Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Hòa Bắc, Di Linh
lượt xem 0
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Hòa Bắc, Di Linh” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Hòa Bắc, Di Linh
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 7- KNTT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 I. ĐỌC HIỂU A. Ngữ liệu: Ngữ liệu là đoạn trích khác cùng tác phẩm của văn bản đã học, có nội dung phù hợp với các chủ đề, bài học ở lớp 7 Nội dung kiểm tra gồm 10 câu hỏi, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. 1. Văn bản: Bầy chim chìa vôi *. Nghệ thuật - Sử dụng ngôn ngữ đối thoại. - Miêu tả tâm lí nhân vật. *. Nội dung - Kể về cuộc cất cánh của bầy chim chìa vôi non qua điểm nhìn của hai cậu bé Mên và Mon. - Qua đó ca ngợi trái tim ngây thơ, tràn đầy tình yêu thương, nhân hậu của trẻ nhỏ. *. Những điều rút ra từ tác phẩm - Đề tài gần gũi với cuộc sống của trẻ thơ ở chốn quê thanh bình. - Ngôn ngữ đối thoại mộc mạc, gần gũi, tự nhiên. - Ngôn ngữ kể tự nhiên. - Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để kể/tả. 2. Văn bản: Đi lấy mật *. Nghệ thuật -Kể chuyện theo ngôi thứ nhất -Cách miêu tả tinh tế, sinh động. *. Nội dung - Vẻ đẹp phong phú, hoang sơ, bí ẩn của rừng U Minh và tâm hồn trong sáng, tinh tế của nhân vật An *. Những điều rút ra từ tác phẩm - Đề tài: Tuổi thơ của những đứa trẻ gắn bó với rừng U Minh ở vùng đất phương Nam - Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên. - Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để kể/tả. 3. Văn bản: Đồng dao mùa xuân *. Nghệ thuật - Đặc điểm của thể thơ 4 chữ - Yếu tố tự sự, miêu tả, hình ảnh thơ, biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh, điệp ngữ. *. Nội dung: -Khắc họa những đặc điểm của người lính và sự dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ - Niềm tiếc thương, tự hào, cảm phục của tác giả về sự hi sinh của người lính. - *. Những điều rút ra từ tác phẩm - Cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, giáo dục lòng biết ơn những người góp phần làm nêuộc sống hôm nay và biết trân trọng những gì mà chúng ta đang có. 4. Văn bản: Gặp lá cơm nếp * Nghệ thuật - Thể thơ năm chữ,ngắt nhịp linh hoạt, có sự kết hợp yếu tố tự sự miêu tả và biện pháp tu từ. Vũ Thị Thanh Lịch 1
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 7- KNTT * Nội dung Tình cảm gia đình gắn liền với tình yêu quê hương đất nước * Những điều rút ra từ tác phẩm Tình yêu quê hương đất nước được bắt nguồn từ chính tình cảm gia đình. Tình yêu gia đình , tình yêu quê hương đất nước phải được cụ thể hóa bằng hành động cụ thể. 5. Văn bản Trở gió Nội dung – Ý nghĩa: - Tình yêu, sự gắn bó với quê hương của người viết đối với quê hương. - Khơi gợi tình yêu quê của người đọc trước những khoảnh khắc thay đổi của quê hương. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm. - Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, cách sử dụng các biện pháp tu như điệp ngữ, so sánh, nhân hoá,… 6. Văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Nghệ thuật Ngôi kể: ngôi thứ nhất. Ngôn ngữ: mộc mạc, tự nhiên, chân thành. Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn. Nội dung Truyện kể về những trò chơi của người bố và đứa con. Qua đó, người cha đã dạy cho đứa con cách yêu thương, trân trọng thiên nhiên và nâng niu những món quà từ cuộc sống. Ý nghĩa Hãy nhắm mắt và mở lòng - mở cánh cửa của chính mình - hãy nhìn cuộc sống bằng tất cả các giác quan để cảm nhận, để thấu hiểu, để yêu thương, để quan tâm và để nhớ 7. Văn bản người thầy đầu tiên: - Nghệ thuật: + Sử dụng ngôi kể thứ nhất. Có sự thay đổi người kể giữa các phần, để nổi bật hình ảnh thầy Đuy-sen và tình cảm An-tư-nai. + Lối viết hấp dẫn, thú vị. + Khắc họa nhân vật giản dị, gần gũi. Được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, tính cách. - Nội dung: + Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả. + Người thầy đầu tiên đã thành công khắc học nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề. 8. Văn bản Quê hương Nghệ thuật Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng - Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa - Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật Nội dung – Ý nghĩa Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ 9. Văn bản Mùa xuân nho nhỏ Vũ Thị Thanh Lịch 2
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 7- KNTT Nghệ thuật - Thể thơ năm chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ đã tạo ra sự liền mạch cảm xúc. - Ngôn ngữ và hình ảnh thơ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi - Cảm xúc chân thành, tha thiết, cho nên bài thơ trở thành tiếng lòng của nhà thơ thanh Hải với đất nước, với cuộc đời. Nội dung Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước. Qua đó bày tỏ lẽ sống cao đẹp là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước. 10. Văn bản Gò Me Nội dung - Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương. Nghệ thuật - Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ - Hình ảnh giàu sức gợi, giàu cảm xúc 11. Văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi Nội dung Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Nghệ thuật - Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng - Ngôn từ bình dị, gần gũi - Lối viết hấp dẫn, thuyết phục - Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm 12. Văn bản Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt Nghệ thuật Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê. Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh. - Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ Nội dung Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả. 13. Văn bản Chuyện cơm hến Nghệ thuật - Sử dụng ngôn ngữ địa phương. - Giọng điệu hài hước kết hợp với trữ tình. Nội dung Nhà văn giới thiệu về món ăn đậm đà bản sắc xứ Huế- cơm hến, đồng thời thể hiện những suy nghĩ của tác giả về việc “cải tiến” món ăn dân tộc. Từ đó thể hiện tình yêu quê hương da diết của tác giả. Thông điệp Vũ Thị Thanh Lịch 3
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 7- KNTT Hãy trân trọng, giữ gìn những đặc sản của địa phương, nuôi dưỡng những nét đẹp văn hoá của quê hương. 14. Văn bản Hội lồng tồng Nghệ thuật - Sử dụng phương thức thuyết minh, bày tỏ thái độ đánh giá của người viết về vấn đề được nói tới thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, nhất là tính từ. - Miêu tả chi tiết hội lồng tồng - Kiến thức xã hội sâu sắc thể hiện qua ngôn ngữ thuyết minh của tác giả. Nội dung - Văn bản thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh. - Qua đó, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp văn hóa, sinh hoạt văn hoá dân gian phổ biến của đổng bào Tày, Nùng trong mùa xuân. B. Nội dung đọc hiểu: 1. Nhận biết về thể loại: Cần căn cứ vào đặc trưng của các thể loại để nhận biết. 2. Phương thức biểu đạt Tự sự ( kể chuyện, tường Dùng ngôn ngữ kể lại một chuỗi sự việc thuật) Miêu tả Dùng ngôn ngữ làm người người đọc hình dung cụ thể sự vật, sự việc, cảnh sắc hoặc nội tâm con người. Biểu cảm Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc với một đối tượng nào đó. Nghị luận Dùng ngôn ngữ để bàn bạc phải- trái, đúng –sai, tốt – xấu, hay- dở nhằm thể hiện rõ chính kiến và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Thuyết minh Cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe Hành chính – công vụ Phương thức giao tiếp giữa nhân dân với Nhà nước hoặc ngược lại, giữa cơ quan nhà nước với cơ quan nhà nước khác trên cơ sở pháp lí như hợp đồng, công văn, hoá đơn, thông tư, nghị định 3. Nhận biết Thủ pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính chất,… của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề hay giữ phép lịch sự, tránh thô tục. Những cách nói giảm nói tránh thông dụng: • Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt • Dùng cách nói vòng • Dùng cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa Điệp ngữ - Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó. Có 3 dạng điệp ngữ chính là: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Tác dụng của điệp ngữ là gì? - Tạo ra sự nhấn mạnh - Tạo sự liệt kê - Tạo sự khẳng định *Lưu ý khi sử dụng điệp ngữ Vũ Thị Thanh Lịch 4
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 7- KNTT - Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn chương giúp khắc họa rõ nét hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. - Khi áp dụng phép điệp ngữ, các bạn cần phải xác định được mục đích sử dụng, tránh việc lạm dụng quá mức sẽ khiến bài văn rườm rà, tối nghĩa và người đọc cảm thấy ngán ngẩm. So sánh - So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt. - Tác dụng của phép so sánh So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Nhân hóa - Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc miêu tả sự vật như đồ vật, cây cối, con vật… Bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn”. - Tác dụng của nhân hóa Nhân hóa có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động và gần gũi với còn người. Nó được áp dụng khá nhiều trong các tác phẩm văn học nổi tiếng. Ngoài ra nó còn được áp dụng nhiều và rất hữu ích trong đời sống con người. Cụ thể tác dụng của nhân hóa như sau: + Giúp các loại đồ vật, sự vật (cây cối) trở nên sinh động trong suy nghĩ và trở nên gần gũi hơn với con người + Giúp các loại đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được các suy nghĩ và bày tỏ tình cảm của con người. Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Bốn kiểu ẩn dụ: - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: - Lấy bộ phận để gọi toàn thể - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng 4. Nhận biết chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) trong ngữ liệu. Số từ - Đặc điểm cơ bản: Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật. - Phân loại: Số từ có thể được phân chia thành hai nhóm: + Số từ chỉ lượng đứng trước danh từ, gồm số từ chỉ số lượng xác định (ví dụ: bốn quyển vở, năm học sinh,…) và số từ chỉ số lượng ước chừng (ví dụ: vài con cá, dăm cuốn sách, dăm bảy người, ba bốn trường,…). Vũ Thị Thanh Lịch 5
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 7- KNTT + Số từ chỉ thứ tự thường kết hợp với các từ thứ, hạnh, loại, số, đứng sau danh từ trung tâm, thể hiện thứ tự của sự vật được nêu ở danh từ trung tâm. - Lưu ý: Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng như: đôi, chục, tá,… Các từ này tuy cũng có ý nghĩa số lượng, nhưng có đặc điểm ngữ pháp của danh từ: có thể kết hợp với số từ ở trước và từ chỉ định ở sau. Ví dụ: hai chục (trứng) này, ba đôi (tất) ấy,… Phó từ là những từ đi kèm danh từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa về số lượng, đặc điểm, hoạt động, trạng thái của chúng. - Phó từ đi kèm danh từ: Phó từ làm thành tố phụ trước cho danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng của sự vật. Đó là các từ: những, các, mọi, mỗi, từng - Phó từ đi kèm động từ, tính từ: Phó từ làm thành tố phụ trước hoặc sau cho động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa liên quan đến hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở động từ hoặc tính từ (qh thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến, mức độ, kết quả...) Từ láy: - Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. Từ ngữ địa phương - Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. - Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân. Dấu câu + Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật. + Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn. + Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. + Dấu phẩy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu + Dấu chấm lửng: được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự còn chưa liệt kê hết; thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị một nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. + Dấu chấm phẩy được dùng để: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. + Dấu gạch ngang có công dụng: Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; nối các từ trong một liên danh. + Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). + Dấu hai chấm dùng để: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang). + Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn. 5. Hiểu được các chi tiết, nội dung của ngữ liệu; tác dụng của thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong ngữ liệu. 6. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận/ nêu quan điểm cá nhân về một vấn đề liên quan Vũ Thị Thanh Lịch 6
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 7- KNTT đến nội dung ngữ liệu. 7. Rút ra bài học/ thông điệp. II. VIẾT 1.Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ * Yêu cầu Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: - Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. - Khái quát được cảm xúc về bài thơ. * Dàn ý - Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ. - Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ. 2. Viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. * Yêu cầu Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học: Trong phần Mở bài, học sinh cần nêu rõ nhân vật văn học mình sẽ phân tích là ai. Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm. Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: Phân tích nhân vật đòi hỏi người đọc phát hiện, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Phát hiện ra những chi tiết quan trọng về nhân vật giúp ta có căn cứ suy luận chủ đế tác phẩm hoặc quan niệm vế đời sống của tác giả. * Dàn ý chung a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. b.Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn,...). + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào + Hành động, cử chỉ của nhân vật + Nội tâm, ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác c. Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật. 3. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc * Yêu cầu Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè ở trường… sự việc mà em được chứng kiến hoặc nghe kể) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó (yêu mến, kính trọng, xúc động, bâng khuâng,...). Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến con người hoặc sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em (Người đó có đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình, tính cách? Sự việc đó diễn ra trong không gian, thời gian nào? Những ai tham gia sự việc và họ đã làm gì?). Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với con người hoặc sự việc được nói đến (yêu mến, kính trọng, biết ơn đối với người đó; xúc động, không thể nào quên,... đối với sự việc đó). Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc (những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân Vũ Thị Thanh Lịch 7
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 7- KNTT hoá; từ láy tượng hình, tượng thanh; câu cảm thán;...). * Dàn ý Mở bài: Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó. Thân bài: Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc. Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới. Vũ Thị Thanh Lịch 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 254 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 361 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 182 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 134 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 130 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn