn bài: ➢ Mở bài: - Nêu sự vật em yêu. - Lí do em yêu thích sự vật đó. ➢ Thân bài: - Biểu cảm kết hợp với tả về những đặc điểm tiêu biểu gợi cảm của sự vật đó. - Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa của sự vật đối với con người. - Biểu cảm kết hợp với tự sự về sự gần gũi, gắn bó giữa em với sự vật đó: + Trong cuộc sống hằng ngày + Hoặc hồi tưởng kỉ niệm gắn bó - Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng, tưởng tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc. ➢ Kết bài: Tình cảm của em đối với sự vật đó. *Gợi ý một số đề: - Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học. 3
  4. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 - Một đồ dùng học tập/ món quà mà em yêu thích. (sách vở, bút, cặp,…) - Cảm nghĩ về một loài quả/ loài hoa. 4
  5. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ I THÀNH PHỐ BÀ RỊA NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ THAM KHẢO MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm). Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng (0.5 điểm) Câu 1. Bài thơ nào sau đây được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật? A. Phò giá về kinh; B. Nam quốc sơn hà; C. Bánh trôi nước; D. Qua Đèo Ngang. Câu 2. Nội dung chính của văn bản “Sông núi nước Nam” là: A. Ca ngợi ý chí chiến đấu của nhân dân ta chống lại quân Tống xâm lược. B. Lời thơ đanh thép khẳng định chủ quyền của dân tộc ta. C. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó. D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân ta. Câu 3. Điểm tương đồng giữa hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là: A. Tự hào về chủ quyền đất nước; ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước. B. Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc; niềm tin sắt đá vào sự bền vững của dân tộc. C. Diễn đạt cô đúc, không hình ảnh hoa mỹ; dồn nén cảm xúc vào trong. D. Câu A, B đúng. Câu 4. Nhận xét nào không chính xác về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương ? A. Ngôn ngữ bình dị, cách nói dân gian giàu hình ảnh. B. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. C. Cho thấy số phận nhiều trắc trở của người phụ nữ xưa. D. Làm nổi bật giá trị của bánh trôi nước. Câu 5. Ý nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” là: A. Thể hiện tình bạn gắn bó, thắm thiết, vượt lên trên vật chất tầm thường. B. Sự đối diện với chính mình trước không gian bao la, hoang vắng. C. Chỉ nhà thơ và người bạn thân, tuy hai nhưng chỉ là một. D. Cả A,B,C đều sai. Câu 6. Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn: gắn bó, thắm thiết, vượt lên trên vật chất tầm thường. Đó là bài thơ nào? A. Bánh trôi nước. B. Qua Đèo Ngang. C. Bạn đến chơi nhà. D. Phò giá về kinh. Câu 7. Tác giả được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” : A. Bà Huyện Thanh Quan B. Đoàn Thị Điểm C. Xuân Quỳnh 5
  6. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 D. Hồ Xuân Hương Câu 8. Có bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy trong dãy từ sau : tươi tốt, vui vẻ, nho nhỏ, nhà cửa, đi đứng, mơ màng, trắng xóa. A. 3 từ ghép, 4 từ láy B. 4 từ ghép, 3 từ láy C. 2 từ láy, 5 từ ghép D. Tất cả là từ láy Câu 9. Chọn từ láy phù hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bốn thanh niên của bốn đội …….. leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ.”. A. thoăn thoắt B. khéo léo C. nhanh nhẹn D. vội vàng Câu 10. Từ Hán Việt nào sau đây là từ ghép chính phụ ? A. xã tắc B. quốc kì. C. sơn thủy D. giang sơn II. Tự luận (5,0 điểm): Viết bài văn bày tỏ tình cảm của em về một món qùa (sách, truyện, con vật,…) mà em yêu thích nhất. -HẾT- 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2