intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ I SINH 10 NĂM HỌC 2023-2024 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Bài 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC NB: Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là A. sự biến đổi của các chất trong đời sống tự nhiên. B. vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong đời sống. C. các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường. D. các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống conngười. Câu 2. Trong các lĩnh vực sau đây, có bao nhiêu lĩnh vực thuộc ngành Sinh học? (1) Di truyền học. (2) Sinh học tế bào. (3) Khoa học Trái Đất. (4) Vi sinh vật học. (5) Hóa học. (6) Công nghệ Sinh học. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 3: Mục tiêu nào dưới đây không đúng khi nói về mục tiêu học tập môn Sinh học? A. Môn Sinh học giúp chúng ta hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống. B. Môn Sinh học giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực sinh học như nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống,… C. Môn Sinh học giúp chúng ta có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên; biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước;… D. Môn Sinh học giúp chúng ta tìm ra phương pháp khai thác tài nguyên để góp phần phát triển kinh tế. Câu 4.Lĩnh vực Vi sinh vật học nghiên cứu về A. cấu tạo và các hoạt động sống của tế bào. B. các đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố, các quá trình sinh học Vi sinh vật C. cơ sở phân tử của các cơ chế di truyền như nhân đôi AND D. hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật Câu 5. Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật thuộc lĩnh vực nghiên cứu nào của ngành Sinh học? A. Động vật học. B. Giải phẫu học. C. Sinh học tế bào. D. Sinh học phân tử. Thông Hiểu: Câu 6.Tại sao đa dạng sinh học gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội? A. Với sự phát triển của ngành Sinh học, con người có triển vọng chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo. B. Chữa trị các vấn đề về tâm lý cũng như hành vi của con người. C. Tạo ra các sản phẩm mới phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội . D. Đa dạng sinh học cung thực phẩm, nguyên liệu cần thiết cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp. Câu 7. Khi nói vềvai trò của Sinh học trong bảo vệ môi trường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Sử dụng các loài thực vật để giảm bớt chất độc trong đất, nước, không khí; 2. Áp dụng công nghệ ủ phân hữu cơ thay thế phân bón hóa học; 3. Lai giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi cao với biến đổi khí hậu; 4. Khai thác triệt để các tính năng của các sản phẩm tái chế từ rác thải sinh học; 5. Giảm việc sử dụng và phụ thuộc vào hóa dầu;... A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 8. Ngành xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động là ngành A. Y học. B. Pháp y. C. Khoa học môi trường. D. Dược học. Câu 9. Ngành sản xuất cácloại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,…nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người là A. Y học. B. Dược học. C. Động vật học.D. Công nghệ sinh học. 1
  2. Câu 10. Tại sao sự phát triển của ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học? A. Vì nó có vai trò trong việc bảo tồn các loài sinh vật rừng, sinh vật hoang dã. B. Vì nó tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học. C. Góp phần nâng cao sức khoẻ con người. D. Khai thác tài nguyên rừng, thu hẹp môi trường sống của các loài động vật hoang dã. ------------------------------------- Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC Nhận biết Câu 1. Để phân loại thực vật theo đặc điểm cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) ta sử dụng phương pháp A thực nghiệm. B. thí nghiệm. C. báo cáo số liệu. D. quan sát. Câu 2. Để đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước đến sự phát triển rễ cây ta sử dụng phương pháp A. làm việc trong phòng thí nghiệm. B. thực nghiệm khoa học. C. phân tích khoa học. D. báo cáo số liệu. Câu 3. Để quan sát cấu tạo một số sinh vật đơn bào (trùng roi, trùng đế giày...) ta sử dụng phương pháp A. quan sát B. làm việc trong phòng thí nghiệm. C. thực nghiệm khoa học. D. phân tích. Câu 4. Đâu là hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm? A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các thiết bị an toàn. B. Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu. C. Xử lí số liệu thu nhập và viết báo cáo thực nghiệm. D. Xác định đối tượng quan sát. Câu 5. Đâu không phải là phương pháp học tập môn sinh học? A. Phương pháp quan sát. B. Làm việc trong phòng thí nghiệm. C. Thực nghiệm khoa học. D. Phương pháp so sánh. Thông Hiểu: Câu 6. Tin sinh học là công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành khoa học công nghệ nào? A. Công nghệ hóa học. B. Công nghệ thông tin. C. Công nghệ sinh học. D. Công nghệ thực phẩm. Câu 7. Để tiến hành thực nghiệm nghiên cứu vấn đề thúc đẩy thanh long ra quả trái vụ ta cần phải thực hiện hoạt động gì? A. Lựa chọn vườn thanh long để thực nghiệm. B. Bón phân, chăm sóc vườn trước xử lý. C. Ghi nhận thời gian ra hoa và mức độ phát triển của hoa. D. Xử lí số liệu thu thập được và báo cáo kết quả. Câu 8. Ngành khoa học nào sau đây được ứng dụng trong xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn? A. Khoa học Trái Đất. B. Công nghệ Sinh học. C. Tin sinh học. D. Vi sinh vật học. Câu 9.Ứng dụng của tin sinh học trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học như A. dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền để từ đó phát hiện và điều trị sớm. B. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm. C. Sinh học với sự phát triển bền vững. D. Chăm sóc sức khỏe. Câu 10.Có thể lưu giữ kết quả quan sát bằng những cách nào? A. xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene. B. xác định quan hệ họ hàng giữa các loài C. Có thể lưu trữ kết quả quan sát bằng việc ghi chép trên giấy hoặc trực. D. Dựa trên kết quả quan sát xây dựng giả thuyết. ------------------------------------------- Bài 3: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG Nhận biết Câu 1. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan? A. Tim. B. Phổi. C. Lục lạp. D. Não. Câu 2. Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức sống cơ bản nhất là cấp nào 2
  3. A. Phân tử. B. Bào quan. C. Tế bào. D. Cơ thể. Câu 3. Các đặc trưng của sự sống của các cấp độ tổ chức sống gồm: A. chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,… B. chuyển hóa vật chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,… C. chuyển hóa vật chất và năng lượng, phát triển, sinh sản, cảm ứng,… D. chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,… Câu 4. Thế nào là các cấp tổ chức của thế giới sống? A. Là tập hợp các cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống. B. Là tập hợp các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống. C. Là tập hợp các cấp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống. D. Là đơn vị tổ chức từ cấp nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống. Câu 5. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành: A. Hệ cơ quan B. Mô C. Cơ thể D. Cơ quan Thông hiểu Câu 6. “Đặc tính mà tổ chức sống cấp trên mà các cấp tổ chức sống cấp dưới không có gọi là A. Tính nổi trội. B. Hệ thống mở. C. Nguyên tắc thứ bậc. D. Nguyên tắc bổ sung Câu 7.Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì A. có khả năng thích nghi với môi trường B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường. C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. D. phát triển và tiến hoá không ngừng. Câu 8. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định của tổ chức sống là gì? A. Trao đổi chất và năng lượng B. Sinh sản C. Sinh trưởng và phát triển D. Khả năng tự điều chỉnh. Câu 9. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần xã thông qua A. điều chỉnh số lượng loài trong quần xã. B. điều chỉnh số lượng quần xã. C. điều chỉnh số lượng quần thể. D. điều chỉnh số lượng cơ quan trong cơ thể Câu 10. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnhD. Nguyên tắc bổ sung ------------------------------------ Bài 4 : KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO Nhận biết Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là nội dung của học thuyết tế bào? A. Các sinh vật đơn bào cấu tạo nhiều tế bào. B. Tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống. C. Trong tế bào có nhiều mô. D. Vật chất di truyền của tế bào là ARN. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là nội dung của học thuyết tế bào? A. Mỗi sinh vật cấu tạo nhiều tế bào. B. Tế bào của các loài sinh vật có các bào quan giống nhau. C. Trong tế bào có nhiều mô. D.Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 3. Đâu không phải là nội dung của học thuyết tế bào? A. Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào B. Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA C. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của bào quan trong tế bào D. Tế bào tạo thành mô Thông hiểu: Câu 4.Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể con người? A. Một số cơ quan trong cơ thể người được cấu tạo bởi tế bào. B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể. C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết. D. Cơ thể sống chỉ có một tế bào thực hiện mọi chức năng sống. Câu 5. Vì sao tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống ? A.Các cấp tổ chức sống đều được cấu tạo từ tế bào B. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. C. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào. 3
  4. D. Các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào. Câu 6: Cho các phát biểu sau: (1) Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống. (2) Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau. (3) Tất cả các tế bào có vật chất di truyền là RNA. (4) Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các nguyên tử trong tế bào. Số phát biểu đúng theo quan điểm của học thuyết tế bào là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. ----------------------------------------- Bài 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC Nhận biết Câu 1.Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là: A. C, H, O, PB. C, H, O, NC. O, P, C, ND. H, O, N, P Câu 2 .Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96,3%) là: A. Fe, C, HB. C, N, P, ClC. C, N, H, OD. K, S, Mg, Cu Câu 3.Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên A. Lipit, enzyme B. Prôtêin, vitamin C. Đại phân tử hữu cơ D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin Thông hiểu Câu 4. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là? A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết hidro C. Liên kết peptit D. Liên kết photphodieste Câu 5. Nước có vai trò đối với tế bào: A. là thành phần chính cấu tạo nên tế bào. B. là thành phần chính cấu tạo nên các đại phân tử. C.góp phần xây dựng cấu trúc cơ thể. D. cấu tạo nên các enzyme. Câu 6. Nước có tính phân cực chủ yếu là do A. cấu tạo từ oxygenvà hydrogen. B. electron của hydrogen yếu. C. 2 đầu oxygen và hydrogen tích điện trái dấu. D. các liên kết hydrogen luôn bền vững ------------------------------------ Bài 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO Cacbohydrate Nhận biết: Câu 1: Nhóm nguyên tố nào sau đây chứa các nguyên tố đa lượng? A. C, H, O, N, Ca, P, K. B. C, H, O, Na, Cl, Mg, Cu. C. Ca, P, K, Na, Mo, Zn, I. D. H, O, Na, Cl, Mo, Zn, I. Câu 2.Phân tử sinh học là A. thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.B. thành phần cấu tạo từ các nguyên tố. C. các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành. D. phân tử Carbohydrate. Câu 3. Đường nào sau đây thuộc đường đơn? A. Saccarôzơ. B. Tinh bột. C. Glucôzơ. D. Xenlulôzơ. Câu 4. Một phân tử glucose liên kết với một phân tử fructose tạo nên đường A. Maltose B. Saccharose C. Lactose D. Cellulose Câu 5. Liên kết giữa 2 phân tử đường trong đường đa là A. peptit B. hydrogen C. glicozit D. hóa trị Thông hiểu Câu 4. Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây? A. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể C. Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể Câu 5. Chức năng chủ yếu của cacbohiđrat là A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia cấu tạo NST B. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia xây dựng cấu trúc tế bào C. Kết hợp với prôtêin vận chuyển các chất qua màng tế bào D. Tham gia xây dựng cấu trúc nhân tế bào Câu 6. Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây? 4
  5. A. Bệnh tiểu đường B. Bệnh bướu cổ C. Bệnh còi xương D. Bệnh gút LIPID Nhận biết Câu 7: Chất nào dưới đây là lipid phức tạp? A. Mỡ. B. Dầu. C. Sáp. D. Phospholipid. Câu 8. Những nguồn thực phẩm cung cấp lipid cho con người? A. Hạt điều, đậu phộng, mè B. Tất cả các loại hạt. C. Tất cả các loại củ. D. Hoa, lá, mật hoa. Câu 9. Một phân tử mỡ động vật được cấu tạo từ A.Ancol vòng + acid béo. B. 1 glycerol + 3 acid béo không no. C. 1 glycerol + 2 acid béo no + 1 nhóm phosphate.D. 1 glycerol + 3 acid béo no. Thông hiểu Câu 10. Chức năng chính của lipit là A. Dự trữ năng lượng và cung cấp năng lương cơ thể. B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan Câu 11. Cholesteron ở màng sinh chất có vai trò: A. Liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào, có chức năng bảo vệ và cung cấp năng lượng B. Có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn C. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào D. Làm nhiệm vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin Câu 12. Phospholipid có chức năng chủ yếu là : A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào B. Là thành phần cấu tạo của màng sinh chất. C. Là thành phần của máu ở động vật D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây PROTEIN Nhận biết: Câu 13: Đơn phân cấu tạo nên protein là A. nucleotide. B. amino acid. C. glucose. D. maltose. Câu 14. Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo prôtêin là: A. C, H, O, N, P B. C, H, O, N C. K, H, P, O, S, N D. C, O, N, P Câu 15. Liên kết giữa 2 amino axit trong protein là A. peptit B. hydrogen C. glicozit D. hóa trị Thông hiểu Câu 16. Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng? A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bới 20 loại axit amin lấy từ thức ăn D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin Câu 17. Chức năng không có ở prôtêin là A. Cấu trúc B. Xúc tác quá trình trao đổi chất C. Điều hòa quá trình trao đổi chất D. Truyền đạt thông tin di truyền Câu 18. Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể? A. Insulin có trong tuyến tụy B. Kêratin có trong tóc C. Côlagen có trong da D. Hêmoglobin có trong hồng cầu AXIT NUCLEIC Câu 19. Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên nucleic acid? A. C, H, O, N, P B. C, H, O, P, K C. H, C, O, S D. C, H, O, P Câu 20. Nuclêic acid bao gồm những chất nào sau đây? A. DNA và RNA B. RNA và Prôtêin C. Prôtêin và DNA D. DNA và lipit Câu 21. Chức năng của DNA là 5
  6. A. Cấu tạo nên riboxôm là nơi tổng hợp protein B. Truyền thông tin tới riboxôm C. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm D. Lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền Câu 22. Trong tế bào có các loại RNA nào: A. tARN, rARN B. rARN, mARN C. mARN, rARN, tARN D. mARN, tARN -------------------------------------------- Bài 8: TẾ BÀO NHÂN SƠ Câu 1.Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng A. 1 - 5 mm B. 3 - 5 µm C. 1 - 5 µm D. 3 - 5 cm Câu 2. Các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân sơ là A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy. B. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân. C. Màng tế bào, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất. D. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng nhân của tế bào nhân sơ? A. Gồm 2 phân tử DNA xoắn kép. B. Mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào. C. Có cấu trúc nhiễm sắc thể. D. Có màng nhân bao boc. Câu 4. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ A. cellulose. B. chitin. C. peptidoglycan. D. carbohydrate. Câu 5. Màng tế bào (màng sinh chất) của vi khuẩn được cấu tạo từ A. Lớp kép phospholipid + protein. B. Lớp kép carbohydrate + protein. C. Lớp kép cellulose + protein. D. Lớp kép peptidoglycan + protein. ---------------------------------------- Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC Câu 1. Thành phần chủ yếu của ti thể là A. Lớp màng kép và vùng nhân. B. Lớp màng kép và chất nền ti thể C. Lớp màng đơn và vùng nhân. D. Lớp màng đơn và chất nền ti thể Câu 2. Chức năng của lục lạp là A. dịch mã B. tổng hợp lipid. C. hô hấp tế bào. D. quang hợp Câu 3. Nhân tế bào được bao bọc bởi bao nhiêu lớp màng? A. không có màng bao bọc B. có 1 lớp màng bao bọc (màng đơn) C. có 2 lớp màng bao bọc (màng kép). D. có rất nhiều màng bao bọc Câu 4. Màng nhân có bản chất là lipoprotein gồm A. 1 lớp phospholipid + protein B. lớp kép phospholipid + protein C. 1 lớp protein + nucleic acid D. lớp kép protein + nucleic acid Câu 5. Nhân tế bào chứa chủ yếu là chất nhiễm sắc gồm A. DNA + protein B. lipid + protein C. RNA + protein D. carbohydrate + protein. II. TỰ LUẬN: a/ Vận dụng: Câu 1. Tại sao các loại protein khác nhau có chức năng khác nhau? Câu 2. Tính bền vững trong cấu trúc của DNA có được là nhờ đặc điểm nào? Câu 3. Cho biết diện tích màng ngoài và màng trong của ti thể khác nhau như thế nào. Tại sao lại có sự khác biệt này? Điều đó có ý nghĩa gì? Câu 4. Tại sao khung xương tế bào có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào động vật? b/ Vận dụng cao Câu 1. Tại sao dựa vào kết quả xét nghiệm DNA, người ta có thể xác định được hai người thất lạc nhiều năm có quan hệ huyết thống với nhau, cũng như có thể tìm ra hung thủ chỉ từ một mẫu mô rất nhỏ có ở hiện trường? Câu 2. Tại sao có thể dùng nước cất để nhận biết sự có mặt của lipid trong tế bào? ---------------------------------------- 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2