Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
lượt xem 1
download
Tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội" tổng hợp lý thuyết và bài tập từ mức độ cơ bản đến vận dụng cao để các em học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức và ôn tập thật tốt cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em thi tốt và đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2024-2025 MÔN SINH HỌC 10 I. HÌNH THỨC KIỂM TRATHEO CẤU TRÚC 2025 NỘI DUNG ÔN TẬP. BÀI 1 ĐẾN BÀI BÀI 11. 1. Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học - Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. - Trình bày được mục tiêu môn Sinh học. - Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai. - Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. - Nêu được triển vọng của các ngành nghề liên quan đến sinh học trong tương lai. 2. Sinh học và sự phát triển bền vững - Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững. - Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống. 3. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học - Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu sinh học. - Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinfomatics) như là công cụ trong nghiên cứu và học tập sinh học. - Trình bày được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu. 4. Các cấp tổ chức của thế giới sống - Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống. 5. Khái quát về tế bào - Nêu được khái quát học thuyết tế bào. - Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. 6. Thành phần hoá học của tế bào - Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P). - Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng trong tế bào. - Nêu được vai trò của các nguyên tố đa lượng trong tế bào. - Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau). 7. Các phân tử sinh học trong tế bào - Nêu được khái niệm phân tử sinh học. - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp carbohydrate cho cơ thể. - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp lipid cho cơ thể. - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp protein cho cơ thể. - Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) của carbohydrate trong tế bào. - Trình bày được vai trò của carbohydrate trong tế bào. - Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) của lipid trong tế bào. - Trình bày được vai trò của lipid trong tế bào. - Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) của protein trong tế bào. - Trình bày được vai trò của protein trong tế bào. - Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) của nucleic acid trong tế bào. - Trình bày được vai trò của nucleic acid trong tế bào. 8. Cấu trúc tế bào - Mô tả được kích thước của tế bào nhân sơ. - Mô tả được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ. - Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.
- - Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân. - Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật. - Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. - Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật). - Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của màng sinh chất. - Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP. Câu 1. Ngành nào không phải là lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học? 1. Hóa dầu. 2. Di truyền học. 3. Giải phẫu học. 4. Sinh lí thực vật học. 5. Công nghệ thực phẩm. 6. Tài chính. A. 2, 3. B. 2, 3. C. 1, 6. D. 5,6. Câu 2. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống? A. C,Na,Mg,N. B. H,Na,P,Cl. C. C,H,O,N. D. C,H,Mg,Na. Câu 3. Phương pháp được dùng để giải mã, phân tích hệ gen người là. A.Quan sát. B. Thực nghiệm khoa học. C. Tin sinh học. D.làm thí nghiệm Câu 4. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào. B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào. C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản. D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản. Câu 5. Vì sao các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể? A. Chiếm khối lượng nhỏ. B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy. D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzym. Câu 6. Phân tử sinh học là A. Các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành. B. Các phân tử hữu cơ do môi trường sống tạo thành. C. Các phân tử vô cơ do môi trường sống tạo thành. D. Các phân tử vô cơ do sinh vật sống tạo thành. Câu 7. Những nguồn thực phẩm nào sau đây cung cấp carbohydrate cho cơ thể sinh vật? (1) Tinh bột (3) Quả chín (2) Thịt (4) Đường A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (1), (3) và (4) D. (1), (2) và (4) Câu 8. Phân tử sinh học là A. Các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành. B. Các phân tử hữu cơ do môi trường sống tạo thành. C. Các phân tử vô cơ do môi trường sống tạo thành. D. Các phân tử vô cơ do sinh vật sống tạo thành. Câu 9. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Thịt. B. Gạo. C. Rau xanh. D. Gạo và rau xanh.. Câu 10. Lớp vỏ nhầy của vi khuẩn có chức năng. A. Giúp vi khuẩn dễ dàng nhân đôi. B. Giúp vi khuẩn dễ dàng di chuyển. C. Giúp vi khuẩn trượt nhanh trong tế bào. D. Giúp vi khuẩn bám dính vào bề mặt và bảo vệ tế bào tránh các tác nhân bên ngoài Câu 11. Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Là hệ thống mở tự điều chỉnh.
- C. Thế giới sống liên tục tiến hóa. D. Luôn có môi trường sống giống nhau. Câu 12. Phân tử nước có cấu tạo gồm A. hai nguyên tử hyđrogene liên kết với một nguyên tử oxygene. B. hai nguyên tử hydorogene liên kết với hai nguyên tử oxygene. C. một nguyên tử hydorogene liên kết với một nguyên tử oxygene. D. một nguyên tử hydorogene liên kết với hai nguyên tử oxygene. Câu 13. Lipid có những chức năng nào sau đây? (1) Dự trữ năng lượng trong tế bào. (2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất. (3) Tham gia vào cấu trúc của hormone. (4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào. (5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học. A. 1, 2 và 3. B. 2, 3 và 4. C. 1, 3 và 4. D. 1, 2 và 4. Câu 14. Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt C. Có thành tế bào bằng peptidoglican D. Các bào quan có màng bao bọc Câu 15. Đặc điểm nào sau đây là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ? A. Tế bào có kích thước lớn, trung bình khoảng 10 – 100nm. B. Nhân có màng bọc, ngăn cách với tế bào chất bên ngoài. C. Các bào quan trong tế bào đều có màng bao bọc. D. Mỗi bào quan có cấu trúc đặc trưng và thực hiện chức năng nhất định. Câu 16. Cho những thành phần cấu tạo sau. 1) Màng sinh chất. 2) Lục lạp. 3) Thành tế bào. 4) Nhân. Những thành phần nào chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật A. 1 và 3. B. 2 và 4. C. 2 và 3. D. 3 và 4.. Câu 17. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,… và con người. B. cấu trúc, chức năng của sinh vật. C. sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học và sinh học tiến hóa. D. công nghệ sinh học. Câu 18. Thứ tự đúng về các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là. A. Quan sát → Hình thành giả thuyết khoa học → Thu thập số liệu→ Phân tích và báo cáo kết quả. B. Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. C. Quan sát và đặt câu hỏi→Tiến hành thí nghiệm →Thu thập số liệu → Báo cáo kết quả. D. Quan sát → Đặt câu hỏi → Tiến hành thí nghiệm → Làm báo cáo kết quá nghiên cứu. Câu 19. Điền vào chỗ trống. Cấp độ tổ chức của thế giới sống là ………… của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng ……….. và ……. …….của các yếu tố cấu thành tổ chức đó. A. vị trí; số lượng; chức năng nhất định. B. thứ tự; cấu tạo; chức năng. C. vị trí; cấu tạo; chức năng. D. thứ tự; số lượng; chức năng nhất định. Câu 20. Kích thước điển hình của tế bào nhân sơ thường dao động trong khoảng A. 10 – 100 micromet. B. 10 – 50 micromet. C. 1 – 5 micromet. D. 10 – 200 micromet. Câu 21. Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây? A. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân B. Nhân chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng C. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein.
- D. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép. Câu 22. Bộ máy Golgi có cấu trúc như thế nào? A. Một chồng túi màng dẹp thông với nhau. B. Một hệ thống ống dẹp xếp cạnh nhau thông với nhau. C. Một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách rời. D. Một chồng túi màng và xoang dẹp thông với nhau. Câu 23. Ba thành phần chính của tế bào nhân sơ gồm. A. Màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân. B. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân. C. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân. D. Vỏ nhầy, thành tế bào, màng tế bào. Câu 24. Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây? A. Hệ thống nội màng B. Riboxom và các hạt dự trữ C. Các bào quan có màng bao bọc D. Bộ khung xương tế bào D. Mỗi bào quan có cấu trúc đặc trưng và thực hiện chức năng nhất định. Câu 25. Thành phần hoá học của sợi nhiễm sắc trong nhân tế bào là. A. DNA và protein B. RNA và carbohydrate C. Protein và lipid D. DNA và RNA Câu 26. Ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử cholesterol có tác dụng. A. Tạo ra tính cứng rắn cho màng B. Bảo vệ màng C. Làm tăng độ ẩm của màng sinh chất D. Hình thành cấu trúc bền vững cho màng Câu 27. Thành tế bào thực vật có thành phần hoá học chủ yếu bằng chất. A. Cellulose B. Phospholipid C. Cholesterol D. Nucleic acid A. Giúp tế bào di chuyển B. Nơi neo đậu của các bào quan C. Duy trì hình dạng tế bào D. Vận chuyển nội bào D. Adenine, đường deoxiribose, 1 nhóm phosphate Câu 28 . Cho các cấp tổ chức của thế giới sống sau đây: I. Quần xã. II. Quần thể. III. Cơ thể. IV. Hệ sinh thái. V. Tế bào. Trật tự các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống tính từ cao đến thấp theo thứ tự là: A. IV I II III V. B. IV II I III V. C. IV I III II V. D. V III II I IV. Câu 29: Thiếu một lượng nguyên tố khoáng Fe2+ trong cơ thể, chúng ta có thể bị mắc bệnh gì? A. Thiếu máu. B. Bướu cổ. C. Giảm thị lực. D. Còi xương. Câu 30 : Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố vi lượng? A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. Zn, Mo, B, Cu, Fe. C. P, S, Ca, Mg, C, H, O, N. D. C, H, O, Zn, Ca, P. Câu 31: Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? (1) Protein (2) Tinh bột (3) DNA (4) Phospholipid. (5) Cholesterol. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32: Đơn phân cấu tạo nên mARN là gì? A. A, T, G, C. B. A, U, G, C. C. A, T, C, U. D. U, T, G, C. Câu 33: Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đa?
- A. Fructose, galactose, glucose. B. Tinh bột, cellulose, chitin. C. Galactose, lactose, tinh bột. D. Glucose, saccharose, cellulose. Câu 34: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của các loại lipid? A. Cholesteron làm tăng tính linh động của màng sinh chất. B. Dầu, mỡ là chất dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể. C. Phospholipid là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất. D. Carotenoid là một loại lipit rất có lợi cho thị giác. Câu 35: Phân tử protein hemoglobin – thành phần cấu tạo của hồng cầu là dạng tiêu biểu của cấu trúc bậc mấy của protein? A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4 Câu 36: Truyền tin tế bào là: A. sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào. B. sự di chuyển và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào. C. sự kích thích và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào. D. sự phát tán và truyền các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào. Câu 37: Quan sát hình ảnh sau và cho biết hình thức truyền thông tin giữa các tế bào A. Truyền tin nội tiết. B. Truyền tin cận tiết. C. Truyền tin trực tiếp. D. Truyền tin qua synapse Câu 38 : Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là: A. lưới nội chất hạt. B. lục lạp. C. trung thể. D. ti thể. Câu 39 : Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là: A. liên kết hydrogen. B. liên kết ion. C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết photphodieste.
- Câu 40 : Thiếu một lượng nhỏ lodine chúng ta có thể bị mắc bệnh gì? A. Bướu cổ. B. Đau họng. C. Viêm amidan. D. Còi xương. Câu 41 : Ngành công nghệ nào sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người? A. Công nghệ thông tin. B. Công nghệ thực phẩm. C. Công nghệ kĩ thuật. D. Công nghệ sinh học. Câu 42 : Mỡ và dầu có chức năng gì? A. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất. B. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. C. Thành phần cấu tạo nên các bào quan. D. Thành phần cấu tạo nên một số loại hormon. Câu 43: Có các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau: (1) Cơ thể. (2) tế bào. (3) quần thể. (4) hệ sinh thái. (5) quần xã. Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo cấp bậc từ lớn đến nhỏ là: A. 4 → 5 → 3 → 1 → 2 B. 2 → 1 → 3 → 5 → 4 C. 5 → 4 → 3 → 1 → 2 D. 4 → 5 → 3 → 2 → 1 Câu 44 : Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. Tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới". Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở. C. Hệ thống tự điều chỉnh. D. Thế giới sống liên tục tiến hóa. Câu 45: Bioinformatics là từ để chỉ ngành nào sau đây? A. Sinh học thực nghiệm. B. Tin sinh học. C. Công nghệ sinh học. D. Sinh học ứng dụng. Câu 46 : Có bao nhiêu loại amino acid tham gia cấu tạo nên protein? A. 15 B. 10 C. 30 D. 20 Câu 47 : Loại nucleotid nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA? A. Guanine. B. Tymine. C. Cytosine. D. Uracil. Câu 48 . Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức của thế giới sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. C. Thế giới sống liên tục tiến hóa. D. Không phụ thuộc vào nhau. Câu49 . Trong quá trình nấu canh cua, cua được làm sạch, xay nhỏ và hòa vào nước để thu nước lọc cua. Khi đun có hiện tượng thịt cua đóng lại từng mảng nối trên mặt nước canh. Phát biểu nào sau đây đúng về hiện tượng trên?
- A. Các phân tử protein cua bị biến tính tạo thành các mảng nổi trên mặt nước canh. B. Nhiệt độ cao làm cho các chất hữu cơ trong nước lọc cua biến đổi thành các chất vô cơ. C. Các phân tử tinh bột trong nước lọc cua bị biến đổi thành các phân tử glucose. D. Mảng nổi trên mặt nước canh là do các chất vô cơ kết hợp với nhau. Câu 50. Trong phân tử DNA mạch kép, loại liên kết giữa hai mạch đơn là A. phosphodiester. B. peptide. C. glycoside. D. hydrogen. Câu 51 . Hình bên thể hiện cấu trúc không gian của một chuỗi polypeptide. Bậc cấu trúc cao nhất được thể hiện trong hình là A. bậc 1 . B. bậc 2 . C. bậc 3. D. bậc 4 . Câu52. Hình dưới đây mô tả một đoạn chuỗi polypeptide. Kí hiệu X và Y lần lượt là A. amino acid và liên kết peptide. B. amino acid và liên kết phosphodiester. C. amino acid và liên kết hydrogen. D. glucose và liên kết peptide. Câu 53 . Nếu thêm uracil (U) có đánh dấu phóng xạ vào môi trường nuôi cấy của tế bào vi khuẩn thì đại phân tử nào sau đây sẽ có uracil (U) đánh dấu? A. Glycogen. B. RNA. C. Tinh bột. D. Protein. Câu 54 . "Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần". Tính dẻo của hạt cơm chủ yếu do chất nào sau đây quyết định?
- A. Sắt. B. Diệp lục. C. Tinh bột. D. Glycogen. Câu 55 . Hình bên mô tả quá trình biến đổi của một phân tử carbohydrate và một phân tử lipid bởi các loại enzyme. Sản phẩm của quá trình phân giải lipid là A. P và R . B. Q và R . C. Q và S . D. R và S . Câu 56 . Trên một mạch đơn của RNA, liên kết giữa các nucleotide là A. ion. B. peptide C. phosphodiester. D. glycoside. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Bệnh tả ở người là do vi khuẩn Vibrio cholerae sống trong ruột non gây ra, có thể bùng phát thành dịch. Đây là vi khuẩn gram âm, có thành tế bào để giữ ổn định hình dạng tế bào; roi và lông để di chuyển. Vi khuẩn này sinh ra độc tố gây hiện tượng mất muối và nước qua đường tiêu hóa của người bệnh. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về vi khuẩn này? a. Vi khuẩn V . cholerae có thể di chuyển tự do trong ruột non của người. b. Nếu dùng lysozyme loại bỏ thành của vi khuẩn V . cholerae, sau đó đưa vào dung dịch đẳng trương thì các tế bào vẫn có hình dạng như ban đầu. c. Nếu đưa vi khuẩn V . cholerae vào môi trường nhược trương thì tế bào sẽ bị vỡ ra. d. Sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý là một trong những phương pháp điều trị bệnh này. Câu 2. Các phân tử sinh học có thể được nhận biết bằng thí nghiệm với thuốc thử đặc trưng. - Nhận biết sự có mặt của protein bằng phản ứng Biuret dựa trên tương tác của các liên kết peptide trong phân tử protein với ion Cu 2 tạo thành phức chất có màu tím. Để nhận biết đường khử (glucose), người ta sử dụng phản ứng với Benedict ở nhiệt độ cao. Hình dưới đây mô tả tóm tắt các thí nghiệm nhận biết các phân tử trên. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về thí nghiệm này? a. Dung dịch M chứa protein. b. Dung dịch N chứa glucose và thí nghiệm 2 tiến hành ở nhiệt độ thường. c. Nếu thay dung dịch M bằng dung dịch amino acid tự do thì kết quả thí nghiệm không thay đổi. d. Thí nghiệm 1 cần tiến hành ở nhiệt độ 100 C . Câu 3. Hình bên mô tả tóm tắt quá trình tổng hợp, hoàn thiện và vận chuyển protein ở tế bào nhân thực. Người ta sử dụng amino acid được đánh dấu bởi đồng vị phóng xạ tham gia vào quá trình tổng hợp protein xuất bào và theo dõi sự xuất hiện của đồng vị phóng xạ tại các vị trí khác nhau trong tế bào.
- Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về quá trình này? a. Cấu trúc (2) là lưới nội chất trơn. b. Protein được tổng hợp ở cấu trúc (1). c. Protein xuất bào được hoàn thiện ở cấu trúc (4). d. Đồng vị phóng xạ có thể xuất hiện ở các cấu trúc (2), (3) và (4). Câu 4. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến khối lượng của quả trứng gà, một thí nghiệm được tiến hành như sau: (1) Ngâm ngập 4 quả trứng gà trong 24 giờ với giấm ăn (một loại acid yếu) để hòa tan lớp vỏ cứng. (2) Vớt trứng ra, dùng khăn giấy lau khô, cân khối lượng từng quả trứng và ghi lại. (3) Chuẩn bị 4 cốc, mỗi cốc có chứa 200 mL dung dịch NaCl với nồng độ khác nhau, đặt vào mỗi cốc 1 quả trứng và ngâm trong 1 giờ. (4) Vớt trứng ra, dùng khăn giấy lau khô, cân khối lượng từng quả trứng và ghi lại. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng dưới đây. Nồng độ dung dịch Khối lượng trứng Khối lượng trứng sau Cốc NaCI mol / L không có vỏ g 1 giờ ngâm g 1 0,0 74,5 79,2 2 0,2 73,0 75,8 3 0,4 74,2 75,5 4 0,6 73,6 72,0 Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về thí nghiệm này? a. Ở cốc 1, sau 24 giờ ngâm thì khối lượng quả trứng tăng 4,7g/giờ. b. Ở cốc 2, quả trứng được ngâm trong dung dịch ưu trương nên muối di chuyển vào trong. c. Ở cốc 3, khối lượng quả trứng sau 1 giờ ngâm tăng 1,0%. d. Ở cốc 4, khối lượng quả trứng giảm do nước thẩm thấu qua màng vỏ ra bên ngoài. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các cấp độ tổ chức của thế giới sống: phân tử, bào quan, mô, cơ quan và hệ cơ quan. Có bao nhiêu cấp độ tổ chức sống được cấu tạo từ tế bào? Câu 2. Một phân tử nucleic acid mạch kép có tỉ lệ từng loại nitrogenous base của từng mạch được thể hiện ở bảng bên (dấu "-” thể hiện chưa xác định số liệu). Biết rằng tổng tỉ lệ 4 loại nitrogenous base trên mỗi mạch đơn là 1,00 . A T G C Mạch 1 0,28 0,12 - - Mạch 2 - - 0,38 -
- Theo lí thuyết, cytosine (C) ở mạch 2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy. Câu 3. Trong số các bào quan: ti thể, ribosome, peroxisome và lục lạp, có bao nhiêu bào quan không có màng bao bọc? Câu 4. Hình dưới đây mô tả 3 hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Có bao nhiêu hình thức minh họa cho sự khuếch tán có sử dụng protein vận chuyển? Câu 5. Cho các chất: CO2 , glucose, vitamin E và protein. Có bao nhiêu chất được vận chuyển trực tiếp qua lớp kép phospholipid ở màng sinh chất? Câu 6. Cho các cấu trúc: bộ máy Golgi, nhân, lục lạp, ribosome, thành tế bào và ti thể. Có bao nhiêu cấu trúc có ở cả tế bào động vật và tế bào thực vật? - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thich gì thêm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 82 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 70 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 72 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn