Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 3
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện tư duy giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TỔ VĂN SỬ GDCD NĂM HỌC 20222023 Môn Ngữ văn7 I. Nội dung ôn tập 1. Ngữ liệu đọc hiểu: ngoài Sách giáo khoa Xác định được nội dung của ngữ liệu Xác định thông điệp gửi đến từ ngữ liệu Rút ra bài học từ ngữ liệu Xác định được thể loại, các phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật (đặc điểm nhân vật), lời người kể chuyện, lời nhân vật, chủ đề, đề tài, tính cách nhân vật…. Xác định được thể thơ: đặc điểm của bài thơ bốn chữ, 5 chữ: số khổ, số dòng, nhịp thơ, vần, từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ… 2. Thực hành Tiếng Việt Nhận biết được biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, các kiểu nói giảm nói tránh và tác dụng. Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu. Các BPTT đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ….chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của BPTT được sử dụng. 3. Viết: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong đời sống gia đình Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc xong một bài thơ (hoặc đoạn thơ) có yếu tố tự sự và miêu tả, II. Cấu trúc đề kiểm tra Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
- Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi ra tờ giấy thi. Trả lời câu hỏi tự luận trả lời ngắn (có thể bằng một đoạn văn 3 5 câu hoặc triển khai theo ý chính) Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong đời sống gia đình Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc xong một bài thơ (hoặc đoạn thơ) có yếu tố tự sự và miêu tả, III. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ I: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “…Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay.” Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy
- Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…” (Trích “Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát C. Năm chữ B. Bốn chữ D. Tự do Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3. Từ lên trong câu thơ “Cua ngoi lên bờ” thuộc từ loại: A. Phó từ C. Danh từ B. Động từ D. Tính từ Câu 4. Các từ bảy, ba, sáu trong đoạn thơ trên thuộc từ loại: A. Phó từ C. Danh từ B. Động từ D. Số từ Câu 5. Cặp câu thơ nào có sử dụng hình ảnh tương phản: A. Cua ngoi lên bờ C. Có bão tháng bảy Mẹ em xuống cấy… Có mưa tháng ba B. Giọt mồ hôi sa D. Nước như ai nấu Những trưa tháng sáu Chết cả cá cờ
- Câu 6. Những giá trị của “hạt gạo làng ta” mà tác giả muốn khẳng định qua đoạn thơ là: A. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. B. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. C. Hạt gạo là sự kết tinh của tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. D. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. Câu 7. Từ sa trong câu thơ “Giọt mồ hôi sa” có nghĩa là: A. Rơi xuống, lao xuống C. Đi xuống B. Ngã xuống D. Đi đến một nơi nào đó Câu 8. Cách gieo vần của đoạn thơ dưới đây là: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba A. Vần lưng C. Vần lưng, vần liền B. Vần chân D. Vần chân, vần cách Câu 9. Chỉ ra biện pháp tu từ có trong những câu thơ sau và nêu tác dụng: “Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ” Câu 10. Sau khi đọc đoạn thơ trên, em rút ra cho mình bài học gì? II. VIẾT (4 điểm) Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ trích trong phần đọc – hiểu.
- ĐỀ II I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: CHÚ LỪA THÔNG MINH Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình.Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết.Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa.Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn.Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
- (Theo Bộ sách EQ trí tuệ cảm xúc) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện truyền thuyết C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh”được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ nhất số ít D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 3:Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? A. Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữa B. Tìm cách để cứu lấy con lừa C. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừa D. Đến bên giếng và nhìn nó Câu 4:Có bao nhiêu từ láy trong câu: “Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết”? A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 5:Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì? A. Kêu gào thảm thiết B. Đứng im và chờ chết C. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếng
- D. Bình tĩnh tìm cách Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện “Chú lừa thông minh”? (1) Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm cách cứu nó (2) Con lừa cố gắng xoay sở (3) Con lừa thoát ra khỏi cái giếng (4) Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó A. (1) (2) (3) (4) B. (1) (4) (2) (3) C. (3) (1) (4) (2) D. (3) (2) (4) (1) Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào? A. Bình tĩnh, thông minh B. Nhút nhát, sợ chết C. Nóng vội, dũng cảm D. Chủ quan, kiêu ngạo Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì? A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sống B. Sự đoàn kết của con người và loài vật C. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống D. Tình yêu thương giữa con người với loài vật Câu 9:Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết ? Câu 10:Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao? II. VIẾT (4 điểm)
- Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong đời sống gia đình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 254 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 361 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 182 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 134 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 130 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 126 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn