intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2024-2025 PHẦN 1: MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ 1. Đọc - hiểu: 6.0 điểm - Văn bản Thơ bốn chữ, năm chữ; Truyện ngụ ngôn (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) - Tiếng việt: Phó từ; Dấu chấm lửng. + Phần văn bản. ▪ Phương thức biểu đạt, thể loại. ▪ Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. ▪ Về đặc điểm Thơ bốn chữ, năm chữ: gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh, từ ngữ; biện pháp tu từ; thông điệp. ▪ Về đặc điểm Truyện ngụ ngôn: đề tài; cốt truyện, sự kiện; tình huống; nhân vật; không gian, thời gian; bài học. ▪ Ý nghĩa chi tiết trong văn bản. + Phần Tiếng Việt: Nhận diện phó từ, đặc điểm và công dụng; công dụng của dấu chấm lửng trong ngữ cảnh cụ thể. 2. Phần viết: 4.0 điểm - Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. PHẦN 2: KIẾN THỨC ÔN TẬP. A. Phần văn bản. 1.Thơ 4 chữ- 5 chữ 1.1. Đặc điểm thơ 4 chữ- 5 chữ - Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2. - Thơ năm chữ là thể thơ mối dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3. - Hình ảnh trong thơ: Là những chi tiết, cảnh tượng tự thực tế cuộc sống, được tái hiện lại ngôn từ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. - Vần: +Vần chân: vần được gieo ở cuối dòng thơ. +Vần lưng: vần gieo ở giữa câu thơ. +Vai trò của vần: Liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa,sức âm vang cho thơ, làm cho câu thơ, dòng thơ dễ nhớ dễ thuộc. -Nhịp thơ: +Nhịp thơ được thể hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng/ngắt dòng đều đặn cuối mỗi dòng thơ. + Tác dụng của nhịp thơ: tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng biểu đạt nội dung thơ. - Thông điệp: Là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc. 1.2. Hệ thống các văn bản thơ 4 chữ, 5 chữ đã học: 1
  2. THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 7 Tên văn bản Thể thơ Chủ đề Thông điệp - Tác giả thể hiện tình yêu thương, - Hãy lắng nghe lời của cỏ cây trân trọng những mầm loài vật để biết yêu thương, nâng Lời của cây xanh thiên nhiên. đỡ sự sống ngay từ khi sự sống (Trần Hữu 4 chữ mới là những mầm non. Thung) -Mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. Bài thơ thể hiện cảm nhận Cần biết lắng nghe, cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên thiên nhiên bằng tất cả các giác Sang thu 5 chữ nhiên, những suy ngẫm về quan để đón nhận những món (Hữu Thỉnh) bước đi của thời gian. quà vô giá từ thiên nhiên. 2. Truyện ngụ ngôn: 2.1. Đặc điểm truyện ngụ ngôn: -Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. -Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống. -Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân… Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc. -Sự kiện (hay sự việc) là yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính. -Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm, …) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó. -Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được khơi sâu. -Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng,…). -Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể. 2.2. Hệ thống các văn bản truyện ngụ ngôn đã học: Văn Đề tài Cốt truyện Tình huống truyện Bài học bản Tính tự Câu chuyện Bị nước đẩy lên mặt đất - Không nên huênh hoang, tự Ếch cao, tự về tính chủ con ếch vẫn quen thói phụ, cần phải biết khiêm tốn, 2
  3. THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 7 ngồi đại có thể quan, kiêu nhâng nháo tự phụ, xem học hỏi. đáy làm hại ngạo dẫn đến bầu trời là cái vung và - Khi đến môi trường mới giếng bản thân. cái chết của bản thân là chúa tể nên đã cần tìm hiểu và phải thay đổi con ếch. bị con trâu dẫm chết bản thân để thích ứng. (-> bộc lộ tác hại của sự - Ảo tưởng về bản thân, hành ngộ nhận về bản thân) động ngông cuồng chỉ gây hại cho bản thân. - …… Để biết rõ Câu chuyện về Năm ông thầy bói mù rủ - Muốn hiểu biết sự vật, sự Thầy về sự vật, năm ông thầy nhau “xem voi”, mỗi ông việc nào phải xem xét chúng bói sự việc, bói sờ voi và chỉ sờ được một phần cơ một cách toàn diện, tránh xem phải xem phán xét, ai thể con voi, nhưng ai nhìn nhận một cách chủ voi xét chúng cũng cho mình cũng tin chỉ có mình miêu quan. một cách là đúng nên tả đúng về con voi dẫn - Mỗi người cần phải biết toàn diện. dẫn đến đánh đến xô xát, đánh nhau lắng nghe, tiếp thu ý nhau toác đầu, (-> bộc lộ tác hại của lối kiến của nhau để đánh giá sự chảy máu. nhận thức phiến diện về việc, sự vật một cách khách sự vật) quan và chính xác nhất. Hai Tình bạn Sự xuất hiện bất ngờ và - Không nên tin vào những người và tình sự bỏ đi cũng bất ngờ của kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn bạn người con gấu trước sự kinh hãi, hoạn nạn. đồng ngạc nhiên của hai người - Yêu thương, trân trọng tình hành bạn đồng hành. bạn, không nên bỏ rơi bạn và con ->Thể hiện bản chất vì ngay cả khi gặp hoạn nạn, gấu mạng sống của mình mà khó khăn. bỏ mặc bạn bè Chó Kẻ mạnh Câu chuyện về Một con chó sói đang đói - Bài học về thói ỷ mạnh sói và và chân lí sự độc ác, bụng lại gặp chiên con ra hiếp yếu trong cuộc sống. chiên hung hăng của suối uống nước, bèn bịa Đó là một thói xấu, cần phải con con sói và sự ra đủ lí do để ăn thịt lên án. nhút nhát, yếu chiên. - Hãy sử dụng trí thông minh đuối của chú -> Thể hiện bản chất tàn để đối phó với kẻ mưu mô, chiên con. ác, hành xử bất công của xảo quyệt, ác độc. nhân vật chó sói. B. Phần Tiếng Việt. 1. PHÓ TỪ Khái niệm Phân loại Chức năng Ví dụ 3
  4. THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 7 -Phó từ Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ: Vào những ngày ấy, chuyên đi những, các, mọi, mỗi, từng,… nhà ông tưng bừng và Phó từ là kèm trước chật ních người. những từ danh từ chuyên đi Bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, kèm với tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số danh từ, -Phó từ đứng ý nghĩa như: động từ, trước động -Quan hệ thời gian: đã, đang, sắp, sẽ, ... -Mùa thu đã đến rồi. tính từ. từ, tính từ, -Chỉ mức độ: rất, thật, hơi, quá -Không thấy Dế Mèn -Chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, đều, nhưng chị Cốc trông còn, nữa, cùng, … thấy Dế Choắt đang -Chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng, ... loay hoay trước cửa -Chỉ sự cầu khiến: đừng, hãy, chớ, phải ... hang. -Giới hạn, phạm vi: chỉ -Anh đừng trêu vào. -Đồng nhất về tính chất: đều - Phó từ Bổ sung cho động từ, tính từ một số ý nghĩa -Tôi tợn lắm. đứng sau như: mức độ, khả năng, kết quả và phương động từ, tính hướng, … -Tôi đã làm được ba từ -Chỉ mức độ: lắm, vô cùng bài tập rồi. (kết quả) -Chỉ kết quả và hướng: vào, ra, rồi, mất, -Nó làm được đấy. được (khả năng) -Chỉ khả năng: được, xong, phải 2. DẤU CHẤM LỬNG Khái niệm Chức năng Ví dụ Dấu chấm - Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện Các nhân vật hầu như không có tên riêng, lửng được tượng tương tự chưa liệt kê hết (khi kết thường được người kể chuyện gọi bằng kí hiệu bởi hợp với dấu phẩy đứng trước nó). danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, thầy bói, ba dấu bác nông dân,… chấm (…), - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập -Bẩm...quan lớn...đê vỡ mấy rồi! còn gọi là ngừng, ngắt quãng. -> Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt dấu ba quãng. chấm, là - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị Trước đây, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sân một trong cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu khấu cho rối nước là...ao làng. Ghế ngồi những loại thị nội dung bất ngờ hay hài hước, của khán giả là... thảm cỏ quanh ao. dấu câu châm biếm. -> Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị thường gặp cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị trong văn nội dung bất ngờ. viết - Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. .[…]Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng đặt lên đầu phản. -Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt Thấy trời đã sáng quãng. Gà gáy ó…o… 4
  5. THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 7 Câu 1. Xác định và nêu chức năng của phó từ được sử dụng ở đoạn trích sau: a/ Khi đang là hạt Khi hạt nảy mầm Cầm trong tay mình Nhú lên giọt sữa Chưa gieo xuống đất Mầm đã thì thầm Hạt nằm lặng thinh. Ghé tai nghe rõ. b/Con voi đi đâu không ai biết, chỉ thấy hàng năm khi sang thu, nó lại xuống làng. Nó rống gọi rộn ràng từ xa, trước khi lội qua bến sông. Nghe tiếng rống, người làng bảo nhau: Ông Một về. Họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng. c /Người quản tượng hiểu lòng con voi. Nó là nguồn an ủi của ông lúc sa cơ. Ông chưa từng sống với ai lâu như sống với nó. Câu 2. Viết câu văn có sử dụng phó từ (gạch chân phó từ trong câu). a. Chỉ sự cầu khiến: nói về một hành động bảo vệ môi trường tự nhiên b. Chỉ sự cầu khiến: nói về học tập. c. Bổ sung ý nghĩa về số lượng: nói về bạn bè. d. Chỉ sự tiếp diễn tương tự: thực hiện an toàn giao thông. e. Chỉ mức độ: nói về học tập. Câu 3: Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng ở câu sau: a/ Văn bản có thể tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ, bằng đoạn văn hoàn chỉnh hay bằng một dàn ý. […] Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, cô đúc. b/ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, buâng khuâng, có tiếc thương, ai oán,… c/ Thưa cô, em không dám nhận … em không được đi học nữa. _Sao vậy? -Cô Tâm sửng sốt. ( Khánh Hoài) d/ Kìa trống đang gọi Tùng! Tùng! Tùng! Tùng… Vào năm học mới Rộn vang tưng bừng. Câu 4. Viết câu văn có sử dụng dấu chấm lửng. a. Viết một câu nói về nhân vật “Ếch” ở văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” trong đó có sử dụng dấu chấm lửng (nêu công dụng). b. Viết một câu văn về tình bạn, trong đó sử dụng dấu chấm lửng (nêu công dụng). c. Viết một câu văn về hành động bảo vệ môi trường, trong đó sử dụng dấu chấm lửng (nêu công dụng). C. Phần Tập Làm văn Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Dàn ý: I.Mở bài: -Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. -Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan. II. Thân bài: 1.Gợi lại bối cảnh, câu chuyện (dấu tích) liên quan đến nhân vật vật/ sự kiện lịch sử. -Câu chuyện, huyền thoại liên quan. 5
  6. THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 7 -Dấu tích liên quan,… 2. Thuật lại nội dung/diễn biến sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử. 2.1. Kể sự việc bắt đầu: 2.2. Kể diễn biến sự việc: 2.3. Kể kết thúc sự việc: * Kể chuyện kết hợp với miêu tả 3.Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện. III. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc. PHẦN III: ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 (6đ): Đọc kỹ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Hạt gạo làng ta Hạt gạo làng ta Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Những năm bom Mỹ Gửi ra tiền tuyến Của sông Kinh Thầy Trút trên mái nhà Gửi về phương xa Có hương sen thơm Những năm cây súng Em vui em hát Trong hồ nước đầy Theo người đi xa Hạt vàng làng ta… Có lời mẹ hát Những năm băng đạn (Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Ngọt bùi đắng cay… Vàng như lúa đồng Khoa) Hạt gạo làng ta Bát cơm mùa gặt Có bão tháng bảy Thơm hào giao thông… Có mưa tháng ba Hạt gạo làng ta Giọt mồ hôi sa Có công các bạn Những trưa tháng sáu Sớm nào chống hạn Nước như ai nấu Vục mẻ miệng gàu Chết cả cá cờ Trưa nào bắt sâu Cua ngoi lên bờ Lúa cao rát mặt Mẹ em xuống cấy… Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất… Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Nhịp thơ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ? Câu 3. Văn bản cùng thể thơ với văn bản nào em đã học? Câu 4. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được sử dụng trong bài thơ? Câu 5. Ý nghĩa của hình ảnh “Hạt gạo làng ta” trong bài thơ: Câu 6. Trong khổ thơ sau sử dụng cách gieo vần nào? “Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…” 6
  7. THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 7 Câu 7. Bài thơ trên gửi gắm thông điệp gì? Câu 8. Trong những câu thơ sau, từ nào là phó từ? “Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa” II. Tự luận: (4.0đ) Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. ĐỀ 2 (6đ): Đọc kỹ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông có một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai nói đùa với Rùa: - Chậm như cậu mà cũng đòi tập chạy à? Rùa đáp: - Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn? Thỏ vểnh tai lên tự đắc: - Được, được! Cậu dám thi chạy với tôi sao? Tôi chấp cậu một nửa đường đó! Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: - Ta chưa cần phải chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Thỏ nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng Thỏ nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó. (Rùa và Thỏ) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? Câu 2: Nhân vật trong văn bản trên? Câu 3: Sự kiện chính ở văn bản? Câu 4: Không gian, thời gian trong truyện Rùa và Thỏ là: Câu 5: Đề tài của truyện Rùa và Thỏ là: Câu 6: Bài học rút ra từ truyện Rùa và Thỏ? Câu 7. Trong câu: “Trên bờ sông có một con Rùa đang cố sức tập chạy” có mấy phó từ? Chỉ rõ? II. Tự luận: (4.0đ) Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. ĐỀ 3 (6đ): Đọc kỹ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Trong một khu rừng nọ. có một chú Ve sầu sinh sống. Cả ngày, từ sáng đến tối mịt. Nó chỉ biết rong chơi ca hát, không chịu làm việc gì cả. Ngay cả lương thực để dùng trong mùa đông cũng không chịu chuẩn bị. Đến mùa đông, Ve sầu chỉ còn cách ôm cái bụng đói meo. Nó đi gõ cửa từng nhà vay lương thực. Các loài vật khác đều không thích nó. 7
  8. THCS Lương Thế Vinh Nhóm Văn 7 Một mùa hè mới lại tới, các động vật trong rừng lại tất bật chuẩn bị lương thực dự trữ cho mùa đông. chỉ có Ve sầu vẫn mải mê ca hát như năm ngoái. Đúng lúc đó, có một chú Kiến nhỏ cũng một hạt gạo đang trèo lên cây, nhìn thấy Ve sầu vẫn nghêu ngao hát. Kiến liền nhắc nhở: “Anh Ve sầu này. Anh còn không mau đi kiếm lương thực đi, nếu không đến mùa đông. Anh lại bị đói cho mà xem”. “Không phải vội, không phải vội, còn lâu lắm mới tới mùa đông. Bây giờ, tôi cứ hát ca cho thật vui vẻ đã!” Thế là, Ve sầu tiếp tục hát hò hết cả mùa hè. Mùa đông lại tới, gió Đông Bắc thổi vù vù, trong nhà của Ve sầu không có lấy một chút thức ăn dự trữ nào. Nó chỉ còn cách sang nhà Kiến để vay lương thực. Kiến có vẻ không vui, nghiêm mặt nói: “sao anh không chịu chuẩn bị từ mùa hè ấy?” Ve sầu trả lời: “Vì mùa hè, tôi còn bận hát cho những người đi đường nghe nên không có thời gian kiếm thức ăn.” Kiến nói tiếp: “Lúc hát hò thì anh vui vẻ thế! Sao bây giờ không hát nữa đi?” Nói xong, nó liền đóng sập cửa lại, không để ý đến Ve sầu nữa. (Ve Sầu và Kiến) Câu 1. Thể loại của văn bản trên? Câu 2: Theo em, nhờ đâu mà Kiến có đủ thức ăn sống qua mùa đông giá rét? Câu 3: “Đặc điểm nhân vật” của văn bản trên: Câu 4: Đề tài của văn bản trên: Câu 5: Bài học rút ra từ văn bản trên: Câu 6: Không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn trên là: Câu 7. Trong câu: “Mùa đông lại tới, gió Đông Bắc thổi vù vù, trong nhà của Ve sầu không có lấy một chút thức ăn dự trữ nào.” có mấy phó từ? Chỉ rõ. II. Tự luận: (4.0đ) Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. Vũng Tàu, ngày 17/10/2024 Duyệt của tổ chuyên môn TTCM Nguyễn Thị Dung 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2