intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: SINH HỌC 8. NĂM HỌC: 2021 – 2022 A/ Tự luận: Câu 1: Hãy chọn câu ở cột A tương ứng với câu ở cột B rồi điền vào cột trả lời: Cột A (Bào quan) Cột B (Chức năng) Đáp án a. Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản 1. Lưới nội chất 1+… phẩm trong hoạt động sống tế bào 2. Ti thể b. Nơi tổng hợp protein 2+… 3. Riboxom c. Tổng hợp và vận chuyển các chất 3+… 4. Bộ máy Gongi d. Tham gia quá trình phân chia tế bào 4+… e. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng 5. Trung thể 5 +…. năng lượng Câu 2: Phản xạ là gì? Cho ví dụ ­ Khái niệm: Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. ­ Ví dụ: Khi chạm tay vào bình nước nóng chúng ta sẽ lập tức rụt tay lại. Câu 3: Khi gặp người bị ngã gãy xương cách tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó ? Gặp người tai nạn gãy xương cẳng tay, ta sơ cứu và băng bó như sau : ­ Sư cứu : Đặt một nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. ­ Băng bó cố định : Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng từ trong ra cổ tay. Băng cần quấn chặt và làm dây đeo cẳng tay vào cổ. Câu 4: Tìm các từ hay cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống cho thích hợp: Kích thích, Cử động, Tự động, Co, Thần kinh. Tính chất của cơ là (1).............................và dãn. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương (2).....................................dẫn tới sự vận động của
  2. cơ thể. Cơ co khi có (3)..........................của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ (4)................................... Câu 5: Nêu những điểm cần chú ý để chống cong vẹo cột sống? ­ Không mang vác vật nặng quá sức ­ Không mang vác về một bên liên tục trong thời gian quá lâu ­ Giữ tư thế ngay ngắn khi ngồi học tập hay làm việc ­ Hạn chế đi giày cao gót Câu 6: Nêu các chu kì co dãn của tim? Tại sao tim hoạt động liên tục cả đời mà vẫn không mệt mỏi? Tim co dãn nhịp nhàng, mỗi phút co chừng 70 đến 75 lần. Mỗi chu kì tim có thời gian khoảng 0,8 giây bao gồm 3 pha: ­ Pha co tâm nhĩ: kéo dài 0,1 giây. ­ Pha co tâm thất: Kéo dài 0,3 giây. ­ Pha dãn chung: Kéo dài 0,4 giây. * Tim hoạt động cả đời liên tục mà không mệt vì: Mỗi chu kì co tim là 0,8 giây, trong đó pha nghỉ (dãn chung) là 0,4 giây, là thời gian đủ để cho cơ tim phục hồi lại hoàn toàn. Câu 7: Cho các cụm từ: liên tục, tim, rèn luyện, hệ mạch, huyết áp hãy điền vào chỗ trống câu sau đây Sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và ………..tạo ra………… trong mạch – sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn…….. và theo một chiều trong hệ mạch. Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn. Cần……… tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục, thể thao, xoa bóp. Câu 8: Chọn ĐÚNG/SAI trong những câu dưới đây và điền vào ô trống cuối câu 1. Người có chỉ số huyết áp 160/90 mmHg là bị huyết áp cao 2. Hemôglôbin trong hồng cầu khi kết hợp với oxi sẽ làm cho máu có màu đỏ thẫm
  3. 3. Người có nhóm máu O có thể nhận máu của tất cả các nhóm máu (O, A, B, AB) 4. Huyết thanh là huyết tương đã loại bỏ chất gây đông máu. B/ Trắc nghiệm: Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người? A. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí B. Màu đỏ hồng C. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán D. Hình đĩa, lõm hai mặt Câu 2: Môi trường trong của cơ thể gồm? A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể B. Máu, nước mô, bạch huyết C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể D. Máu, nước mô, bạch cầu Câu 3: Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào? A. Hemoerythrin C. Hemoglobin B. Hemoxianin D. Mioglobin Câu 4: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây? A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở con người? A. Xương lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng B. Lồi cằm xương mặt phát triển C. Xương cột sống hình vòm D. Cơ mông tiêu giảm
  4. Câu 6. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào? A. Axit axetic B. Axit malic C.Axit acrylic D. Axit lactic Câu 7. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của? A. Bạch cầu trung tính. C. Bạch cầu limphô T. B. Bạch cầu limphô B. D. Bạch cầu ưa kiềm. Câu 8: Loại cơ có khả năng co duỗi theo ý muốn là A. cơ vân. C. cơ tim. B. cơ vân và cơ trơn. D. cơ trơn. Câu 9: Vận tốc dẫn truyền xung thần kinh ở cơ thể người có thể đến A. 80m/s C. 120m/s B. 100m/s D. 140m/s Câu 10: Trong tế bào, nơi xảy ra quá trình tổng hợp protein là A. ti thể. C. bộ máy gôngi. B. ribôxôm. D. trung thể. Câu 11: So với người sống ở vùng đồng bằng, số lượng hồng cầu của người sống ở vùng núi cao thường A. cao hơn. C. thấp hơn nhiều. B. thấp hơn. D. bình thường, giống nhau. Câu 12: Người có nhóm máu O thì có thể truyền cho người có nhóm máu A. A C. AB B. B D. A, B, AB Câu 13: Thời gian tâm nhĩ co kéo dài khoảng A. 1 giây C. 0,1 phút B. 0,1 giây D. 0,01 giây Câu 14: Khả năng của cơ thể không bị mắc bệnh trở lại sau khi đã mắc bệnh thủy đậu 1 lần gọi là
  5. A. miễn dịch tự nhiên. C. miễn dịch nhân tạo. B. miễn dịch tập nhiễm. D. miễn dịch hoạt động. Câu 15: Trong cơ thể người, tế bào lớn nhất là A. tế bào sợi cơ. B. tế bào máu. C. tế bào xương. D. tế bào trứng. Câu 16: Xương dài nhất trong cơ thể người là A. xương cẳng chân. C. xương đùi. B. xương cánh tay. D. xương cẳng tay. Câu 17: Trên cơ thể người, nơi có nhiều khớp động là A. ở tay chân. B. ở mặt. C. ở các đốt sống. D. ở hộp sọ. Câu 18: Thành phần hóa học nào trong xương làm cho xương có tính mềm dẻo? A. Chất canxi B. Chất phốt pho C. Chất cốt giao D.Chất khoáng Câu 19: Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây ? A. Trạng thái thần kinh B. Màu sắc của vật cần di chuyển C. Nhịp độ lao động D. Khối lượng của vật cần di chuyển Câu 20: Khoang ngực của cơ thể người chứa A. ruột và gan. B. tim và phổi. C. dạ dày và lá lách. D. phổi và gan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2