Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
lượt xem 3
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
- TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ I SINH 11 NĂM 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT CH nhận biết Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh vật? (1) Cung cấp nguyên vật liệu cho sự hình thành chất sống, cấu tạo nên tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể sinh vật. (2) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật như vận động, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,... (3) Bài tiết các chất dư thừa, chất độc hại ra ngoài môi trường. (4) Cung cấp nguyên liệu và nhiệt năng để duy trì các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. A. 1, 2, 3. B. 2,3,4. C.1,3,4. D.1,2,4. Câu 2: Hãy xác định những dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật. (1) Thu nhận các chất từ môi trường. (2) Vận chuyển các chất trong cơ thể. (3) Cảm ứng. (4) Biến đổi các chất. (5) Chuyển hoá năng lượng. (6) Bài tiết các chất. (7) Điều hoà (8) Dẫn truyền thông tin. A. 1,2,3,4,5,6,7. B. 1,2,4,5,6 7. C. 1,3,5,7. D. 2,4,6,8. Câu 3: Dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất là A. thu nhận các chất từ môi trường. B. biến đổi các chất. C. tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng. D. phân giải các chất. Câu 4:Lá hấp thụ CO2 từ không khí và sử dụng năng lượng ánh sáng để quang hợp tạo thành chất hữu cơ là ví dụ về dấu hiệu đặc trưng nào của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? A.Thu nhận các chất từ môi trường. B.Biến đổicác chất. C.Tổnghợp cácchất vàtích lũynănglượng. D.Phân giảicácchất. Câu 5: Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là? A. Tự dưỡng và dị dưỡng. B. Đồng hóa và dị hóa C. Đồng hóa và dị dưỡng. D. Dị hóa và tự dưỡng Câu6: Tự dưỡnglà phương thức màsinh vậttựtổng hợp được A.chấtvô cơtừ các chấthữu cơ. B.chấthữu cơtừ các chất vôcơ. C.chất hữu cơtừ cácchấthữu cơ. D.chấtvô cơtừcác chấtvôcơ. Câu7: Dị dưỡnglà phương thức màsinh vậtlấy chất hữu cơ từ A.chấtvô cơ. B.sinh vật dị dưỡng. C.sinh vật tự dưỡng. D.Sinh vật tự dưỡng hoặc dị dưỡng khác. Câu 8: Sinh vật nào sau đây có phương thức sống tự dưỡng? A. Thực vật. B. Động vật. C. Nấm. D. Côn trùng. CH thông hiểu Câu 9:Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn theo thứ tự là? A. Giai đoạn tổng hợp → giai đoạn phân giải → giai đoạn huy động năng lượng. B. Giai đoạn phân giải → giai đoạn huy động năng lượng → giai đoạn tổng hợp. C. Giai đoạn huy động năng lượng → giai đoạn tổng hợp→ giai đoạn phân giải. D. Giai đoạn huy động năng lượng → giai đoạn phân giải → giai đoạn tổng hợp. Câu 10: Năng lượng tích luỹ trong ATP được cung cấp cho các quá trình sinh lí của cơ thể thuộc giai đoạn nào? A. Giai đoạn tổng hợp. B. Giai đoạn phân giải.
- C. Giai đoạn huy động năng lượng. D. Giai đoạn chuyển hóa. Câu 11:Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật không thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng? A. Sinh vật sinh trưởng, phát triển kém. B. Sinh vật không thể tồn tại và phát triển. C. Sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt. D. Sinh vật không bị ảnh hưởng. Câu 12:Khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào, có các phát biểu sau: (1) Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào . (2) Chuyển hoá nội bào bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất đó là đồng hoá và dị hoá. (3) Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp. (4) Dị hóa là quá trình phân giải các chất đồng thời giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. Tổ hợp phát biểu nào dưới đây là đúng? A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3), (4). -------------------------- BÀI 2: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT CH nhận biết Câu1:Thànhphầncủa dịchmạch gỗbaogồmchủyếu A.Nướcvàcác ionkhoáng.B.Xitokininvà Ancaloit. C.Cácamino acid.vàvitamin. D. Cácamino acid.vàhoocmon. Câu2:Dịch mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hoá ở lá chủ yếu là A.Nướcvàionkhoáng.B.ion khoáng và hormore C. nước và hormore. D.Saccharose và amino acid. Câu 3: Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào? A. Con đường gian bào và thành tế bào. B. Con đường tế bào sống. C. Con đường gian bào và con đường tế bào chất. D. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào. Câu 4: Chất dinh dưỡng ở thực vật là: A. những chất hóa học tự nhiên do thực vật tạo ra. B. những chất do con người cung cấp cho thực vật. C. chất vô cơ trong cơ thể thực vật. D. những chất do thực vật hô hấp tạo ra. Câu 5: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên chủ yếu cho cây là A. phân bón hóa học. B. đất và nước. C. khí quyển. D. xác sinh vật. Câu 6: Những hoạt động nào sau đây có thể cung cấp nguồn nitrogen tự nhiên cho cây? (1) Cố định nitrogen từ khí quyển của vi sinh vật. (2) Sấm chớp tự nhiên. (3) Phân huỷ xác động, thực vật của vi sinh vật. (4) Bón phân hoá học chứa nitrogen. A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 7: Con người có thể bổ sung nguồnnitrogen cho cây trồng bằng cách bón phân A. Lân. B. Urea. C. vi lượng. D. potassium. Câu 8:Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của protein? A. Zn. B. Cl. C. Mg. D. N. Câu 9. Vai trò của nitrogen trong cơ thể thực vật. (Mg, K, Ca)
- C. cấu tạo nên các phân tử protein, nucleic acid, ATP và nhiều hợp chất hữu cơ. A. cấu tạo diệp lục, hoạt hoá enzyme vận chuyển phosphate. B. cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzyme, điều tiết đóng mở khí khổng. D. cấu tạo thành tế bào, hoạt hoá enzyme thuỷ phân ATP phospholipid, trung hoà độ chua. CH thông hiểu Câu 10: Khi nói về vai trò của nước với thực vật,có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? (1) Là thành phần cấu tạo tế bào thực vật. (2) Là dung môi hoà tan các chất, môi trường cho các phản ứng sinh hoá. (3) Điều hoà thân nhiệt. (4) Là phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vận chuyển ở cơ thể thực vật. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 11:Quátrình trao đổi nướctrongcâybaogồm A. sựhấp thụnướcởrễ, sựvậnchuyển nướcở thânvàsựthoáthơi nướcở lá. B. sựhấp thụ nướcqualá, sựvận chuyển nướcở thân vàsựthoát hơi nướcởlá. C. sựhấp thụnướcởrễ, sự vận chuyển nướcở lávà sựthoát hơinướcở thân. D. sựhấp thụ nướcở thân, sựvận chuyển nướcở rễvàsựthoát hơi nướcở lá. Câu 12: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút của rễ theo cơ chế A. thẩm thấu. B. cần tiêu tốn năng lượng. C. Khuếch tán. D. Ngược chiều građien nồng độ Câu13: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào? A. Hấp thụ chủ động. B. Hấp thụ thụ động C. Thẩm thấu. D. Khuếch tán Câu 14: Nồng độ K trong cây là 0,1%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận K+ bằng cách nào? + A. Hấp thụ chủ động. B. Hấp thụ thụ động. C. Thẩm thấu. D. Khuếch tán. Câu 15: Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây? A. Lực hút do hơi nước thoát ra của lá. B. Lực đẩy của áp suất rễ. C. Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ. D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn. Câu16:Tronggiới hạn nhiệtđộ thích hợp cho hoạt động của cây thì khi A.tăngnhiệtđộthìlàmtăngquátrìnhhôhấpởrễ→tăngsựhấpthụcácnguyêntốkhoángvànitơ. B.giảmnhiệtđộthìlàmtăngquátrìnhhôhấpởrễ→tăngsựhấpthụcácnguyêntốkhoángvànitơ. C.tăngnhiệtđộthìlàmgiảmquátrìnhhôhấpởrễ→giảmsựhấpthụcácnguyêntốkhoángvànitơ. D.tăngnhiệtđộthìlàmtăngquátrìnhhôhấpởrễ→giảmsựhấpthụcácnguyêntốkhoáng Câu17:Tronggiới hạn ánh sángthích hợp cho hoạt động của cây thì khi A. tăng cường độ ánh sáng→tăng quang hợp →giảm hấp thụ và vận chuyển chủ động các ion khoáng. B. tăng cường độ ánh sáng →tăng quang hợp →tăng hấp thụ và vận chuyển chủ động các ion khoáng. C. tăng cường độ ánh sáng →giảm quang hợp →tăng hấp thụ và vận chuyển chủ động các ion khoáng. D. tăng cường độ ánh sáng →giảm quang hợp→giảm hấp thụ và vận chuyển chủ động các ion khoáng. Câu18:Khitếbào khí khổngno nướcthì A.thànhmỏng căngra, thành dàyco lạilàmchokhí khổngmở ra. B.thành dàycăngra làmcho thành mỏng căngtheo, khíkhổngmở ra. C.thànhdàycăngralàmcho thành mỏngco lại, khí khổngmở ra. D.thành mỏng căngralàm chothành dàycăngtheo, khí khổngmở ra. Câu 19:Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng A. N2. B. NO và NO2. C. NO3- và NH4+. D. NH4+ và N2. Câu 20: Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:
- A. B. C. D. Câu 21: Trong cây, NH được sử dụng để thực hiện quá trình: A. Oxi hoá tạo năng lượng cho các hoạt động sống. B. Tổng hợp các amino acid cho cây. C. Tạo ra các sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hô hấp. D. Tổng hợp chất béo. Câu 22:Khi dư thừa ammonium, cây sẽ thực hiện quá trình nào sau đây để tránh bị ngộ độc? A. Amin hoá các keto acid và chuyển vị amin. B. Bài tiết ammonium qua rễ và lá. C. Phân giải ammonium, sau đó bài tiết sản phẩm thải ra ngoài. D. Chuyển hoá ammonium thành amide. Câu 23: Khẳng định nào sau đây về phân bón là không đúng? A. Sử dụng càng nhiều càng tốt cho cây trồng. B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. C. Làm tăng độ màu mỡ của đất. D. Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất cây trồng. --------------------------- BÀI 3: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT CH Nhận biết: Câu 1: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ trong quá trình nào sau đây? A. Hóa tổng hợp. B. Hóa phân li. C. Quang tổng hợp. D. Quang phân li. Câu 2: Trong phương trình tổng quát của quang hợp, (1) và (2) lần lượt là (1) + H2O + NL ánh sáng → (2) + O2 A. O2, (CH2O). B. CO2, (CH2O). C. CO2, H2O. D. O2, CO2. Câu 3:Có mấy con đường đồng hóa carbon ở thực vật? A.2. B.3. C. 4. D. 5. Câu 4:Khi nói về con đường cố định CO2 ở thực vật, phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Lúa, khoai, sắn, rêu, cây sống vùng ôn đới đồng hoá CO2 theo chu trình Calvin (chu trình C3). B. Mía ngô, kê, cỏ lồng vực, đồng hoá CO2 diễn ra gồm cố định CO2 và chu trình Calvin trên 2 loại tế bào. C. Dứa, xương rồng, thanh long, đồng hoá CO2 diễn ra gồm cố định CO2 vào ban ngày và chu trình Calvin vào ban đêm. D. con đường cố định CO2 ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM đều có Chu trình Calvin. Câu 5:Hệ sắc tố thực vật có thể hấp thụ ánh sáng ở những vùng nào trong phổ ánh sáng nhìn thấy? A. Vàng cam. B. Đỏ và xanh tím. C. Đỏ và xanh lục. D. Cam và tím. Câu 6: Sắc tố quang hợp Carotenoid có thể hấp thụ ánh sáng ở những vùng nào trong phổ ánh sáng nhìn thấy? A. Xanh tím. B. Đỏ và xanh tím. C. Đỏ và xanh lục. D. Cam và tím. Câu 7:Khi nói về hệ sắc tố quang hợp, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hệ sắc tố quang hợp ở thực vật nằm trên màng thylakoid, gồm chlorophyll và carotenoid. B. Carotenoid hấp thụ ánh sáng ở vùng xanh tím, sau đó truyền năng lượng ánh sáng đã hấp thụ cho chlorophyll. C. Chlorophyll hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng xanh tím và đỏ, chlorophyll a ở trung tâm phản ứng biến đổi năng lượng ánh sáng thành ATP và NADPH .
- D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các tia đỏ kích thích tổng hợp axit amin và protein. Câu 8:Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng theo sơ đồ nào sau đây? A. Carotenoid →Chlorophyll b→Chlorophyll a →Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng. B. Carotenoid→Chlorophyll a→Chlorophyll b→Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng. C. Carotenoid →Chlorophyll b→Chlorophyll a→Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng. D. Carotenoid→Chlorophyll a→Chlorophyll b→Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng. Câu 9: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là A. Chlorophylla ở trung tâm phản ứng. B. Chlorophyllb ở trung tâm phản ứng. C. Chlorophylla, b ở trung tâm phản ứng. D. Chlorophyll a, b và carotenoid. Câu 10: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP. B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH. D. thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP. Câu 11: Sản phẩm của pha sáng gồm: A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2. + C. ATP, NADP VÀ O2. D. ATP, NADPH. CH Thông hiểu: Câu 11: Khi nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, nhận định nào sau đây không đúng? A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục. B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước. C. O2 được giải phóng ra khí quyển. D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối. Câu 12. Chất hữu cơ được tạo ra từ quang hợp được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống thông qua quá trình hô hấp tế bào chiếm bao nhiêu phần trăm tổng sản phẩm được hình thành? A. 20%. B. 30%. C. 40%. D. 50%. Câu 13. Khi nói về vai trò của quang hợp,có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học. (3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. (4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. (5) Điều hòa không khí. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. ------------------------ BÀI 6: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT CH nhận biết Câu1.Hôhấplà quátrình phân giải cáchợp chấthữu cơthành A.CO , H Ovànănglượng. B. O ,H Ovànănglượng. 2 2 2 2 C. glucosevàH O. D. glucosevàCO . 2 2 CO Câu2.Quátrình phân giải cáchợp chấthữu cơthành các chất vô cơ đơn giản ( 2 và nước), đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng ATP và nhiệt. Đây chính là quá trình A. quang hợp. B. hô hấp. C. đồng hoá. D. trao đổi khí.
- CH thông hiểu Câu3:Quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật gồm các giai đoạn nào sau đây? A. Đường phân →chu trình Krebs →chuỗi chuyền electron. B. Đường phân → lên men. C. Đường phân →oxi hoá pyruvic acid → chu trình Krebs → chuỗi chuyền electron. D. Đường phân → chu trình Krebs →lên men. Câu4: Sơđồ nào sauđâybiểu thịchochu trình Krebs?(đường phân, oxi hoá pyruvic acid, chuỗi chuyền electron hô hấp) A.Glucose→Acidlactic + NADH +ATP. C.Pyruvicacid→Acetyl-CoenzymeA + NADH +CO2. B.Acetyl-CoenzymeA→ATP + NADH +FADH2 +CO2. D.10NADH +2FADH2 +O2→ 28ATP +H2O Câu 5: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là A. chuối truyền electron. B. chương trình Crep. C. đường phân. D. tổng hợp Axetyl - CoA. Câu 6: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic sẽ tạo ra A. chỉ rượu etylic. B. rượu etylic hoặc lactic acid. C. chỉ lactic acid. D. đồng thời rượu etylic và lactic acid. Câu7: Trong quá trình hô hấp của thực vật, ATP được hình thành chủ yếu ở giai đoạn nào sau đây? A. Đường phân. B. Chu trình Krebs. C.Chuỗi truyền electron hô hấp. D. Oxi hoá pyruvic acid thành acetyl-CoA. Câu8: Giai đoạn đường phân diễn ra ở(Krebs, Chuỗi truyền electron hô hấp) A. ti thể. B. tế bào chất. C. lục lạp. D. nhân. Câu 9:Những khẳng định nào sau đây là đúng về vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật? (1) Cung cấp ATP để duy trì các hoạt động sống. (2) Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể. (3) Giúp thực vật có khả năng chịu lạnh, chịu hạn, tăng khả năng chống bệnh. (4) Tạo ra các sản phẩm trung gian để tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể. A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 10: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là A.cung cấp năng lượng chống chịu. B.tăng khả năng chống chịu. C.tạo ra sản phẩm trung gian. D.miễn dịch cho cây. Câu 11: Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là A. tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp. Câu 12:Cây sẽ ngừng hô hấp hiếu khí, chuyển sang phân giải kị khí trong trường hợp nào sau đây? A. Nồng độ O2 khoảng 21%. B. Nồng độ CO2 khoảng 0,03 %. C. Nồng độ CO2 trên 0,2 %. D. Nồng độ O2 dưới 5 %. Câu 13: Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp trong khoảng A. 30–35 °C. B. 40–45°C. C. 50–55 °C. D. 25–30 °C. Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng nhất? A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
- B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp D.Nồng độ O2 cao sẽ ức chế hô hấp Câu 15: Nguyên nhân chính làm cho hạt thối khi ngâm nước là A. tế bào bị chết do hút quá nhiều nước. B. tế bào bị chết do thiếu O2. C. tế bào bị chết do thiếu CO2. D. tế bào bị chết do nhiệt độ thấp. II. CÂU HỎI TỰ LUẬN: CH vận dụng Câu 1: Nhà Sinh lí thực vật học Macximop từng nói: “Thoát hơi nước là một thảm họa tất yếu của thực vật”. Em hãy giải thích tại sao? Câu 2: Ở thực vật ngập mặn (mắm, vẹt, đước,…) đã hình thành một số đặc điểm thích nghi với môi trường sống. a/ Vì sao thực vật ngập mặn khó hấp thu nước dù nước có sẵn rất nhiều xung quanh rễ của chúng? b/ Thực vật ngập mặn mang đặc điểm của cả cây chịu hạn và cây thủy sinh. Đó là những đặc điểm nào? Giải thích. Câu 3: Tại sao quang hợp quyết định năng suất cây trồng? Hãy đề xuất các biện pháp điều khiển quang hợp nhằm tăng năng suất cây trồng. Câu 4: Cho một cây C3 và một cây C4 vào chuông thuỷ tinh kín được cung cấp đủ CO 2, nước và đặt ngoài sáng. Theo lí thuyết, sau một thời gian khi nồng độ CO 2 trong chuông thuỷ tinh giảm dần thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích kết quả xảy ra? CH vận dụng cao Câu 5: Quan sát hình 1 mô tả thí nghiệm trong điều kiện chiếu sáng và cung cấp đủ khí cacbonic. Em hãy cho biết: a/ Thí nghiệm hình 1 mô tả hiện tượng gì ở thực vật? b/ Tại sao lại có bọt khí xuất hiện trong thí nghiệm và cho biết bọt khí đó là chất gì? Câu 6Một thí nghiệm được tiến hành như sau: (1) Chọn hai cây cùng loài, cùng chiều cao và độ tuổi (được đánh số 1 và 2). (2) Đặt hai cây trong tối 48 giờ. (3) Trên mỗi cây, chọn một vài lá có độ tuổi tương đương. Dùng băng giấy đen bọc kín một phần của hai mặt ở các lá đã chọn. (4) Chiếu vào chậu 1 bằng ánh sáng đơn sắc màu đỏ, còn chậu 2 chiếu bằng ánh sáng xanh tím trong 12 giờ. (5) Cắt lấy lá, gỡ bỏ băng giấy đen và xử lí các lá cho mất hoàn toàn màu xanh. (6) Ngâm các lá trong dung dịch iodine. a) Mục đích của thí nghiệm trên là gì? b) Giải thích vì sao khi ngâm các lá trong dung dịch iodine, cả hai lá đều chuyển sang màu xanh đen nhưng lá cây được chiếu ánh sáng đỏ có màu thẫm hơn? Câu 7: Tại sao lại không nên để cây cảnh trong phòng ngủ? Câu 8: Khi rễ cây bị ngập úng trong thời gian dài, cây trồng có biểu hiện như thế nào? Giải thích?
- -----------------------Hết-----------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 366 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn