intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

  1. Trường THCS Chu Văn An, Đề cương Ngữ văn 9, Giữa kỳ I (2022 – 2023) Phòng Giáo dục và Đào tạo TPTDM Trường THCS Chu Văn An ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN - GIỮA KÌ I LỚP 9 (2022-2023) A. PHẦN VĂN BẢN I. Chuyện người con gái Nam Xương. - Tên tác giả, tên tác phẩm. - Nắm vững những đặc điểm phẩm chất của nhân vật trong nhiều hoàn cảnh - Số phận của nhân vật Vũ Nương và nguyên nhân dẫn đến số bi kịch - Những câu văn, đoạn văn trong tác phẩm có sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng. - Các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo và ý nghĩa của các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. 2. Hoàng Lê nhất thống chí. (hồi 14) - Ý nghĩa nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí”. - Các phẩm chất của nhân vật vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). - Số phận kẻ bán nước hại dân 3. Truyện Kiều. - Tên tác giả, tên tác phẩm, tên đoạn trích. - Thuộc lòng hai đoạn trích: Chị em Thúy Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nhớ nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn trích. 4. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” - Tên tác giả, tên tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” tên đoạn trích - Thuộc 14 câu đầu và 6 câu cuối của đoạn trích - Nhớ nội dung, nghệ thuật của đoạn trích (Trong tập gv dạy trên lớp trực tiếp). Bài tập tham khảo Đề 1: Đọc đoạn văn bản sau rồi trả lời câu hỏi. “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng…” Câu hỏi 1: (2.5 điểm) Đoạn văn là lời nói của nhân vật nào nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đã bộc lộ vẻ đẹp (phẩm chất) gì của nhân vật? Câu hỏi 2: (2.5điểm) Qua cách dùng từ xưng hô “chàng”, “thiếp” cho biết nhân vật đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Nêu định nghĩa phương châm hội thoại ấy. Câu hỏi 3: (5điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong lúc chồng vắng nhà. Đề 2: Đọc đoạn văn rồi trả lời câu hỏi. "…thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa dc thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng,ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ.Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp." 1
  2. Trường THCS Chu Văn An, Đề cương Ngữ văn 9, Giữa kỳ I (2022 – 2023) Câu hỏi 1: (2.5 điểm) Đoạn văn là lời nói của nhân vật nào nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đã bộc lộ vẻ đẹp (phẩm chất) gì của nhân vật? Câu hỏi 2: (2.5 điểm) Chỉ ra những câu văn trong đoạn văn trên có sử dụng bút pháp ước lệ ? Từ đó cho biết bút pháp ước lệ là gì? Câu hỏi 3: (5 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 5 → 7 câu có sử dụng câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” làm lời dẫn trực tiếp. Đề 3: Đọc đoạn văn rồi trả lời câu hỏi. Phong Lai mặt đỏ phừng phừng: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây Trước gây việc dữ tại mầy” Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Câu 1. (1 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. (2 điểm) Phong Lai tên tướng cướp đã dùng từ ngữ nào để xưng hô với Lục Vân Tiên. Qua đó cho biết cách xưng hô của nhân vật liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm về phương châm hội thoại ấy. Câu 3. (2 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ. Câu 4. (5 điểm) Viết đoạn văn nghị luận chứng minh lảm sáng tỏ nhận định “Hành động dánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên là hành động dũng cảm thể hiện tài năng võ nghệ cao cường của người nghĩa sĩ có tấm long hào hiệp sẵn sàng vì nghĩa quên thân” Đề 4 Đọc đoạn văn bản sau rồi trả lời câu hỏi Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Câu 1. (2 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?. Câu 2. (3 điểm) Chỉ ra những từ là bút pháp ước lệ. Cho biết bút pháp ước lệ là gì? Câu 3. (5 điểm) Hãy giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân một cách ngắn gọn mà đủ ý. ĐỀ 5. Đọc văn bản sau đây và trả lời những câu hỏi bên dưới. CON QUẠ VÀ BÌNH NƯỚC Một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có một giọt mưa. Nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. “Nóng quá!”, Quạ nghĩ, “Nếu không tìm được nước uống thì mình sẽ chết khát mất thôi!”. Bỗng nhiên, nó nhìn xuống và thấy trên mặt đất có một cái bình. Nó bèn sả xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước. Thế nhưng miệng bình nhỏ quá, nó đã cố gắng hết sức mà vẫn không uống được một giọt nước nào. Qua nghĩ bụng: “Không biết phải làm thế nào mới có thể uống được nước đây?” Đang tuyệt vọng thì Quạ nhìn thấy một viên sỏi, nó vui mừng nói: “Mình sẽ cho sỏi vào trong bình, nước dâng lên đến miệng bình là có thể uống được rồi.” Thế là, bất chấp cái nắng chang chang, Quạ đi khắp nơi tìm sỏi. Sỏi trong bình càng nhiều, 2
  3. Trường THCS Chu Văn An, Đề cương Ngữ văn 9, Giữa kỳ I (2022 – 2023) nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Đến khi Quạ bỏ viên sỏi cuối cùng vào bình thì nước cũng vừa dâng lên đến miệng. “Tốt rồi!” Quạ vui mừng uống những giọt nước mát lạnh, đây chính là những giọt nước cứu mạng có được nhờ trí thông minh của nó. Câu 1. (0.5 điểm) Câu văn in đậm trong văn bản trên là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Câu 2. (1.0 điểm) Hãy chuyển lời dẫn trên thành cách dẫn ngược lại. Câu 3. (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào ? Câu 4. (1.0 điểm) Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên ? ĐỀ 6: Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi: LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc trên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”? Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? Câu 2: Xác định lời dẫn trong câu: Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Từ đó, nêu khái niệm lời dẫn. Câu 3: Văn bản gửi đến người đọc thông điệp gì? B. PHẦN TIẾNG VIỆT I. Ôn tập kiến thức: 1. Các phương châm hội thoại: Có 5 phương châm hội thoại chính: + Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. + Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. + Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. + Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ. + Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác. 2. Lời dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp: - Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại ng/văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật 3
  4. Trường THCS Chu Văn An, Đề cương Ngữ văn 9, Giữa kỳ I (2022 – 2023) - Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp. 3. Thuật ngữ. - Thuật ngữ là những từ ngữ dùng để biểu thị khái niệm trong các linh vực khoa học công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. - Các đặc điểm của thuật ngữ: + Về nguyên tắc: trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ biệu thị một khái niệm và ngược lại. + Thuật ngữ không có tính biểu cảm. 4. Tổng kết từ vựng: a. Nghĩa của từ b. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. c. Cấp độ khái quát nghĩa của từ d. Trường từ vựng: II. Bài tập tham khảo: 1. Giải thích thành ngữ và cho biết thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào: Dây cà ra dây muống; Hứa hươu thành vượn; Nói có sách mách có chứng; Đánh trống lảng; Lúng búng như ngậm hột thị; Nói băm nói bổ 2.Tìm lời dẫn trong các đoạn trích sau, đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp. a. Một hôm, có người hang rượu tên là Lý Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi.Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. b. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm. c. Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng mọi người phải ghi nhớ công lao các vị anh hung dân tộc, vì các vị ấy là tiệu biểu của một dân tộc anh hung. 3. Hãy chuyển những lời thoại đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi: - Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua.Tiên sinh nghĩ như thế nào? Thiếp nói: - Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quan ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mươi ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan. 4. Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Từ “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triền thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? C. TẬP LÀM VĂN 4
  5. Trường THCS Chu Văn An, Đề cương Ngữ văn 9, Giữa kỳ I (2022 – 2023) I. VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Khái niệm 2. Dàn ý tổng quát cho bài văn thuyết minh a. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh b. Thân bài: - Trình bày về nội dung của đối tượng thuyết minh: + Cấu tạo, tính chất, đặc điểm nổi bật. + Ích lợi và vai trò trong đời sống xã hội. - Trình bày ý nghĩa việc tìm hiểu đối tượng. c. Kết bài: - Nhận định chung về đối tượng. - Thái độ, tình cảm, ý thức trách nhiệm bản thân đối với đối tựợng thuyết minh. 3. Những dạng đề thường gặp (sgk) * Lưu ý: Trong văn bản thuyết minh cần kết hợp thêm các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả để bài văn được sinh động hấp dẫn. 4. Luyện tập: Thuyết minh về con trâu Việt Nam. DÀN Ý Mở bài: - Trâu là một loài vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày. - Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay. Thân bài: - Ngoại hình: tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. - Các bộ phận: + Đầu: đầu dài và to. Da mặt thô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Cặp sừng thanh, cân đối, + Cổ và thân: Cổ vừa phải, liền lạc, ức rộng sâu. Lưng trâu dài thẳng. + Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. + Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi. + Da trâu mỏng và bóng láng. Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da. - Khả năng làm việc: Trâu rất khỏe và siêng năng, kéo cày, kéo xe. - Đặc tính, cách nuôi dưỡng: + Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành. + Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 đến 40 lít nước/ngày) + Ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Mùa nắng, khi làm việc xong, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống. + Chăm sóc: Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần, mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng. Nếu trâu làm việc liên tục 5 đến 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày,… Kết bài: - Ngày nay, trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông. - Ông cha ta đã nhận xét Con trâu là đầu cơ nghiệp là như thế. *** Một số đề tự luyện tập Đề 1: Thuyết minh về một tác giả hoặc tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 9. Đề 2: Thuyết minh về một đặc sản hoặc sản vật quê em hoặc về 1 đồ 5
  6. Trường THCS Chu Văn An, Đề cương Ngữ văn 9, Giữa kỳ I (2022 – 2023) II. VĂN BẢN TỰ SỰ 1. Khái niệm (sgk) - Trong văn bản tự sự thường kết hợp với miêu tả và miêu tả nội tâm. - Ở lớp 9, văn tự sự có 2 kiểu bài: + Kể chuyện tưởng tượng: Từ một tình huống, tưởng tượng ra câu chuyện hợp lí và kết thúc phải có một ý nghĩa. + Kể lại chuyện đã xảy ra với bản thân: đòi hỏi chân thực và cảm xúc của bản thân. 2. Cách làm bài + Xác định được đối tượng tự sự. + Xác định các yếu tố bài viết: • Lựa chọn ngôi kể: Có thể kể với ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba • Lựa chọn và sắp xếp các tình tiết để kể. 3. Dàn ý tổng quát cho bài văn tự sự a. Mở bài: Giới thiệu nội dung trọng tâm cần kể. b. Thân bài: - Trình bày diễn biến của câu chuyện kể. - Trình bày tình cảm, cảm xúc trước các sự kiện, sự việc,… - Nêu suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện. c. Kết bài: - Kết thúc chuyện kể. - Bài học rút ra cho bản thân 4. Luyện tập ** Đề Luyện tập có gợi ý (Văn tự tự kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm) Đề 1: Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (Từ đầu đến việc trót đã qua rồi). a. Mở bài: - Trương Sinh tự giới thiệu về bản mình (tên,gia cảnh, tính cách) - Dẫn dắt vào câu chuyện b. Thân bài: * Trước khi Trương Sinh đi lính - Trương Sinh giới thiệu về Vũ Nương và kể cuộc sống của gia đình hòa thuận, hạnh phúc. - Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính. -Trương Sinh kể về giây phút chia tay xúc động với mẹ và người vợ trẻ đang mang thai. * Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ - Giặc tan, Trương Sinh trở về, đau lòng vì mẹ mất. Trương Sinh đưa con ra thăm mộ mẹ thì nghe con trẻ bi bô việc có người đàn ông đêm nào cũng đến - Sẵn tính đa nghi, Trương Sinh la mắng đánh đuổi vợ đi mặc cho Vũ Nương hết lời thanh minh. Ngay cả lời hàng xóm bênh vực cho nàng, Trương Sinh cũng bỏ ngoài tai. - Tuyệt vọng, Vũ Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. - Dù giận vợ thất tiết nhưng Trương Sinh cũng tìm cách vớt thây nàng nhưng không thấy. - Một đêm nọ, hai cha con ngồi bên cạnh đèn, đứa con trỏ vào cái bóng trên vách và bảo “cha Đản”. Lúc này, Trương Sinh mới biết vợ bị oan. Và càng ân hận khi tất cả những lời kể lể mấy hôm trước của hàng xóm về những việc vợ đã làm thay mình cứ thế ùa về như: chăm sóc con, chăm sóc mẹ, lo thuốc thang, lo ma chay tế lễ cho mẹ chu đáo. - Dù có hối hận, ăn năn về sự hồ đồ, sự ghen tuông của mình thì việc trót đã qua rồi. 6
  7. Trường THCS Chu Văn An, Đề cương Ngữ văn 9, Giữa kỳ I (2022 – 2023) c. Kết bài: - Cảm giác ăn năn, hối lỗi của nhân vật. - Trương Sinh rút ra bài học cho mình và lời khuyên cho mọi người. Đề 2: Tưởng tượng là nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ kể lại trận đánh quân Thanh (qua hồi 14) trong “Hoàng Lê nhất thống chí” a. Mở bài: - Xác định ngôi kể (ngôi kể thứ nhất đóng vai là Quang Trung – Nguyễn Huệ) - Giới thiệu sự việc: Quang Trung chỉ huy đánh đồn Ngọc Hồi. b. Thân bài: - Tưởng tượng sự chuẩn bị cho việc đánh đồn Ngọc Hồi ( lên kế hoạch tiến đánh ra sao) - Thời gian, địa điểm diễn ra trận đánh, diễn biến trận đánh. - Kết quả trận đánh: quân Thanh, quân ta như thế nào? (quân Thanh thất bại bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau… Tôn Sĩ Nghị… Sầm Nghi Đống. Quân ta thắng lợi, mở tiệc khao quân…) c. Kết bài: Ý nghĩa, bài học rút ra từ trận đánh. Đề 3: Kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến cha mẹ (thầy cô giáo,…) buồn. a. Mở bài: Giới thiệu khái quát sự việc b. Thân bài - Kể diễn biến sự việc: (Kết hợp kể +tả + tả nội tâm) + Sự việc xảy ra lúc nào? ở đâu? với ai? + Sự việc xảy ra thế nào? Kết thúc ra sao? - Thái độ của mọi người sau khi sự việc xảy ra. - Cảm xúc của bản thân. c. Kết bài: - Suy nghĩ về sự việc đã xảy ra. - Tự hứa với bản thân. ** Học sinh tự tham khảo thêm các dạng đề khác (Kể chuyện tưởng tượng và Kể lại chuyện đã xảy ra với bản thân) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 (2021-2022) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. Phần Đọc - Hiểu văn bản (3.0 đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Vân Tiên nghe nói liền cười: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0.5 điểm) Tìm, ghi lại lời dẫn trong đoạn thơ trên và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. Câu 3. (1 điểm) Giải thích hai cụm từ in đậm trong hai câu thơ sau: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” 7
  8. Trường THCS Chu Văn An, Đề cương Ngữ văn 9, Giữa kỳ I (2022 – 2023) Câu 4. (1 điểm) Nêu phương châm sống của Lục Vân Tiên (cũng là phương châm sống của một đấng nam nhi ngày xưa) qua đoạn thơ trên. Đoạn thơ đã thể hiện phẩm chất gì của Lục Vân Tiên? II. Phần làm văn (7.0 đ) Câu 1: (2.0 đ) Từ phương châm sống và cống hiến của đấng nam nhi ngày xưa đã nêu ra ở phần phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về sự cống hiến của thế hệ trẻ thanh niên ngày nay. Câu 2 (5.0 đ) Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ từ đầu đến “bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan nhưng việc trót đã qua rồi”, hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ lòng ân hận. ---------------------Hết------------------- 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1