Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Hòa Bắc, Di Linh
lượt xem 0
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Hòa Bắc, Di Linh" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Hòa Bắc, Di Linh
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 9-KNTT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 I. ĐỌC HIỂU: A. Ngữ liệu: Ngữ liệu là đoạn trích khác cùng tác phẩm của văn bản đã học, có nội dung phù hợp với các chủ đề, bài học ở lớp 9 Nội dung kiểm tra gồm 10 câu hỏi, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. Loại, thể Đặc điểm hình Văn bản Tác giả Nội dung loại thức Vũ Nương là người con gái - Dung lượng ngắn Chuyện đẹp người đẹp nết, thế - Cốt truyện đơn người con Truyện nhưng vì thói ghen tuông giản. Nguyễn Dữ gái Nam truyền kì mù quáng của Trương Sinh - Sử dụng các yếu Xương mà nàng phải chết một tố kì ảo hoang cách oan ức. đường. Dế chọi thuộc loại truyện đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn quan lại tham nhũng, cường hào ác Câu chuyện mang bá, đồng thời bày tỏ sự cảm Truyện nhiều yếu tố hoang Dế Chọi Bồ Tùng Linh thông đối với những con truyền kì đường. người “bé nhỏ” bị chà đạp, hãm hại. Qua đó, truyện thể hiện tinh thần phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời. Bài thơ đã tái hiện lại cuộc - Ngôn từ hấp dẫn, giao tranh giành Mỵ cách miêu tả sinh Nương của Sơn Tinh và động. Thủy Tinh. Từ đó cho thấy - Xây dựng hình tình yêu của thần cũng tượng nhân vật Sơn Tinh Nguyễn Nhược giống con người, cũng yêu dáng dấp thần linh, Thơ -Thủy Tinh Pháp và trải qua những ghen với nhiều chi tiết tuông, thất bại trong tình hoang đường, kì ảo. yêu. Và cũng qua đó lý giải - Cách kể chuyện hiện tượng bão lũ hàng qua những vần thơ năm của tự nhiên. đầy lôi cuốn, hấp dẫn. Được viết theo thể Nỗi niềm Nỗi niềm người chinh phụ Đặng Trần Côn Thơ thơ song thất lục chinh phụ có chồng đi chinh chiến bát Thể thơ 5 chữ giàu Tiếng Đàn Nỗi nhớ quê hương của Bích Khê Thơ chất gợi hình, gợi Mưa người con xa xứ tả. - Lập luận rõ ràng, Một thể thơ Nét độc đáo của thể thơ logic độc đáo của Dương Lâm An Văn xuôi song thất lục bát - Thơ song thất lục người Việt bát Kim Kiều Nguyễn Du Thơ Cuộc gặp gỡ giữa Kim - Nghệ thuật xây gặp gỡ Trọng và Thúy Kiều dựng tâm lí nhân vật,. Vũ Thị Thanh Lịch
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 9-KNTT - Thể thơ lục bát - Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại bằng phương pháp tả cảnh ngụ tình đã làm nên giá trị của đoạn Lục Vân Lực Vân Tiên gặp một toán Tiên đánh Nguyễn Đình cướp ức hiếp một cô gái cướp, cứu Thơ Truyện thơ Nôm Chiểu nhà lành và sự nghĩa hiệp Kiều Nguyệt cuả chàng Nga Nỗi cô đơn sầu tủi của cô Thể thơ Thất ngôn Tự Tình Hồ Xuân Hương Thơ gái. bát cú Người con gái Nam Hệ thống luận Văn nghị Chứng minh số phận của Xương- bi Nguyễn Đăng Na điểm, luận cứ rõ luận Vũ Nương là một bi kịch kịch của một ràng rành mạch con người Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Thông điệp sâu sắc kèm Nhật Ánh những gợi mở nhiều suy Lập luận rõ ràng, nghĩ về Văn nghị nghĩ về phẩm chất của một Trần Văn Toàn logic những phẩm luận tác phẩm văn học viết cho chất của một thiếu nhi qua văn bản tác phẩm Thằng quỷ nhỏ. viết cho thiếu nhi Câu chuyện tình cảm của Sử dụng ngôn ngữ Rô- mê-ô và Wiliam Kịch hai người ở hai gia tộc đối kịch cùng cốt Giu-li-ét Speakpear đầu nhau truyện hấp dẫn. - Sử dụng ngôn ngữ kịch cùng cốt truyện hấp dẫn. Câu chuyện tình yêu và Lơ xít Cooc nây Kịch - Sử dụng nhiều danh dự hình ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hóa vẻ đẹp của 2 nhân vật. Nỗi đau của người cha mất Ngôn ngữ tự sự thể Bí ẩn của vợ và con trong một trận lũ Bảo Ninh Văn xuôi hiện nỗi đau khôn làn nước và phải chôn dấu một bí nguôi của nhân vật mật bất ngờ. Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ. Tiêu Truyện truyền kì Truyện thơ Nôm chí Chữ Chữ Hán Chữ Nôm viết Vũ Thị Thanh Lịch
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 9-KNTT Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,... Nếu nhân vật là con Nhân vật của truyện thơ Nôm thường chia Nhân người, họ thường có nét đặc biệt nào thành hại tuyến: nhân vật chính diện (đại diện vật đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, cho cái tốt, cái đẹp, tiến bộ) và nhân vật phản họ thường mang hình ảnh, tính cách diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, bảo thủ). của con người. - Giàu hình ảnh, biểu cảm. - Giàu tính nhạc điệu, sử dụng nhiều biện Ngôn - Sử dụng nhiều điển tích, thành ngữ. pháp tu từ. ngữ - Giọng văn trang trọng, thể hiện tính - Giọng văn đa dạng, phù hợp với nội dung chất nghiêm túc của tác phẩm. và tính cách nhân vật. Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao? - Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội trong truyện truyền kì và truyện thơ Nôm đóng vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu tác phẩm. Vì: + Bối cảnh lịch sử và xã hội người đọc có thể hình dung rõ nét hơn về thời đại mà tác phẩm được sáng tác. + Người đọc có thể hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm, đồng thời có thể cảm nhận sâu sắc hơn những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học. Kiến thức tiếng Việt Khái niệm cần nắm Một điển tích, điển cố xuất hiện trong văn bản chỉ là từ ngữ. Điển tích điển cố Nhưng đằng sau từ ngữ là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó. Các yếu tố Hán Việt đồng âm và gần âm. Cách phân biệt: Dựa Một số yếu tố Hán Việt dễ vào suy luận và tra cứu từ điển. nhầm lẫn và cách phân biệt Biện pháp tu từ chơi chữ, dùng từ đồng nghĩa, gần âm hoặc cùng Biện pháp chơi chữ trường nghĩa - Điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu - Điệp vần trong thơ có thể xuất hiện ở vị trí các âm tiết gieo Biện pháp tu từ điệp thanh vần: âm tiết cuối cùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở và điệp vần khoảng giữa câu thơ (vần lưng), tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ. Ở một số bài thơ, việc gieo vần tạo được ấn tượng hoặc cảm xúc đặc biệt, có hiệu quả tu từ rõ nét, đó chính là điệp vần. Dẫn trực tiếp và Dẫn trực tiếp sử dụng ngoặc kép, còn dẫn gián tiếp thì không. gián tiếp Sử dụng tư liệu tham khảo Khi viết, ta thường tham khảo tài liệu từ các nguồn khác nhau để và trích dẫn có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Câu rút gọn là câu có thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị tỉnh Câu rút gọn lược. Câu đặc biệt được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ. Trong Câu đặc biệt những ngữ cảnh cụ thể, câu đặc biệt được sử dụng để nêu bật thông tin hoặc nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt. Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học. Vũ Thị Thanh Lịch
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 9-KNTT Tiêu chí Nghị luận xã hội Nghị luận văn học - Dựa trên các lập luận logic, chặt - Dựa trên các phân tích, lý giải về tác chẽ. phẩm văn học. Lí lẽ - Sử dụng các kiến thức về xã hội, - Sử dụng các kiến thức về văn học, nghệ đời sống, khoa học... thuật... - Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, xác thực như: - Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, sinh động Bằng - Số liệu thống kê. như: chứng - Ví dụ thực tế. + Trích dẫn từ tác phẩm. - Phát biểu của các chuyên gia... + Phân tích chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ... B. Nội dung đọc hiểu: 1. Nhận biết về thể loại: Cần căn cứ vào đặc trưng của các thể loại để nhận biết. 2. Phương thức biểu đạt Tự sự: ( kể chuyện, tường Dùng ngôn ngữ kể lại một chuỗi sự việc thuật) Miêu tả: Dùng ngôn ngữ làm người người đọc hình dung cụ thể sự vật, sự việc, cảnh sắc hoặc nội tâm con người. Biểu cảm: Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc với một đối tượng nào đó. Nghị luận: Dùng ngôn ngữ để bàn bạc phải- trái, đúng –sai, tốt – xấu, hay- dở nhằm thể hiện rõ chính kiến và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Thuyết minh: Cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe Hành chính – công vụ: Phương thức giao tiếp giữa nhân dân với Nhà nước hoặc ngược lại, giữa cơ quan nhà nước với cơ quan nhà nước khác trên cơ sở pháp lí như hợp đồng, công văn, hoá đơn, thông tư, nghị định 3. Nhận biết Thủ pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ: So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhân hóa: Là gợi tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (có nét giống nhau) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận (gần gũi với nó) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Điệp ngữ + Điệp âm: lặp lại phụ âm đầu nhằm tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ + Điệp vần: lặp lại những âm tiết có phần giống nhau làm tăng tính nhạc điệu cho câu + Điệp thanh: lặp lại các thanh cùng nhóm B hay nhóm T + Điệp ngữ: Là lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Liệt kê: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Tác dụng: Diễn tả cụ thể, toàn diện Câu hỏi tu từ: Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt có tác dụng bộc lộ cảm xúc Nói quá: Là biệp pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Đảo ngữ: là hiện tượng vi phạm có tính chủ định trật tự chuẩn mực của các đơn vị văn bản. Có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung biểu đạt Vũ Thị Thanh Lịch
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 9-KNTT Đối lập (tương phản): hình ảnh, ý trái ngược nhau có tác dụng Tạo hiệu quả hài hòa, cân đối trong diễn đạt. Nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động , tạo nhịp điệu 4. Nhận biết chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) trong ngữ liệu. 5. Hiểu được các chi tiết, nội dung của ngữ liệu; tác dụng của thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong ngữ liệu. 6. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận/ nêu quan điểm cá nhân về một vấn đề liên quan đến nội dung ngữ liệu. 7. Rút ra bài học/ thông điệp. II. VIẾT 1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) * Yêu cầu - Nêu được vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên để bàn luận. - Trình bày được mối quan hệ hai chiều giữa con người với tự nhiên (trong phạm vi vấn đề nghị luận), triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, sử dụng lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và tiêu biểu. - Nêu được quan điểm trái chiều về vấn đề hoặc khía cạnh nào đó của vấn đề và phản bác một cách có cơ sở. - Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết những bất ổn trong ứng xử của con người với tự nhiên. * Dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nêu sự cần thiết của việc bàn luận về vấn đề. b. Thân bài: + Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. • Luận điểm 1: Bản chất của vấn đề nghị luận; quan hệ giữa con người với tự nhiên thể hiện ở vấn đề (nêu lí lẽ và bằng chứng). • Luận điểm 2: Mặt tích cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và lợi ích có thể thu được (nêu lí lẽ và bằng chứng). • Luận điểm 3: Mặt tiêu cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và hậu quả có thể gánh chịu (nêu lí lẽ và bằng chứng). •… + Nêu ý kiến trái chiều và phản bác. + Đề xuất giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề. c. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. 2. Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học ( thể thơ song thất lục bát) * Yêu cầu: - Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (tên tác phẩm, tên tác giả), nêu được nhận định chung của người viết về tác phẩm. - Làm rõ được nội dung chủ đề tác phẩm. - Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, tập trung vào những yếu tố đặc trưng của thể thơ song thất lục bát và tác dụng của thể thơ này trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm. - Triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. - Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. * Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (nhan đề, tên tác giả) và nêu ý kiến chung về tác phẩm. b. Thân bài: Lần lượt phân tích các phần theo bố cục tác phẩm thơ: Vũ Thị Thanh Lịch
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 9-KNTT + Phần 1 (từ câu…đến câu…): phân tích những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng,…và một số nét đặc sắc về nghệ thuật. + Phần 2 (từ câu…đến câu…): phân tích những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng,…và một số nét đặc sắc về nghệ thuật. +… Ngoài cách phân tích tác phẩm theo bố cục, có thể phân tích theo lần lượt đi từ nội dung đến hình thức nghệ thuật hoặc ngược lại. c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ. 3. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay * Yêu cầu: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận (một vấn đề cân giải quyết tỏng đời sống của học sinh hiện nay). - Trình bày được ý kiến bàn luận về vấn đề với hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, bằng chứng tiêu biểu và xác thực. - Nêu được ý kiến trái chiều và phản bác bằng lí lẽ sắc bén. - Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề. * Dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề, nêu sự cần thiết phải bàn luận về vấn đề. b. Thân bài: + Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. Luận điểm 1 (khía cạnh thứ nhất): Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ. Luận điểm 2 (khía cạnh thứ hai): Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ. Luận điểm 3 (Khía cạnh thứ ba): Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ. … + Nêu ý kiến trái chiều và phản bác ý kiến đó. + Đề xuất giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề. c. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. 4. Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) * Yêu cầu: - Giới thiệu khái quát tác phẩm truyện cần phân tích (nhan đề, tác giả, thể loại), nêu nhận xét chung của người viết về tác phẩm. - Làm rõ được nội dung chủ đề tác phẩm. - Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, không gian và thời gian, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật,…), tập trung vào những yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm. - Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. - Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. * Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả,, thể loại) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. b. Thân bài: + Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đời sống; hình tượng con người; tư tưởng, tình cảm của nhà văn…), có lí lẽ và bằng chứng. + Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, ngôi kể, tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian,…) và hiệu quả thẩm mĩ của nó, có lí lẽ và bằng chứng. Vũ Thị Thanh Lịch
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 9-KNTT c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện. 5. Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) * Yêu cầu: • Giới thiệu khái quát về tác phẩm kịch (tên tác phẩm, tên tác giả, thể loại), nêu được nhận định chung về tác phẩm. • Làm rõ được nội dung chủ đề của tác phẩm. • Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm kịch (cốt truyện, nhân vật, hành động, xung đột, lời thoại,...) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng; tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm. • Triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tác phẩm kịch để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. • Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. * Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận định chung về tác phẩm kịch. b. Thân bài: + Phân tích nội dung chủ để của tác phẩm, có lí lẽ và bằng chứng. + Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại,...) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng, có lí lẽ và bằng chứng. c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. PHIẾU HỌC TẬP 1. Đọc văn bản Khóc Dương Khuê (trang 143 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Thực hiện các yêu cầu: Chọn phương án đúng: Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những dấu hiệu nào cho thấy đoạn trích mang đặc điểm của thể thơ song thất lục bát? A. Ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn trích B. Số tiếng trong các câu thơ và cách hiệp vần giữa các câu thơ liền nhau C. Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích D. Những cung bậc cảm xúc được nhà thơ thể hiện trong đoạn trích Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cách hiệp vần nào được sử dụng trong đoạn trích trên? A. Tất cả các câu liền nhau hiện vần với nhau B. Chỉ có một số câu liền nhau hiệp vần với nhau C. Chỉ có các cặp lục bát hiệp vần với nhau D. Chỉ có các cặp câu bảy tiếng hiệp vần với nhau Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trạng thái cảm xúc gì của nhà thơ được thể hiện trong hai câu thơ: “Làm sao bác vội về ngay,/ Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời? A. Bình tĩnh, thản nhiên B. Thảng thốt, hụt hẫng C. Tuyệt vọng, sợ hãi D. Cô đơn, thương mình Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong hai câu thơ: Ai chẳng biết chán đời là phải/ Vội vàng sao đã mải lên tiên, biện pháp tu từ nào được sử dụng? A. So sánh B. Nói quá C. Nhân hóa D. Nói giảm nói tránh Câu 5 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận định nào nêu đúng nội dung chính của đoạn trích? A. Đoạn trích nói về những kỉ niệm thời trẻ của tác giả với bạn B. Đoạn trích thể hiện sự bi quan của tác giả trước một sự việc đau thương Vũ Thị Thanh Lịch
- Trường THCS Hòa Bắc Đề cương ôn tập Văn 9-KNTT C. Đoạn trích là tiếng lòng bi thiết của tác giả khi nghe tin bạn quý vừa mất D. Đoạn trích cho thấy nhận thức của tác giả về quy luật tất yếu của đời người Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? - Tâm trạng của tác giả: thảng thốt, xót thương, buồn đau, nặng trĩu. Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những biểu hiện nào cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình? Những biểu hiện: Chữ bác trong thơ: nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và phân tích hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp. - Các từ láy: + hững hờ; ngẩn ngơ: sự vô cảm với tất cả mọi thứ vì đã mất đi một người bạn tri kỉ. + vội vàng: hành động ra đi bất ngờ của người bạn để lại sự thiếu vắng lẻ loi trong lòng tác giả. + chứa chan: cảm xúc đau buồn, xót thương đến tột cùng, không thể kìm được nước mắt. Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em cần làm gì để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của các điển tích đó. - Để biết ý nghĩa của điển tích, em đọc phần chú thích đưới chân trang. - Tác dụng: Làm nổi bật lên cảm xúc của tác giả và tình cảm dành cho người bạn đã ra đi. Câu 5 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ở những câu thơ sau, biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả các cung bậc cảm xúc của nhà thơ? Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua Câu thơ nghĩ đắn đo không viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa: Giường kia treo cũng hững hờ Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. - Điệp ngữ: không có, không mua, không phải - Tác dụng: + Người đã không còn thì không có cảm hứng làm bất cứ điều gì dù đó có là thú vui nhất trong cuộc đời thì đều trở nên vô nghĩa. + Nguyễn Khuyến rất đau đớn, mất mát khi người bạn thân tri kỉ ra đi. + Cảm giác nức nở, sự trống vắng đến nghẹn ngào, chua xót. 2. Viết bài văn phân tích trích đoạn bài thơ Khóc Dương Khuê ở phần Đọc. Vũ Thị Thanh Lịch
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn