Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
lượt xem 1
download
Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
- 1 TRƯỜNG THCS VĂN QUÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 TỔ KHTN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN TIN HỌC LỚP 9 KNTT A – LÝ THUYẾT Ôn tập các bài học sau: Bài 1 đến bài 4 – Sách giáo khoa Tin học 9 - KNTTCS. I. TRẮC NGHIỆM: CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG Bài 1. Thế giới kĩ thuật số Câu 1. Trong đô thị, thiết bị nào sau đây được gắn bộ xử lí thông tin để điều khiển việc lưu thông, giúp cho các phương tiện trên đường phố di chuyển một cách có trật tự? A. Xe ô tô tự lái. B. Đèn giao thông. C. Camera an ninh. D. Biển báo giao thông. Câu 2. Loại đồng hồ nào sau đây được gắn bộ xử thông tin? A. Đồng hồ quả lắc, chạy bằng dây cót. B. Đồng hồ đeo tay không dùng pin. C. Đồng hồ thông minh. D. Đồng hồ quartz (thạch anh). Câu 3. Thiết bị nào sau đây không được gắn bộ xử lý thông tin? A. Máy giặt. B. Máy rửa bát. C. Robot hút bụi. D. Máy khoan cầm tay. Câu 4. Những thiết bị có gắn bộ xử lý thông tin như tivi, máy giặt, lò vi sóng, tủ lạnh, máy rửa bát,... thường được sử dụng ở đâu? A. Trong gia đình. B. Trong công xưởng. C. Trong bệnh viện. D. Trong trường học. Câu 5. Những thiết bị có gắn bộ xử lý thông tin như máy đo huyết áp tự động, thiết bị giám sát sức khỏe, thiết bị chẩn đoán hình ảnh,... thường được sử dụng trong lĩnh vực nào? A. Trong nông nghiệp. B. Trong công nghiệp. C. Trong y tế. 1
- 2 D. Trong giáo dục. Câu 6. Em hãy tìm hiểu và cho biết dữ liệu đầu ra của một chiếc điều khiển từ xa của tivi, đồng thời là đầu vào của chiếc tivi đó là gì. A. Một chùm sáng hẹp song song. B. Một chùm sáng không song song. C. Dãy bit dưới dạng tín hiệu hồng ngoại. D. Dãy bit dưới dạng tín hiệu sóng âm. Câu 7. Những đặc điểm nào là ưu điểm, thể hiện khả năng của máy tính? A. Tính toán nhanh, lưu trữ lâu dài, kết nối an toàn. B. Tính toán nhanh, lưu trữ lớn, kết nối toàn cầu. C. Tưởng tượng phong phú, lưu trữ lớn, kết nối toàn cầu. D. Tưởng tượng phong phú, lưu trữ lớn, kết nối an toàn. Câu 8. Cụm từ nào sau đây được sử dụng để chỉ hệ thống máy tính mạnh mẽ về cả tốc độ tính toán và độ lớn của dữ liệu được xử lý, được chế tạo bằng cách sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất về cả phần cứng và phần mềm? A. Máy tính hiệu năng cao. B. Trí tuệ nhân tạo. C. Máy tính lớn. D. Siêu máy tính. Câu 9. Bằng cách nào công nghệ thông tin có những tác động mạnh mẽ đối với giáo dục? A. Giúp cho việc chuyển giao và tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng. B. Động viên, khuyến mọi người tham gia vào xã hội học tập. C. Hỗ trợ tính toán nhanh chóng và chính xác, không cần tính nhẩm. D. Giúp cho việc đánh giá kết quả học tập trở nên công bằng hơn. Câu 10: Phương án nào sau đây không phải là tác động tích cực khi sử dụng thư điện tử? A. Giảm bớt sự phụ thuộc vào không gian và thời gian. B. Dễ dàng tiếp cận thông tin. C. Chứa nhiều nội dung thông tin trong một lần gửi. D. Thông tin được bảo mật. Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai? A. Máy tính được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của khoa học kĩ thuật và đời sống. B. Nhiều dữ liệu hiện có trên Internet là miễn phí. C. Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực đến con người và xã hội nhiều hơn so với tác động tích cực. 2
- 3 D. Cần sử dụng công nghệ thông tin đúng cách để tránh những tác động tiêu cực đến cuộc sống. Câu 12: Phương án nào sau đây không phải là tác động tích cực của công nghệ thông tin lên giáo dục? A. Rút ngắn khoảng cách, kết nối con người nhanh chóng. B. Cổ vũ thái độ sống tích cực. C. Mở rộng phạm vi tiếp cận giáo dục. D. Dễ dàng chia sẻ kiến thức, kĩ năng. Câu 13: Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực như thế nào đến sức khoẻ thể chất của con người? A. Khiến con người trở nên thụ động. B. Gây giảm thị lực. C. Giảm tương tác giữa người với người. D. Thông tin giả tràn lan. Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai? A. Công nghệ thông tin được con người sử dụng để khám phá tri thức mới, kết nối cá nhân với thế giới, hỗ trợ họ trong học tập và lao động. B. Công nghệ thông tin giúp con người dễ dàng chuyển giao và tiếp cận thông tin. C. Ngày nay, mọi người có thể bổ sung sự hiểu biết của mình về bất kì lĩnh vực nào, ở mọi nơi và vào mọi lúc bằng cách sử dụng Internet. D. Công nghệ thông tin không có tác động tiêu cực đến sức khoẻ thể chất của con người. Câu 15: Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong thương mại? A. Máy chiếu trong lớp học. B. Máy chụp X-quang. C. Hệ thống thanh toán trong siêu thị. D. Hệ thống phun tưới vận hành tự động. Câu 16: Robot lắp ráp là thiết bị có gắn bộ xử lí được sử dụng trong lĩnh vực nào? A. Công nghiệp. B. Giao thông. C. Xây dựng. D. Giải trí. Câu 17: Phương án nào sau đây là ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực y tế? A. Mô phỏng dòng chảy của chất lỏng. B. Chẩn đoán bệnh. 3
- 4 C. Điều khiển ô tô tự động lái. D. Dự báo thời tiết. Câu 18: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giải trí? A. Nghe nhạc. B. Xem phim. C. Đọc truyện. D. Nấu ăn. Câu 19: Máy tính không có khả năng nào sau đây? A. Kết nối toàn cầu với tốc độ cao. B. Lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn. C. Cảm thụ văn học. D. Tính toán nhanh. Câu 20: Công nghệ thông tin tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? A. Tạo ra thông tin sai lệch và tin tức giả mạo. B. Rác thải từ những sản phẩm công nghệ lỗi thời. C. Tăng nguy cơ thất nghiệp. D. Bạo lực mạng. Câu 21: Biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ thông tin đến sức khoẻ thể chất của con người là A. cẩn trọng khi chia sẻ thông tin trên Internet và mạng xã hội. B. rèn luyện các kỹ năng tìm kiếm và đánh giá độ tin cậy của các thông tin nhận được. C. cập nhật các thông tin về tiến bộ công nghệ. D. dành thời gian giao lưu với người thân, bạn bè, chơi thể thao, tham gia các hoạt động ngoại khoá, … Câu 22: Thiết bị bay không người lái để gieo hạt giống, phun thuốc trừ sâu,… là thiết bị có gắn bộ xử lí được sử dụng trong lĩnh vực nào? A. Giao thông. B. Sinh học. C. Nông nghiệp. D. Công nghiệp. Câu 23: Trong y tế, máy tính giúp chẩn đoán hình ảnh như thế nào? A. Dựa trên hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể đo được tương đối chính xác kích thước các tạng đặc trong ổ bụng (gan, lách, thận, tuỵ,…) và phát hiện các khối bất thường nếu có. 4
- 5 B. Dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ hạt nhân, bác sĩ xác định được một số bệnh lí ở sọ não. C. Dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp, bác sĩ xác định chính xác hơn các hình thái và các khối bất thường trong cơ thể. D. Dựa trên hình ảnh X-quang, bác sĩ có thể xác định cấu trúc, kích thước các buồng tim, van tim và các mạch máu lớn. Câu 24: Kính viễn vọng không gian Hubble là ứng dụng của máy tính trong nghiên cứu A. vật lí. B. vũ trụ. C. giao thông. D. hoá học. Câu 25: “Não của chúng ta hoạt động ít dần vì sự xuất hiện của công nghệ cao”, nhà thần kinh học Michael Merzenich cho biết trong cuốn sách “The Shallows: What The Internet Is Doing To Our Brains”, cảnh báo tác động của công nghệ đối với trí thông minh của con người, nguy hiểm tới mức không tưởng. Vậy theo em, công nghệ thông tin tác động lên não của chúng ta như thế nào? A. Đạo đức suy giảm. B. Tỉ lệ thất nghiệp tăng. C. Chênh lệnh giàu nghèo ngày càng lớn. D. Giảm độ tập trung. CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN Bài 2. Thông tin trong giải quyết vấn đề Câu 1. KOL là thuật ngữ viết tắt của key Opinion Leader có nghĩa là người dẫn dắt dư luận chủ chốt hay người có ảnh hưởng. Khi em thấy một KOL quảng cáo sản phẩm trên mạng, em sẽ ứng xử thế nào? A. Chia sẻ thông tin với người thân vì KOL là một nguồn tin đáng tin cậy. B. Sử dụng sản phẩm vì KOL là một đảm bảo cho sản phẩm đã qua kiểm định. C. Cân nhắc, đánh giá chất lượng thông tin trước khi sử dụng sản phẩm. D. Không sử dụng và cảnh báo người thân về nguồn tin kém chất lượng. Câu 2. Cụm từ nào sau đây gần nghĩa nhất với thông tin có chất lượng cao? A. Thông tin đáng tin cậy. B. Thông tin chính xác. C. Thông tin đầy đủ. D. Thông tin hữu ích. 5
- 6 Câu 3. Thông tin chính xác có thể mô tả như thế nào? A. Thông tin có nguồn gốc xác định và nguồn tin có đủ thẩm quyền đối với thông tin được nêu. B. Thông tin đúng đắn, có kiểm chứng được, đủ cụ thể so với vấn đề cần giải quyết. C. Thông tin được cập nhật, được thu thập đúng lúc, kịp thời để giải quyết vấn đề đặt ra. D. Thông tin về mọi khía cạnh của sự kiện, cho phép nhìn nhận sự kiện một cách toàn diện. Câu 4. Trong một cuộc thi rung chuông vàng, câu hỏi được ra là: “Để duy trì sự sống, con người, động vật và thực vật cần những điều kiện gì?”. Câu trả lời nào sau đây đáp ứng đúng nội dung của câu hỏi đó? A. Động vật có thể di chuyển, có hệ thần kinh, có giác quan và tế bào không có thành xenlulo. B. Con người, động vật, thực vật đều có cấu tạo từ tế bào, có khả năng lớn lên và sinh sản. C. Con người, động vật, thực vật đều cần không khí, nước, thức ăn, ánh sáng để duy trì sự sống. D. Con người, động vật, thực vật đều cần dùng chất hữu cơ để nuôi lớn cơ thể và sinh sản. Câu 5. Nhà quản lí căn cứ vào danh sách nhân viên vắng mặt không lý do trong một ngày cụ thể để đánh giá về sự chuyên cần và thái độ làm việc của nhân viên. Thông tin mà nhà quản lí sử dụng đã vi phạm yếu tố nào của chất lượng thông tin trong đánh giá nhân viên? A. Tin mới. B. Tính chính xác. C. Tính đầy đủ. D. Tính sử dụng được. Lớp em cần chuẩn bị tư liệu cho Triển lãm tin học. Các bạn đặt ra một số câu hỏi để cùng nhau kiểm tra chất lượng của thông tin tìm kiếm được. (dùng cho Câu 6, 7, 8, 9, 10,11) Câu 6. Em hãy cho biết câu hỏi: “Thông tin có đáp ứng đúng những yêu cầu của triển lãm mà chúng ta đã đề ra không?” được sử dụng để kiểm tra tiêu chí nào của chất lượng thông tin. A. Tin mới. B. Tính chính xác. C. Tính đầy đủ. D. Tính sử dụng được. Câu 7 . Em hãy cho biết câu hỏi: “Trong văn bản có chứa bất kỳ một lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào hay không?” được sử dụng để kiểm tra tiêu chí nào của chất lượng thông tin. A. Tin mới. B. Tính chính xác. C. Tính đầy đủ. D. Tính sử dụng được. 6
- 7 Câu 8. Em hãy cho biết câu hỏi: “Thông tin được công bố khi nào?” được sử dụng để kiểm tra tiêu chí nào của chất lượng thông tin A. Tinh mới. B. Tính chính xác. C. Tính đầy đủ. D. Tính sử dụng được. Câu 9. Em hãy cho biết câu hỏi vấn đề đang cần giải quyết: “Còn điều gì chúng ta chưa biết về vấn đề đang cần giải quyết?” nhằm kiểm tra tiêu chí nào của chất lượng thông tin? A. Tin mới. B. Tính chính xác. C. Tính đầy đủ. D. Tính sử dụng được. Câu 10. Câu hỏi: “Thông tin có cụ thể, chi tiết và đúng với những gì đã xảy ra hay không?” được sử dụng để kiểm tra tiêu chí nào của chất lượng thông tin? A. Tin mới. B. Tính chính xác. C. Tính đầy đủ. D. Tính sử dụng được. Câu 11. Câu hỏi: “Thông tin được công bố khi nào? Lần cập nhật gần đây nhất được thực hiện khi nào?” được sử dụng để kiểm tra tiêu chí nào của chất lượng thông tin? A. Tinh mới. B. Tính chính xác. C. Tính đầy đủ. D. Tính sử dụng được. Câu 12: Chọn phát biểu đúng về vai trò của chất lượng thông tin A. Giúp chúng ta có thể đưa ra quyết định đúng đắn B. Giúp chúng ta biết được nguồn gốc của chất lượng thông tin C. Giúp chúng ta biết được nội dung của thông tin D. Giúp chúng ta dễ dàng tiếp nhận thông tin Câu 13. Hãy ghép mỗi câu hỏi với tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin tương ứng mà câu hỏi đó được sử dụng để kiểm tra. Câu hỏi Tiêu chí 1) Liệu thông tin có lỗi thời với vấn đề cần giải quyết hay không a) Tính mới 2) Thông tin có phù hợp với yêu cầu không? Nó có quá sơ sài b) Tính chính xác hay quá phức tạp không? 3) Thông tin có thống nhất với những gì chúng ta đã biết không? c) Tính đầy đủ Có xảy ra mâu thuẫn nào không? 7
- 8 4) Các câu hỏi sau khi được trả lời hết chưa? “Đó là vấn đề gì? d) Tính sử dụng được Xảy ra ở đâu? Khi nào? Liên quan đến ai? Vấn đề đó đã xảy ra như thế nào? Tại sao xảy ra điều đó?” CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ Bài 4. Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet Câu 1. Phương án không nói về tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số tới đời sống con người và xã hội. A. Quyền riêng tư dễ bị ảnh hưởng B. Dữ liệu tài khoản ngân hàng bị đánh cắp. C. Giao dịch trong thương mại tăng nhanh nhờ ứng dụng ngân hàng số. D. Ô nhiễm do rác thải từ những thiết bị công nghệ số lỗi thời. Câu 2. Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến đời sống con người? A. Nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà. B. Truy cập mạng xã hội trong nhiều giờ. C. Thường xuyên sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để làm báo cáo. D. Vừa ăn vừa xem video trên trang YouTube. Câu 3. Phương án nào sau đây là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến xã hội? A. Thông tin cá nhân của con người được số hóa. B. Sử dụng thiết bị số liên tục trong thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của lớp trẻ. C. Gia tăng ô nhiễm môi trường. D. Làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp. Câu 4. Hành động nào sau đây không vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa? A. Tải về một hình ảnh trên Internet khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu và sử dụng như là của mình. B. Sử dụng ngôn ngữ phản cảm khi giao tiếp trên mạng xã hội. C. Chúc mừng sinh nhật bạn trên mạng xã hội. D. Đăng hình ảnh, video bôi nhọ, xúc phạm tập thể hoặc cá nhân lên mạng. Câu 5. Hành vi nào sau đây khi hoạt động trong môi trường số không vi phạm pháp luật trái đạo đức, thiếu văn hóa? A. Đăng bài hoặc bình luận gây mâu thuẫn vùng miền. B. Quảng cáo bán hàng, hóa đơn bị cấm. C. Sử dụng trái phép tài khoản mạng của tổ chức và cá nhân khác. D. Chia sẻ thông tin về lớp học ngôn ngữ lập trình trực tuyến. 8
- 9 Câu 6. Em hãy cho biết cách nào sau đây không giúp em tránh được các tác động tiêu cực khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số? A. Không sử dụng thiết bị số trong thời gian dài và liên tục. B. Không xem các video phản cảm. C. Giảm thời gian dùng điện thoại để nói chuyện với gia đình. D. Tham gia luyện tập thể dục thể thao. Câu 7. Hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B để được câu chỉ tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số. A B 1) Truy cập mạng xã hội nhiều a) làm tăng nguy cơ thất nghiệp. 2) Thông tin cá nhân b) có thể bị đánh cắp. 3) Dữ liệu số trong máy tính c) có thể bị lợi dụng để lừa đảo. 4) Tự động hóa phát triển d) có thể gây nghiện, mất ngủ. Câu 8. Hành vi nào sau đây không được coi là vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá? A. Giả danh người khác để đăng tin thu hút sự chú ý. B. Sử dụng phần mềm không có bản quyền. C. Viết bài giới thiệu về trường học. D. Tham gia đánh bạc trực tuyến. Câu 9. Em có lời khuyên người thân thế nào khi sử dụng điện thoại thông minh vào mạng internet A. Không kết bạn tràn lan trên mạng xã hội B. Không tích vào đường link lạ C. Không sử dụng những phần mềm mà mình không biết rõ D. Tất cả các đáp án trên Câu 10 . Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến đời sống con người? A. Nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà. B. Truy cập mạng xã hội trong nhiều giờ. C. Thường xuyên sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để làm báo cáo D. Vừa ăn vừa xem video trên trang YouTube. Câu 11. Em hãy cho biết những cách nào sau đây giúp em tránh được các tác động tiêu cực khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số? A. Không sử dụng thiết bị số trong thời gian dài và liên tục. B. Tham gia luyện tập thể dục thể thao. C. Giảm thời gian dùng điện thoại để nói chuyện với gia đình. D. Tất cả các đáp án trên Câu 12. Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua khi nào? 9
- 10 A. Năm 2016 B. Năm 2017 C. Năm 2018 D. Năm 2019 Câu 13 Luật An ninh mạng gồm những nội dung cơ bản nào A. Quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; B. Quy định vê trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. C. Ghi rõ các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng. D. Tất cả các đáp án trên Câu 14. Em cần phải làm gì khi sử dụng interrnet A. Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về thông tin số B. Bảo đảm sử dụng không gian mạng có trách nhiệm, có đạo đức và văn hóa C. Không được có hành vi vi phạm pháp luật. D. Tất cả các đáp án trên Câu 15. Khi phát hiện những hành vi xấu của bạn mình trên mạng internet em sẽ làm gì A. Giữ kín B. Khuyên bảo bạn dừng ngay việc làm xấu C. Báo cáo ngay với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời ngăn bạn làm việc xấu D. Không quan tâm Câu 16. Khi em bị bắt nạt, đe dọa trên mạng internet em sẽ làm gì A. Giữ kín B. Làm theo yêu cầu của đối tượng bắt nạt C. Báo cáo ngay với giáo viên chủ nhiệm hoặc bố mẹ D. Chia sẻ với bạn bè Câu 17. Để tránh các vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số, cần lưu ý: A. Tìm hiểu thông tin, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. B. Chỉ sử dụng những sản phẩm số khi có sự cho phép của tác giả hoặc có bản quyền sử dụng. C. Hầu hết thông tin trên Internet là có bản quyền. D. Tất cả đáp án trên. Câu 18. Một số người có thói quen chụp ảnh, quay phim những gì họ gặp phải trong cuộc sống thường ngày và chia sẻ lên mạng xã hội. Theo em, thói quen này có thể dẫn tới vấn đề nghiêm trọng gì? A. Người xem thờ ơ, không quan tâm nữa vì cảm thấy rắc rối. B. Người xem cảm thấy bị phiền vì thông tin hiện lên quá nhiều. C. Khi quay phim, chụp ảnh có thể có hình ảnh của người khác, nếu không được sự đồng ý, cho phép thì người chụp ảnh, quay phim có thể bị kiện bởi hành vi đó là vi phạm pháp luật. D. Tất cả đáp án trên. 10
- 11 Câu 19: Để phòng tránh virus, chúng ta nên tuân thủ thực hiện đúng việc nào sau đây? A. Không truy cập Internet B. Định kỳ quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus C. Mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử gửi từ địa chỉ lạ D. Chạy các chương trình tải từ Internet về Câu 20: Khi sử dụng máy tính để truy cập Internet và thực hiện tra cứu điểm thi trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là dịch vụ nào của Internet? A. Thư điện tử B. Trò chuyện trực tuyến C. Khai thác thông tin trên web D. Thương mại điện tử Câu 21: Khi muốn mua máy tính em truy cập internet để biết thông tin về các loại máy tính hiện có trong các cửa hàng cùng với giá của chúng. Như vậy em đã sử dụng dịch vụ nào trên internet? A. Trò chuyện trực tuyến B. Thư điện tử C. Thương mại điện tử D. Truyền tệp II. TỰ LUẬN (10 câu) Câu 1. Hãy tưởng tượng các hoạt động xung quanh em sẽ thay đổi như thế nào khi một ngày các bộ xử lí biến mất, các thiết bị được gắn bộ xử lí không hoạt động nữa? Câu 2. Em hãy kể một ví dụ về kiến thức, kĩ năng hoặc nội dung thú vị, có ý nghĩa mà em học được từ nguồn thông tin trên internet. Câu 3. Trong khi tìm thông tin về các trường THPT, bạn An đã không để ý đến thời gian đăng kí nguyện vọng dự thi và xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập. Theo em: a) Sơ suất này vi phạm tiêu chí về chất lượng thông tin? b) Điều đó có thể dẫn đến khó khăn gì cho bạn An? Câu 4. Để chuẩn bị cho chuyến tham quan một nông trại, An gọi đến số điện thoại liên lạc được cung cấp trên trang web của nông trại nhưng không được. Minh cho rằng có thể đầu số điện thoại đã thay đổi nhưng nông trại chưa kịp cập nhật lên trang web nên đã tìm kiếm thông tin trên website của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Nhờ đó, Minh đã liên hệ thành công với nông trại. Em hãy nhận xét về chất lượng của thông tin (theo 4 tính chất đã học) mà mỗi bạn thu nhận được. Câu 5. Em hãy lấy ví dụ về một hành vi vi phạm pháp luật, một hành vi trái đạo đức khi hoạt động trong môi trường số. Câu 6. Em hãy cho biết tác hại của việc chơi trò chơi điện tử quá nhiều. Nếu là người thân của em thì em sẽ khuyên như thế nào? 11
- 12 Câu 7. Em thấy chị Thanh sử dụng mạng xã hội quá nhiều, kết bạn với người không quen biết, cài đặt phần mềm lạ. Em hãy chỉ ra một số nguy cơ xấu có thể xảy ra. Câu 8. Bạn Chiến khoe với em bạn làm bài tập bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo nên rất nhanh. Quan điểm của em về việc này như thế nào? Câu 9. Trong xã hội công nghệ số phát triển, tự động hoá được ứng dụng nhiều, em có ý tưởng gì để giúp những người yếu thế trong xã hội như người già, người khuyết tật hoặc người dân ở các vùng khó khăn? Câu 10. Em sẽ làm gì để tránh các tác động tiêu cực của việc sử dụng công nghệ kĩ thuật số? 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 82 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 70 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn