Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
lượt xem 0
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VĂN QUÁN MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2024-2025 PHẦN I: PHẠM VI ÔN TẬP: I . Đọc – hiểu văn bản 1. Phần truyện: Truyện lịch sử a. Yêu cầu về nội dung: - Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. - Nhân vật thường là vua chúa, anh hùng, danh nhân... người có công với đất nước. - Cốt truyện dựa trên các sự kiện lịch sử có thật - Ngôn ngữ mang tính lịch sử và phù hợp với vị thế của nhân vật b. Yêu cầu về kĩ năng: - Kể tóm tắt truyện đã học và một số truyện nằm ngoài SGK Ngữ văn 8 - Trình bày đặc điểm của truyện theo đặc trưng thể loại. - Hiểu được chủ đề, tư tưởng, bài học của truyện. - Phân tích được nhân vật truyện lịch sử qua ngoại hình, hành động, lời nói. 2. Phần thơ: Thơ Đường luật a. Yêu cầu về nội dung: Thơ viết theo quy tắc chặt chẽ định hình từ thời nhà Đường gồm hai thể chính là thất ngôn bát cú và tứ tuyệt. - Đặc điểm về số dòng, số tiếng - Bố cục: + Thất ngôn bát cú gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết + Tứ tuyệt gồm 4 phần: khởi, thừa, chuyển, hợp - Luật bằng trắc: xác định bằng tiếng thứ hai của câu thứ nhất - Niêm: Các tiếng thứ hai của câu 2, 3 cùng thanh; tiếng thứ hai của câu 4, 5 cùng thanh; tiếng thứ hai của câu 6,7 cùng thanh, tiếng thứ hai của câu 8,1 cùng thanh. - Liên:Tiếng thứ 2, 4, 6 của các cặp liên là các thanh bằng, trắc xen kẽ. - Vần:Tiếng cuối của các câu 1,2,4,6,8 đều là thanh bằng - Nhịp: thường là 4/3 - Đối: với thất ngôn bát cú là đối ở cặp câu thực và cặp câu luận, tứ tuyệt không bắt buộc đối. b. Yêu cầu về kĩ năng: - Trình bày đặc điểm của bài thơ theo đặc trưng thể loại. - Trình bày cảm nhận một số bài thơ nằm ngoài chương trình SGK Ngữ văn 8 - Phân tích được hình ảnh thiên nhiên và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ qua các chi tiết và biện pháp nghệ thuật đặc sắc. - Hiểu được chủ đề, mạch cảm xúc của bài thơ. II. Thực hành tiếng Việt 1. Các đơn vị kiến thức - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Từ tượng hình và từ tượng thanh - Biện pháp tu từ đảo ngữ.
- 2. Kĩ năng - Nắm được khái niệm, phân loại, tác dụng…của các đơn vị kiến thức trên. - Xem lại các bài tập trong SGK. - Nhận diện và phân tích được các đơn vị kiến thức trên trong đoạn, câu văn, câu thơ. - Vận dụng các đơn vị kiến thức trên trong việc tạo lập đoạn văn, văn bản và trong giao tiếp. III. Phần viết: 1. Kể lại một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hoá a. Đối tượng: - Kể trải nghiệm một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hoá b. Yêu cầu: - Về kiến thức: + Người kể chuyện ngôi thứ nhất; + Chuyến đi đáng nhớ của bản thân. + Cảm xúc, suy nghĩ của người nói trước sự việc được kể. - Về kỹ năng: + Các bước làm bài văn kể về một chuyến đi . Mở bài: Giới thiệu lí do tham gia chuyến đi . Thân bài: Kể chi tiết chuyến đi, chú ý điểm ấn tượng trong chuyến đi . Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chuyến đi + Vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, biện pháp tu từ. 2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) - Về kiến thức: Viết được bài văn phân tích tác phẩm văn học (thơ Đường luật) - Về kỹ năng: Nắm được phương pháp viết bài văn phân tích tác phẩm văn học (thơ Đường luật) + Các bước làm bài văn phân tích tác phẩm thơ Đường luật: . Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát chung cảm nhận. . Thân bài: Phân tích đặc điểm nội dung và một số nét đặc sắc nghệ thuật . Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa bài thơ 3. Trình bày ý kiến về một vấn đề. - Về kiến thức: Biết trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề. - Về kỹ năng: Nắm được phương pháp làm bài nói. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG I. Phần Đọc – hiểu Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Gần trưa, Chiêu Minh vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. […] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán: - Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công. Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ: - Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.
- Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng. Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. […] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn: - Bớ ba quân! Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước. Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp: - Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu. - Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha. Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: […] - Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe. (Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Giải thích? Câu 2. Chỉ ra bối cảnh của đoạn trích? Câu 3. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng? Câu 4. “Quan gia” có nghĩa là gì? Câu 5. Từ đoạn trích, em hãy nhận xét về vị tướng già Trần Quốc Tuấn? Câu 6. Qua văn bản và cách biểu hiện của các nhân vật, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Bài 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THƯƠNG VỢ Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên, hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc: Có chồng hờ hững cũng như không! Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Bài thơ theo luật gì? Gieo vần ở các tiếng nào? Câu 2. Hình ảnh “thân cò” trong bài thơ có ý nghĩa gì? Câu 3. Chỉ ra từ tượng hình và từ tượng thanh trong bài thơ và giải nghĩa? Câu 4. Chủ đề của bài thơ Thương vợ là gì? Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
- Câu 6. Từ hình tượng bà Tú trong văn bản Thương vợ em có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến. II. Phần Làm văn 1. Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, khắp đất nước ta có nhiều di tích lịch sử, văn hoá giàu ý nghĩa, em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan (một di tích lịch sử, văn hoá) để lại cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. 2. Em hãy viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt mà em ấn tượng. C. ĐỀ MINH HOẠ ĐỀ 1 I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm) Các cụ dần dần tới cả, người thì đầu tóc bạc phơ, người thì hoa râm lốm đốm, ai nấy đều mặc những quần áo mới, hoặc sắm lấy hoặc dân làng sắm cho. Họ từ những hang cùng ngõ hẻm, từ những xóm tre núi đỏ, ở khắp các đường các ngả đi lại, gần thì đi bộ, già quá thì chống gậy trúc, xa thì đi thuyền đi ngựa hay đi cáng,[...]. Trong những tiếng ồn ào thường luôn luôn tuôn ra một điệp khúc rất quen. - Các cụ xin đánh cả nhé. Xin đánh. Các cụ gật đầu, miệng nở một nụ cười đồng điệu, họ không ngờ tính tình của những người xa cách hằng bao nhiêu quan san lại có chỗ giống nhau đến thế. Các cụ đã tiến vào trong điện Diên Hồng, một ngôi nhà uy nghiêm rộng rãi mà vua làm sở tiếp các đại biểu tôn kính của dân gian. […].Vua hỏi tuổi hỏi gia thế, con cháu mọi người, cả việc làm ăn ruộng nương chợ búa, cười nói tự nhiên, lần đầu ngài được thỏa cái tinh thần nhân dân của mình. […] Họ đăm đăm chờ đợi câu hỏi chính của nhà vua. Mãi đến khi tiệc lớn đã tàn, mọi người đang uống nước, ăn trầu, vua mới đứng lên, nói rõ về sự uy hiếp của quân Mông, sức mạnh và tài chinh chiến của họ, sau cùng là tả những nỗi nhục mà triều đình phải chịu đựng, phác quang tình cảnh non sông và cái thế khiến cho mình do dự và tiếp: - Nay quốc gia nguy ngập, trẫm và triều đình không quyết nổi, vì quốc gia là của chung nên trẫm phải triệu liệt vị vào đây để hỏi ý. Thế của ta nay chỉ có hai cách: cho nó mượn đường hay đánh lại, xin liệt vị chỉ giáo cho. Tiếng đáp đã sẵn sang ngay từ khi bước chân lên đường, các cụ đồng thanh, muôn người một miệng: - Xin đánh! Lời đáp vắn tắt, đanh thép, đánh tan mỗi do dự của quân vương, khích lệ tướng sĩ, thôi thúc nhân dân, vẫn còn văng vẳng bên tai mọi người và quyện trong núi rừng ngoài biên ải như một lời cảnh cáo quân thù…từ khi các bô lão về, người tòng quân mỗi ngày một đông, các chiến sĩ ra công luyện tập và các mõ gọi trai tráng ra đình ngày đêm không ngớt tiếng rao. […] “Sát Thát” đã thành hiệu lệnh chung của tất cả mọi người dưới trời Nam. ( Trích An Tư, Nguyễn Huy Tưởng, NXB thanh niên) Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Câu 2: Xác định bối cảnh lịch sử của đoạn trích trên.
- Câu 3: Vì sao các vị bô lão đều có ý kiến: “Xin đánh” khi được vua hỏi nên cho giặc mượn đường hay đánh lại? Câu 4: Cho biết biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn gạch chân và nêu tác dụng? PHẦN II. VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm): Từ đoạn trích truyện “An tư”, trình bày suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay. (đoạn văn ít nhất 10 câu) Câu 2 (4,0 điểm): Em hãy kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hoá mà em ấn tượng. ĐỀ 2 I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm) Qua Đèo Ngang Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Bà Huyện Thanh Quan, in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập ll, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963) Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra từ tượng hình và từ tượng thanh trong bài thơ. Câu 3. Khung cảnh đèo Ngang được bà Huyện Thanh Quan miêu tả thế nào trong bài thơ? Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ 3, 4 và nêu tác dụng. PHẦN II. VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm): Từ bài thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về sự gắn bó của thế hệ trẻ với quê hương? (đoạn văn ít nhất 10 câu) ( NLXH) Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn phân tích bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan).( NLVH) Nhóm Ngữ văn 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn