Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3
lượt xem 2
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3
- TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NHÓM SINH HỌC Môn: SINH HỌC – LỚP 12 Năm học 2023-2024 (Đề cương gồm có 04 trang) I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 100%, tổng 40 câu. II. THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 phút. III. NỘI DUNG A. LÝ THUYẾT 1. Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND. - Khái niệm gen, đặc điểm gen cấu trúc. - Khái niệm mã di truyền, đặc điểm mã di truyền ( 3 bộ ba kết thúc, 1 bộ ba mở đầu). - Qúa trình nhân đôi AND: thời điểm xảy ra, cơ chế nhân đôi. * Một số công thức: 1. ADN(gen) gồm 2 mạch pôlinu ngược chiều: 3’-OH 5’-P (mạch gốc) 5’-P 3’-OH (mạch bổ sung) 2. Trong ADN ta luôn có: A=T ; G = X a. Công thức tính tổng số nucleotit: N = A+T+G+X = 2(A +G) (nu) b. Công thức tính %: %A + %G = 50%. c. Công thức tính chiều dài: LADN = .3,4(A0) d. Công thức tính chu ký xoắn AND: C = = (chu kỳ) e. Công thức tính liên kết hydro: H = 2A + 3G f. Tương quan nu trên 2 mạch ADN - Các nu trên 2 mạch: + A1=T2 + A2=T1 + G1=X2 + G2=X1 - Tổng nu các loại của gen với các nu trên 2 mạch : + A = A1 + A2 + T = T1 + T2 + G = G1 + G2 + X = X1 + X 2 - Phần trăm nu của gen với phần trăm nu trên 2 mạch : + %A = %T = + %G = %X = 3. Công thức trong quá trình tự sao (nhân đôi ADN) : a. Qua x lần nhân đôi thì tổng số ADN được tạo ra : 2x. b. Tổng số ADN con tương đương nguyên liệu môi trường cung cấp =(2x -1). c. Số ADN con chứa 2 mạch hoàn toàn mới qua x lần tự sao =(2x -2). 2. Bài 2. Phiên mã, dịch mã. - Khái niệm phiên mã, cơ chế phiên mã. - Phân loại các loại ARN.
- - Khái niệm dịch mã, cơ chế dịch mã. 3. Bài 3: Điều hòa hoạt động gen. - Khái niệm điều hòa hoạt động gen. - Các mức độ điều hòa ở nhân thực, nhân sơ. - Mô hình cấu trúc Operon Lac và cơ chế điều hòa của Operon Lac. 4. Bài 4. Đột biến gen - Khái niệm ĐB gen; khái niệm thể đột biến. - Đặc điểm của 3 dạng ĐBG: mất 1 cặp nu, thêm một cặp nu, mất 1 cặp nu. - Ý nghĩa của ĐBG. 5. Bài 5. NST và ĐB cấu trúc NST - Khái niệm NST; cấu trúc siêu hiển vi của NST. - Đặc điểm 4 dạng ĐB cấu trúc NST: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. 6. Bài 6. Đột biến số lượng NST * ĐB lệch bội: Thể 1 nhiễm, thể 3 nhiễm; các hội chứng bệnh liên quan đến ĐB lệch bội (ở người). * ĐB đa bội: - Tự đa bội: chỉ quan tâm thể tam bội (3n). - Dị đa bội: 2nA + 2nB * Ý nghĩa đột biến đa bội 7. Bài 8. Quy luật phân ly. - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Menđen; cơ sở tế bào học quy luật phân ly. 8. Bài 9. Quy luật phân ly độc lập: Cơ sở tế bào học quy luật phân ly, ý nghĩa quy luật phân ly độc lập. 9. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen. - Khái niệm tương tác gen? phân loại? - Khái niệm tác động đa hiêu của gen? ví dụ? 10. Di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân. - Khái niệm NST giới tính? Cơ sở tê bào xác định giới tính? - Đặc điểm di truyền gen trên NST X, Y, ngoài nhân? 11. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình. - Mối quan hệ giữa Gen và tính trạng? - Sự tương tác giữ kiểu gen và môi trường? - Khái niệm mức phản ứng? 12. Cấu trúc di truyền của quần thể. - Khái niệm quần thể? - Quần thể tự phối là gì? Đặc điểm? - Quần thể tự phối là gì? Đặc điểm? B. CÂU HỎI, BÀI TẬP MINH HỌA. Câu 1: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
- A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’ B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’ C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’ D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’ Câu 2: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về (1) Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia. (3) Thành phần tham gia. (4) Số lượng các đơn vị nhân đôi. (5) Nguyên tắc nhân đôi. Phương án đúng là : A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (4) D. (2), (3) và (5) Câu 3: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế A. giảm phân và thụ tinh B. nhân đôi ADN C. phiên mã D. dịch mã Câu 4: Từ 3 loại nicleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau? A. 27 B. 48 C. 16 D. 9 Số bộ ba khác nhau tạo từ 3 nucleotit khác nhau là: 3.3.3 = 27 Câu 5: Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN? A. Sử dụng đồng thười cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới. B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’ C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’ D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới Câu 6: Một gen gồm 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hidro, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleotit tự do mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là: A. A = T = 4200; G = X = 6300 B. A = T = 5600; G = X = 1600 C. A = T = 2100; G = X = 600 D. A = T = 4200; G = X = 1200 Câu 7: Một gen ở sinh vậy nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là: A. 100 B. 190 C. 90 D. 180 Câu 8: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. ADN polimeraza B. Ligaza C. Restrictaza D. ARN polimeraza Câu 9: Sự hoạt động đồng thời của nhiều riboxom trên cùng một phân tử mARN có vai trò A. làm tăng năng suất tổng hợp protein cùng loại B. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác C. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục D. làm tăng năng suất tổng hợp protein khác loại Câu 10: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’. (3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’. (4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, cặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:
- A. (1) → (4) → (3) → (2) B. (1) → (2) → (3) → (4) C. (2) → (1) → (3) → (4) D. (2) → (3) → (1) → (4) Câu 11: Sự điều hòa hoạt động của gen tổng hợp enzim phân giải lactozo của vi khuẩn E. coli diễn ra ở cấp độ nào? A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã. B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã. C. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã. D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau phiên mã. Câu 12: Mối tương quan giữa protein ức chế với vùng vận hành O được thể hiện như thế nào? A. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc. B. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, không diễn ra sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc. C. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, enzim phiên mã có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã nhóm gen cấu trúc. D. Khi môi trường có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc. Câu 13: Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì A. tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động B. tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng loạy hoạt động, có khi đồng loạt dừng C. chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động D. phần lớn các gen trong tế bào hoạt động Câu 14: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit. B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit. C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit. D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit. Câu 15: Sự khác nhau giữa đột biến và thể đột biến là: A. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. B. đột biến là do biễn đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen lặn tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp tử. C. đột biến luôn xảy ra ở sinh vật, còn thể đột biến chỉ có trong quá trình phân bào tạo ra các giao tử không tham gia thụ tinh. D. đột biến là do biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen ở trạng thái dị hợp. Câu 16: Cấu trúc của một nucleoxom gồm A. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon. B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phan tử histon. C. phân tử histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 nucleotit.
- D. 8 phân tử histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nucleotit Câu 17: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bằng A. 2nm B. 11nm C. 20nm D. 30nm Câu 18: Cho các cấu trúc sau: (1) Cromatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc. (5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nucleoxom. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng? A. (2) – (7) – (3) – (4) – (5) – (1) – (6) B. (3) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (6) C. (6) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (3) D. (3) – (1) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6) Câu 19: Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là A. ADN và prôtêin phi histon. B. ADN, ARN và prôtêin histon. C. ADN và prôtêin histon. D. ADN, ARN và prôtêin phi histon. Câu 20: Mức xoắn 1 của NST là: A. Sợi cơ bản, đường kính 11nm B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm C. Siêu xoắn, đường kính 300nm D. crômatic, đường kính 700nm Câu 21: Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chững Đao là A. thể một ở cặp NST 23, có 45 NST. B. thể ba ở cặp NST 21, có 47 NST. C. thể một ở cặp NST 21, có 45 NST. D. thể ba ở cặp NST 23, có 47 NST. Câu 22: Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng trong tế bào sinh dưỡng. Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp đột biến dạng thể một đơn? A. 12 B. 24 C. 15 D. 13 Câu 23: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội có bộ NST với số lượng bằng nhau trong tế bào là A. số lượng NST B. nguồn gốc NST C. hình dạng NST D. kích thước NST Câu 24: Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội? A. Sinh tổng hợp các chất mạnh B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt C. Thường gặp ở thực vật D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường Câu 25: Ở một loài sinh vật có 2n = 24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào của thể tam bội ở loài này là A. 36 B. 34 C. 23 D. 25 Câu 26: Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho các loại giao tử 2n là A. AAA, aaa. B. Aaa, Aa, aa. C. AA, aa. D. AA, Aa, aa. Câu 27: Phương pháp lai và phan tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước: (1) Đưa gải thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết. (2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vào tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3. (3) Tạo các dòng thuần chủng. (4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Trình tự đúng của các bước mà Menđen đã thực hiện là
- A. (2) → (3) → (4) → (1) B. (1) → (2) → (4) → (3) C. (3) → (2) → (4) → (1) D. (1) → (2) → (3) → (4) Câu 28: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào? A. Cho F1 lai phân tích B. Cho F2 tự thụ phấn C. Cho F1 giao phấn với nhau D. Cho F1 tự thụ phấn Câu 29: Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Phương thức tối ưu để tạo nên cây cà chua tứ bội AAaa là A. lai 2 cây lưỡng bội AAvàaa. B. lai 2 cây tứ bội AAaa vớinhau. C. tứ bội hóa cây lưỡngbộiAa. D. lai 2 cây lưỡng bội Aa vớinhau. Câu 30: Giả sử tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là: AaBbDd. Khi tế bào này giảm phân bình thường thì ở kì giữa giảm phân II người ta có thể gặp tế bào có thành phần gen là: A.AaBbDd. B.AaBBDd. C.AAbbDd. D.AAbbdd. Câu 31: Sự di truyền màu hoa ở một loài thực vật thể hiện qua phép lai P t/c hoa đỏ lai với hoa trắng F 1 thu được toàn hoa trắng. Lấy cây hoa trắng F 1 lai phân tích FB thu được tỉ lệ kiểu hình rút gọn 3 đỏ: 1 trắng. Theo lý thuyết, sự di truyền màu hoa tuân theo quy luật nào dưới đây? A.Phân li. B. Liênkết gen. C. Tương tác cộng gộp. D. Tương tác bổsung. Câu 32: Xét phép lai F1: AaBb x AaBb Kiểu gen nào trong 4 kiểu gen sau đây chiếm tỉ lệ thấp nhất ở F2? A.AABb. B.AaBb. C.AaBB. D.AABB. ………………HẾT……………..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn