intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Hòa Bắc, Di Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Hòa Bắc, Di Linh” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Hòa Bắc, Di Linh

  1. TRƯỜNG THCS HOÀ BẮC- TỔ TOÁN TIN TRƯỜNG THCS HOÀ BẮC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TỔ TOÁN - TIN MÔN TIN 9 – Năm học: 2024-2025 I. Lý thuyết Bài 1. Thế giới kĩ thuật số - Thiết bị được gắn bộ xử lí hiện diện xung quanh ta. Chúng giúp con người tự động hóa một phần hoạt động xử lí thông tin và xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội và đời sống, … - Máy tính có khả năng tính toán nhanh, bền bỉ, chính xác; lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn; kết nối toàn cầu với tốc độ cao. - Máy tính được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của khoa học kỹ thuật và đời sống. - Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, đem lại những thay đổi tích cực trong xã hội, trong đó có giáo dục. - Cần sử dụng công nghệ thông tin đúng cách để tránh những tác động tiêu cực đến cuộc sống. Bài 2. Thông tin trong giải quyết vấn đề - Thông tin là cơ sở để đưa ra các quyết định thông tin. Cần phải quan tâm đến chất lượng thông tin. khi tìm kiếm, tiếp nhận, trao đổi và sử dụng thông tin để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. - Chất lượng thông tin là yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả của việc giải quyết vấn đề. - Chất lượng thông tin được đánh giá thông qua tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được. Bài 3. Thực hành đánh giá chất lượng thông tin Bài 4. Một số vấn đề pháp lý thì sử dụng dịch vụ Internet ngoài các tác động tiêu cực, công nghệ kỹ thuật số còn có một số tác động tiêu cực lên đời sống con người và xã hội - Khi hoạt động trong môi trường số, sử dụng các dịch vụ Internet, người sử dụng cần có trách nhiệm, ứng xử lành mạnh, có văn hóa và không vi phạm pháp luật. - Khi hoạt động trong môi trường số, em cần cẩn trọng, tránh vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu, phần mềm và cảnh giác với các giao tiếp trên mạng. Đồng thời khi giao tiếp cũng luôn thể hiện là người có văn hóa, tôn trọng mọi người. II. Trắc nghiệm khách quan Câu 1. Máy tính có khả năng tính toán: A. Chậm và không chính xác C. Chỉ tính toán đơn giản B. Nhanh, bền bỉ và chính xác D. Chỉ sử dụng cho tính toán phức tạp Câu 2. Kết nối toàn cầu của máy tính cho phép: A. Chỉ liên lạc trong một khu vực nhỏ C. Kết nối chậm và không ổn định B. Tốc độ kết nối cao và truy cập thông tin nhanh D. Không có khả năng kết nối Câu 3. Máy tính có thể hỗ trợ trong lĩnh vực nào sau đây? A. Nấu ăn B. Phân tích dữ liệu khoa học C. Trồng cây D. Chơi thể thao Câu 4. Máy tính có thể lưu trữ dữ liệu với: A. Dung lượng nhỏ C. Không lưu trữ được dữ liệu B. Dung lượng lớn D. Chỉ lưu trữ văn bản Câu 5. Một ứng dụng thực tế của máy tính trong đời sống là: A. Đọc sách bằng giấy B. Quản lý tài chính cá nhân C. Đi bộ D. Đánh đàn Câu 6. Máy tính có thể xử lý dữ liệu nào? A. Chỉ âm thanh B. Chỉ hình ảnh C. Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video D. Không thể xử lý dữ liệu Câu 7. Máy tính giúp ích cho ngành y tế bằng cách: A. Chẩn đoán và điều trị bệnh C. Thực hiện phẫu thuật mà không cần chuyên gia B. Làm bác sĩ thay thế D. Viết báo cáo cho bệnh nhân Câu 8. Trong giáo dục, máy tính có thể được sử dụng để: 1
  2. TRƯỜNG THCS HOÀ BẮC- TỔ TOÁN TIN A. Tổ chức lớp học truyền thống C. Không có vai trò gì B. Cung cấp tài liệu học tập trực tuyến D. Tạo áp lực cho học sinh Câu 9. Một trong những ứng dụng của máy tính trong khoa học kỹ thuật là: A. Giúp tạo ra hình ảnh động C. Viết truyện cổ tích B. Mô phỏng các quá trình khoa học D. Tạo ra âm nhạc Câu 10. Một ứng dụng của máy tính trong công nghiệp là: A. Thay thế công nhân hoàn toàn C. Giảm năng suất B. Tự động hóa quy trình sản xuất D. Tăng chi phí sản xuất Câu 11.Máy tính có thể giúp trong việc nào sau đây? A. Tạo ra hình ảnh không chính xác C. Gây rối trong giao thông B. Phân tích và dự đoán xu hướng thị trường D. Thay thế hoàn toàn con người Câu 12. Máy tính có thể lưu trữ và truy xuất thông tin như thế nào? A. Chỉ khi có người can thiệp C. Chậm và không chính xác B. Nhanh chóng và hiệu quả D. Không có khả năng lưu trữ Câu 13. Máy tính giúp tăng tốc độ kết nối toàn cầu bằng cách nào? A. Sử dụng công nghệ mạng tiên tiến C. Tăng độ trễ trong truyền tải B. Giảm băng thông D. Không kết nối được Câu 14. Một trong những điểm mạnh của máy tính trong khoa học kỹ thuật là: A. Chỉ hỗ trợ trong các phép toán đơn giản B. Giúp giải quyết các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả C. Thay thế hoàn toàn công việc của con người D. Giảm tính chính xác trong nghiên cứu Câu 15. Máy tính có thể hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc: A. Viết báo cáo không có thông tin C. Giảm khả năng sáng tạo B. Phân tích và xử lý dữ liệu phức tạp D. Tạo ra thông tin sai lệch Câu 16. Bộ xử lý thông tin có thể được tìm thấy trong thiết bị nào dưới đây trong gia đình? A. Tủ lạnh B. Bàn ăn C. Khăn tắm D. Đèn cầy Câu 17. Trong trường học, thiết bị nào sau đây có thể có bộ xử lý thông tin? A. Sân chơi B. Máy chiếu đa năng C. Cái bàn D. Sách giáo khoa Câu 18. Trong ngành ngân hàng, bộ xử lý thông tin thường được tích hợp trong thiết bị nào? A. Máy tính B. ATM (máy rút tiền tự động) C. Sổ tiết kiệm D. Bảng kê thu chi Câu 19. Trong lĩnh vực hàng không, thiết bị nào sử dụng bộ xử lý thông tin để quản lý chuyến bay? A. Ghế ngồi trên máy bay C. Cửa ra vào máy bay B. Hệ thống điều khiển không lưu D. Đèn báo hiệu Câu 20. Bệnh viện sử dụng thiết bị nào có bộ xử lý thông tin để hỗ trợ trong quá trình khám bệnh? A. Bảng thông báo C. Giường bệnh B. Máy điện tâm đồ (ECG) D. Băng gạc Câu 21. Trong lĩnh vực y tế, thiết bị nào sau đây có bộ xử lý thông tin để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân? A. Đồng hồ báo thức B. Máy siêu âm C. Băng gạc D. Giường bệnh Câu 22. Máy tính có thể được sử dụng trong lĩnh vực nào sau đây để hỗ trợ nghiên cứu và học tập? A. Toán học B. Sinh học C. Khoa học máy tính D. Tất cả đều đúng Câu 23. Thiết bị nào dưới đây thường được sử dụng trong các công sở có gắn bộ xử lý thông tin? A. Máy in B. Ghế làm việc C. Bảng trắng D. Kệ tài liệu Câu 24. Một thông tin được coi là chất lượng khi nào? A. Khi nó được chia sẻ rộng rãi. C. Khi nó có nhiều từ ngữ phức tạp. B. Khi nó chính xác, đáng tin cậy và cập nhật. D. Khi nó đến từ một nguồn ngẫu nhiên. Câu 25. Khi tiếp nhận thông tin từ Internet, người dùng cần chú ý điều gì nhất? A. Tốc độ tải trang. C. Màu sắc của trang web. B. Nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin. D. Số lượng quảng cáo trên trang. 2
  3. TRƯỜNG THCS HOÀ BẮC- TỔ TOÁN TIN Câu 26. Tại sao chất lượng thông tin lại quan trọng trong việc tìm kiếm thông tin? A. Nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức. C. Nó chỉ ảnh hưởng đến việc đọc sách. B. Nó không quan trọng. D. Nó làm tăng khối lượng thông tin. Câu 27. Chất lượng thông tin ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân và tổ chức như thế nào? A. Không ảnh hưởng gì cả. B. Giúp đưa ra quyết định chính xác và hợp lý hơn. C. Tăng độ mơ hồ trong quyết định. D. Làm cho quyết định trở nên khó khăn hơn. Câu 28. Khi nào thông tin có thể trở thành sai lệch? A. Khi được cung cấp từ một nguồn đáng tin cậy. B. Khi không được kiểm chứng và cập nhật thường xuyên. C. Khi được truyền đạt một cách chính xác. D. Khi thông tin không có lỗi chính tả. Câu 29. Ví dụ nào sau đây minh hoạ cho sự cần thiết phải kiểm tra chất lượng thông tin? A. Chia sẻ một bài viết trên mạng xã hội mà không kiểm tra nguồn. B. Đọc sách từ thư viện. C. Xem tin tức từ một kênh truyền hình uy tín. D. Hỏi ý kiến bạn bè trước khi quyết định. Câu 30. Chất lượng thông tin trong giao tiếp có vai trò gì? A. Giúp hiểu nhầm và xung đột. B. Tạo ra sự tin tưởng và hiệu quả trong giao tiếp. C. Không quan trọng trong giao tiếp. D. Chỉ cần có nội dung hấp dẫn. Câu 31. Chất lượng thông tin có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực nào? A. Chỉ trong giáo dục. B. Tất cả các lĩnh vực như y tế, kinh doanh, và nghiên cứu. C. Chỉ trong truyền thông. D. Không ảnh hưởng đến bất kỳ lĩnh vực nào. Câu 32. Một người nên làm gì khi nhận thông tin từ một nguồn không quen thuộc? A. Tin ngay lập tức mà không cần kiểm tra. B. Phân tích và xác minh thông tin trước khi sử dụng. C. Chia sẻ ngay với bạn bè. D. Bỏ qua và không cần quan tâm. Câu 33. Tại sao việc cập nhật thông tin là cần thiết? A. Để giữ cho thông tin luôn mới mẻ và chính xác. C. Để tăng cường sự hiểu lầm. B. Để tạo thêm nhiều thông tin không cần thiết. D. Để giảm thiểu số lượng thông tin. Câu 34. Thông tin nào sau đây có thể dẫn đến hiểu lầm nếu không được kiểm chứng? A. Một báo cáo nghiên cứu từ một tạp chí khoa học uy tín. B. Một bài đăng trên mạng xã hội không rõ nguồn gốc. C. Một cuốn sách từ một tác giả nổi tiếng. D. Một chương trình truyền hình tài liệu. Câu 35. Làm thế nào để đánh giá chất lượng của một nguồn thông tin? A. Chỉ cần xem xét vẻ ngoài của trang web. B. Kiểm tra tác giả, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin. C. Tin tưởng vào cảm nhận cá nhân. D. Không cần phải kiểm tra gì cả. Câu 36. Khi tìm kiếm thông tin y tế, người dùng cần chú ý điều gì? A. Nội dung hấp dẫn của bài viết. C. Thời gian bài viết được đăng. B. Nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin. D. Số lượng người bình luận. Câu 37. Việc đánh giá chất lượng thông tin có thể giúp: 3
  4. TRƯỜNG THCS HOÀ BẮC- TỔ TOÁN TIN A. Tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm thông tin chính xác. B. Tăng sự hoang mang cho người nhận. C. Làm tăng khối lượng thông tin không cần thiết. D. Không có ảnh hưởng gì đến người sử dụng. Câu 38. Ví dụ nào sau đây minh hoạ cho sự quan trọng của chất lượng thông tin trong doanh nghiệp? A. Sử dụng thông tin từ một báo cáo tài chính đã cũ. B. Cập nhật thông tin từ các báo cáo mới nhất để đưa ra quyết định. C. Để thông tin không được kiểm tra. D. Chỉ dựa vào thông tin từ một nhân viên không có kinh nghiệm. Câu 39. Theo nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, người sử dụng dịch vụ phải: A. Được phép truy cập mọi trang web B. Sử dụng dịch vụ theo quy định pháp luật và tôn trọng bản quyền C. Tự do phát tán mọi nội dung mà không bị ràng buộc D. Không có nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân Câu 40. Luật Công nghệ thông tin của Việt Nam được ban hành nhằm: A. Bảo vệ quyền lợi của các nhà cung cấp dịch vụ B. Quản lý, sử dụng và phát triển công nghệ thông tin C. Thúc đẩy các hoạt động giải trí trên Internet D. Quy định giá trị của tiền ảo trên Internet Câu 41. Khía cạnh pháp lý nào liên quan đến việc sở hữu thông tin số? A. Thông tin số không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai B. Thông tin số được bảo vệ theo luật sở hữu trí tuệ C. Thông tin số có thể sao chép và sử dụng mà không có ràng buộc D. Sở hữu thông tin số không liên quan đến pháp luật Câu 42. Việc vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị xử lý theo quy định nào? A. Luật Sở hữu trí tuệ B. Luật Giáo dục C. Luật Giao thông D. Luật Xây dựng Câu 43. Người sử dụng dịch vụ Internet có quyền gì liên quan đến thông tin cá nhân của mình? A. Tự do trao đổi thông tin cá nhân mà không cần bảo mật B. Quyền bảo vệ và yêu cầu bảo mật thông tin cá nhân C. Bắt buộc công khai thông tin cá nhân khi truy cập mạng D. Không có quyền gì với thông tin cá nhân trên Internet Câu 44. Theo quy định pháp luật, hành vi phát tán thông tin xấu, độc trên Internet sẽ bị: A. Phạt cảnh cáo và không có hình phạt khác B. Phạt tiền hoặc xử lý hình sự tuỳ mức độ vi phạm C. Tự do phát tán thông tin mà không bị xử lý D. Chỉ bị nhắc nhở mà không bị phạt Câu 45. Theo luật Công nghệ thông tin, việc sao chép và phát tán thông tin không bản quyền có thể bị: A. Miễn trách nhiệm C. Được tự do thực hiện B. Xử lý hành chính hoặc hình sự D. Chỉ bị phạt nếu là thông tin quan trọng Câu 46. Một trong những tác động tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số đối với đời sống con người là gì? A. Giúp tăng cường kết nối xã hội C. Tăng cường giáo dục và học tập B. Giảm tương tác trực tiếp giữa con người D. Giảm chi phí cho các dịch vụ y tế Câu 47. Luật nào bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm được công bố trên Internet? A. Luật Giao thông C. Luật Sở hữu trí tuệ B. Luật Bảo vệ môi trường D. Luật Quốc phòng Câu 48. Hành vi nào sau đây được coi là vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số? 4
  5. TRƯỜNG THCS HOÀ BẮC- TỔ TOÁN TIN A. Chia sẻ thông tin có nguồn gốc rõ ràng B. Phát tán phần mềm độc hại để đánh cắp dữ liệu C. Trao đổi thông tin hợp pháp qua email D. Sử dụng dịch vụ học trực tuyến Câu 49. Tác động tiêu cực nào của công nghệ số có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người? A. Giảm thiểu các bệnh mãn tính C. Giúp con người thư giãn B. Gây ra tình trạng căng thẳng và rối loạn giấc ngủ D. Tăng cường sức khỏe thể chất Câu 50. Một trong những tác động xã hội tiêu cực của việc lạm dụng công nghệ kỹ thuật số là: A. Tăng cường sự đoàn kết cộng đồng B. Gây ra sự phụ thuộc quá mức vào thiết bị điện tử C. Giúp phát triển kinh tế địa phương D. Tăng hiệu quả trong quản lý và điều hành công việc Câu 51. Hành vi nào dưới đây được xem là thiếu văn hóa trong môi trường số? A. Thảo luận và chia sẻ ý kiến một cách xây dựng B. Tấn công cá nhân và xúc phạm người khác trên mạng C. Hỗ trợ người khác tìm kiếm thông tin hữu ích D. Chia sẻ kiến thức công nghệ với cộng đồng III. Tự luận Câu 52. Em hãy nêu một số khả năng của máy tính mà nhờ đó máy tính có thể hỗ trợ con người một cách đắc lực trong cuộc sống Câu 53. Em hãy nêu những tác động của công nghệ thông tin lên giáo dục và xã hội. Nêu ví dụ. Câu 54. Hãy nêu các tiêu chí đánh giá chất lượng của thông tin. Nêu ví dụ cụ thể đánh giá chất lượng thông tin dựa trên 4 tiêu chí? Câu 55. Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số? Câu 56. Em hãy nêu một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá trong môi trường số? 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2