intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 8 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8– NĂM HỌC 2021-2022 I. Đọc – hiểu (Trắc nghiệm): 5,0 điểm 1.Phần văn bản: 1.1 Nội dung: - Truyện kí hiện đại Việt Nam - Truyện nước ngoài (Chiếc lá cuối cùng) 1.2 Yêu cầu: - Nhận biết được: tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, thể loại - Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản; hiểu đặc điểm nhân vật - Hiểu được ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong văn bản; ý nghĩa nhan đề; - Nhận biết được các văn bản cùng đề tài, chủ đề. 2. Tiếng Việt: 2.1. Nội dung - Từ tượng hình, tượng thanh; - Biện pháp tu từ (nói quá, nói giảm nói tránh). 2.2 Yêu cầu: - Nhận biết được từ tượng hình, tượng thanh trong văn cảnh; - Nhận biết và hiểu được hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ trong văn cảnh. II. Làm văn tự sự: 5,0 điểm Viết bài văn tự sự . PHẦN MỘT: ĐỌC – HIỂU (Trắc nghiệm) 1. Phần văn bản a/ Truyện kí Việt Nam (1930-1945) Tác Tác giả Thể PTBĐ Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa phẩm loại văn bản Tôi đi Thanh Truyện Tự sự, - Tự sự kết hợp miêu - Trong cuộc đời Buổi tựu học Tịnh ngắn miêu tả và biểu cảm với của mỗi con người, trường đầu tả, những rung động kỉ niệm trong sáng tiên sẽ mãi 1
  2. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 8 Tác Tác giả Thể PTBĐ Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa phẩm loại văn bản (1941) (1911- biểu tinh tế, chân thực của tuổi học trò, không thể 1988) cảm diễn biến tâm trạng nhất là buổi tựu nào quên của ngày đầu tiên đi trường đầu tiên trong kí ức học. thường được ghi của nhà văn - Sử dụng ngôn ngữ nhớ mãi. Thanh Tịnh. giàu yếu tố biểu cảm, - Tâm trạng, cảm hình ảnh so sánh độc xúc của nhân vật tôi đáo ghi lại dòng liên trong ngày đầu tiên tưởng, hồi tưởng của đi học (hồi hộp, bỡ nhân vật tôi. ngỡ…) - Giọng điệu trữ tình trong sáng. Trong Nguyên Hồi kí Tự sự - Tạo dựng được - Nỗi cay đắng, tủi Tình mẫu tử lòng Hồng (trích) kết mạch truyện, mạch cực và tình yêu là mạch mẹ hợp cảm xúc tự nhiên, thương mẹ mãnh nguồn tình (1918- cảm không (trích 1982) miêu chân thực. liệt của bé Hồng khi bao giờ vơi Hồi kí tả, - Kết hợp lời văn kể xa mẹ, khi được trong tâm Những biểu chuyện với miêu tả nằm trong lòng mẹ. hồn con ngày cảm và biểu cảm tạo nên người. thơ ấu) những rung động trong lòng độc giả. - Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật. Tức Ngô Tiểu - Tạo tình huống - Vạch trần bộ mặt Với cảm nước Tất Tố thuyết truyện có tính kịch tàn ác bất nhân của quan nhạy vỡ bờ (1893- (Trích) Tự sự ‘Tức nước vỡ bờ” chế độ thực dân nửa bén, nhà văn kết Ngô Tất Tố (Trích 1954) - Kể chuyện, miêu tả phong kiến, tố cáo đã phản ánh tiểu hợp chính sách thuế nhân vật chân thực, hiện thực về thuyết miêu sinh động qua ngoại khóa vô nhân đạo sức phản Tắt tả. hình, ngôn ngữ, hành đã đẩy người nông kháng mãnh đèn) động nhân vật. dân vào tình cảnh liệt chống lại vô cùng cực khổ, áp bức của khiến họ phải liều những người nông dân mạng chống lại. hiền lành, - Ca ngợi vẻ đẹp chất phác. tâm hồn của người phụ nữ nông dân, 2
  3. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 8 Tác Tác giả Thể PTBĐ Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa phẩm loại văn bản vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Lão Nam - Kết hợp các - Số phận đau Văn bản Hạc Cao phương thức biểu thương của người thể hiện Tự sự đạt, văn bản thể hiện (Nam (1915- nông dân trong xã phẩm giá của kết được chiều sâu tâm lí hội cũ và phẩm chất Cao) 1951) người nông hợp nhân vật với diễn cao quí tiềm tàng dân không Truyện miêu biến tâm trạng phức của họ. thể bị hoen ố ngắn tả, tạp. - Truyện cho thấy cho dù phải (trích) biểu cảm, - Sử dụng ngôn ngữ tấm lòng yêu sống trong nghị hiệu quả, lối kể thương, trân trọng cảnh khốn luận chuyện khách quan, của tác giả với cùng. xây dựng hình tượng người nông dân. nhân vật chân thực. b/ Văn học nước ngoài: Tác Tác Thể loại PTBĐ Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa phẩm giả văn bản Chiếc O Hen- Truyện Tự sự - Xây dựng truyện - Là câu chuyện cảm Chiếc lá cuối lá cuối ri ngắn kết với nhiều tình tiết động về tình yêu cùng là câu cùng (1862- hợp hấp dẫn, sắp xếp thương giữa những chuyện cảm động về tình 1910) miêu chặt chẽ khéo léo người nghệ sĩ nghèo. yêu thương tả, biểu - Kết cấu đảo Qua đó tác giả thể giữa những cảm ngược tình huống hiện quan niệm của người nghệ sĩ hai lần gây hứng mình về mục đích nghèo. Qua thú, hấp dẫn. của sáng tạo nghệ đó tác giả thể thuật chân chính: vì hiện quan sự sống của con niệm của mình về mục người. đích của sáng - Câu chuyện làm tạo nghệ cho chúng ta rung thuật. cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. 3
  4. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 8 2. Phần Tiếng Việt Bài học Khái niệm – Công dụng Ví dụ Từ * Đặc điểm: tượng - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái VD: Con đường này thẳng hình, từ của sự vật. tăm tắp. tượng VD: Tiếng mưa rơi lách - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, thanh tách. của con người. * Tác dụng: gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Nói - Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất VD: quá của sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây Bác ơi, tim Bác mênh ấn tượng, tăng sức biểu cảm. mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người. ( nói quá) ->Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác. Nói - Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển VD: giảm, chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng Bỗng lòe chớp đỏ nói nề, tránh thô tục, thiếu văn hóa. Thôi rồi Lượm ơi! tránh ( Nói giảm, nói tránh) -> Cách nói trang trọng, tránh cảm giác đau buồn, nặng nề. PHẦN HAI: TẬP LÀM VĂN Viết bài văn tự sự 1/ Mở bài: - Giới thiệu nhân vật, sự việc, tình huống xảy ra câu chuyện. - Cảm xúc, suy ngẫm (nếu có). 2/ Thân bài: Lần lượt kể các sự việc theo trình tự hợp lí (thời gian, không gian, hiện tại, quá khứ, theo sự phát triển của sự việc, diễn biến tâm lí nhân vật, …) 3/ Kết bài: Cảm xúc, suy ngẫm của người kể chuyện và bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện. • Gợi ý kể chuyện theo chủ đề: 4
  5. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 8 - Tình yêu thương; - Tình cảm gia đình; - Kỉ niệm khó quên. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ I THÀNH PHỐ BÀ RỊA NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ THAM KHẢO MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 8 Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm (5.0 điểm). Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng (0.5 điểm) Câu 1: Ông (1893-1954) là một học giả, một nhà báo nổi tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Ông là ai? A. Nam Cao B. Thanh Tịnh C. Nguyên Hồng D. Ngô Tất Tố Câu 2: Văn bản “Lão Hạc” được kết hợp những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận. B. Tự sự kết hợp biểu cảm và nghị luận. C. Tự sự kết hợp biểu cảm. 5
  6. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 8 D. Tự sự kết hợp miêu tả và nghị luận. Câu 3: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” là: A. Gợi lại cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. B. Gợi lại những kỉ niệm trong sáng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. C. Diễn tả niềm vui sướng, hân hoan trong ngày đầu tiên đến trường. D. Gợi lại sự chăm sóc ân cần, chu đáo của mẹ trong ngày đầu tiên đến trường. Câu 4: Các nhân vật chị Dậu, lão Hạc, mẹ bé Hồng đều có chung phẩm chất nào? A. Tự trọng, nhân hậu. C. Yêu thương con. B. Tinh thần phản kháng mạnh mẽ. D. Yêu quê hương, đất nước. Câu 5: Vì sao nhân vật Xiu (trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri) nói rằng “Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men”? A. Nó được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng lại giống như thật. B. Nó có tác dụng màu nhiệm: cứu sống một con người; đem lại niềm tin, hy vọng, ước mơ cho một con người. C. Nó là kết quả của một sự đánh đổi sự sống - cái chết, thể hiện tấm lòng yêu thương và sự hy sinh quên mình vì tình bạn. D. Tất cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Bé Hồng sau khi cất tiếng gọi mẹ lại sợ rằng người đó không phải là mẹ mình nên đã nghĩ điều ấy “khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.” (SGK, Ngữ văn 8) Ý nào diễn tả chính xác những cảm xúc của Hồng được thể hiện trong câu văn trên? A. Tâm trạng bối rối, nỗi thất vọng và lo sợ của chú bé Hồng khi người ngồi trên xe không phải là mẹ. B. Nỗi sợ, nỗi xấu hổ của một đứa trẻ nếu nhận nhầm mẹ thì sẽ bị bạn bè chê cười. C. Nỗi thất vọng trở thành nỗi tuyệt vọng cực điểm và niềm khát khao tình mẹ mãnh liệt của chú bé. D. Niềm mong chờ, khao khát gặp mẹ luôn thường trực trong tâm trí của chú bé Hồng. Câu 7: Chọn từ tượng hình thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: “………… bờ giậu hoa bìm Màu hoa tim tím tôi tìm tuổi thơ” (Hoa bìm, Nguyễn Đức Mậu) A. Rung rung B. Rung rinh C. Lay lay D. Lao xao Câu 8: Cụm từ nào sau đây không sử dụng biện pháp tu từ nói quá? A. Dời non lấp biển C. Cười vỡ bụng 6
  7. THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 8 B. Sợ vã mồ hôi D. Mình đồng da sắt Câu 9: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.” (Nam Cao) Đoạn văn trên có mấy từ láy tượng thanh và mấy từ láy tượng hình (không tính từ lặp lại)? A. 1 từ tượng thanh và 2 từ tượng hình. B. 2 từ tượng thanh và 4 từ tượng hình. C. 3 từ tượng thanh và 2 từ tượng hình. D. 1 từ tượng thanh và 4 từ tượng hình. Câu 10. Hiệu quả diễn đạt của việc dùng hàng loạt những từ láy tượng thanh và từ láy tượng hình ở đoạn văn trên nhằm: A. Miêu tả cái chết của lão Hạc, khiến ông Giáo đau đớn. B. Khiến người đọc xúc động. C. Gây xúc động trong lòng người đọc về cái chết đau đớn, dữ dội của lão Hạc. D. Cái chết của lão trả giá cho việc lão bán cậu Vàng. II. Tự luận (5,0 điểm) “Tình bạn nhân lên niềm vui và chia bớt đau buồn.” (Thomas Fuller) Viết bài văn kể lại một câu chuyện về tình bạn. -HẾT- 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1