intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. 1 TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN VẬT LÍ 10 NĂM HỌC 2023-2024 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU Câu 1: Vật lí là môn “khoa học tự nhiên” có đối tượng nghiên cứu tập trung vào A. các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng. B. các chất và sự biến đổi của chúng. C. các vật sống. D. cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó. Câu 2: Việc học tập môn vật lí nhằm mục đích A. hiểu được các dạng vật chất trong thế giới tự nhiên. B. hiểu và giải thích quá trình chuyển động của vật chất trong tự nhiên. C. hiểu và vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên. D. hình thành phát triển năng lực, kiến thức, kĩ năng vật lí. Câu 3: Chọn câu sai? Lĩnh vực thuộc vật lí như A. cơ học, điện học B. quang học, âm học C. vật lí nguyên tử, hóa học. D. vật lí hạt nhân, vật lí nguyên tử. Câu 4: Có những phương pháp nào để nghiên cứu vật lí? A. Phương pháp toán học, phương pháp thực nghiệm B. Phương pháp mô hình, phương pháp thực nghiệm C. Phương pháp mô hình vật chất, phương pháp mô hình lí thuyết D. Phương pháp mô hình vật chất, mô hình lí thuyết, mô hình toán học Câu 5: Các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm có nguy cơ gây mất an toàn nhất do đâu? A. Vì các thiết bị điện dễ hư hỏng B. Vì dễ hư hỏng, chập điện gây ra cháy nổ, gây ra điện giật. C. Các thiết bị điện chịu ảnh hưởng của nguồn điện bên ngoài. D. Các thiết bị điện dễ gây chập điện. Câu 6: Các nguy cơ gây mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm vật lí là A. nhiễm hóa chất độc hại cho người sử dụng, hỏng các thiết bị. B. hỏng các thiết bị và gây cháy nổ. C. gây nguy hiểm cho người sử dụng, hỏng các thiết bị và gây cháy nổ. D. gây nguy hiểm cho người sử dụng, cháy nổ. Câu 7. Nếu thấy có người bị điện giật chúng ta không được A. chạy đi gọi người tới cứu chữa. B. ngắt nguồn điện. C. tách người bị giật ra khỏi nguồn điện bằng dụng cụ cách điện. D. dùng tay để kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện. Câu 8: Việc làm nào sau đây được không an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất. B. Tự ý làm các thí nghiệm. C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 9: Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là phép đo A. trực tiếp. B. gián tiếp. C. đồ thị. D. thực nghiệm Câu 10: Có bao nhiêu phép đo? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11: Có bao nhiêu loại sai số? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12: Sai số hệ thống thường do đâu mà ra?
  2. 2 A. Do dụng cụ B. Do người đo C. Do thực hiện phép đo nhiều D. Cả A và B Câu 13: Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được các giá trị khác nhau: A1, A2, …, An. Giá trị trung bình của A là A . Sai số tuyệt đối ứng với lần đo thứ n được tính bằng công thức A. B. C. D. Câu 14: Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được các giá trị khác nhau: A1, A2, …, An. Giá trị trung bình của A là A sai số tuyệt đối của phép đo là ∆A . Sai số tỉ đối của phép đo này là A. B. . C. D. Câu 15: Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được giá trị trung bình của A là A Sai số tuyệt đối của phép đo là ∆A . Cách viết kết quả đúng khi đo đại lượng A là A + ∆A A. B. C. D. A = 2 Câu 16: Công thức tính sai số tuyệt đối của phép đo là A. . B. . C. . D. . Câu 17: Cho kết quả phép đo là v = 3,41 ± 0,12 (m/s). Sai số tỉ đối của phép đo là A. 3,51%. B. 3,52 %. C. 3,53 %. D. 3,54%. BÀI 4: ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC I. TRẮC NGHIỆM Câu 18: Chọn câu trả lời đúng? Độ dịch chuyển của một vật là A. quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó. B. khoảng thời gian vật đi từ điểm đầu đến điểm cuối. C. tốc độ chuyển động nhanh hay chậm của vật. D. một vectơ nối vị trí điểm đầu đến mút là điểm cuối của chuyển động và độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển Câu 19: Chọn câu sai? A. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động. B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn luôn bằng quãng đường đi được của vật. C. Vật đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dịch chuyển bằng 0. D. Độ dịch chuyển có thể dương hoặc âm. Câu 20: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 21: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 22: Quãng đường là một đại lượng A. Vô hướng, có thể âm. B. Vô hướng và không âm. C. Vectơ vì vừa có hướng và vừa có độ lớn. D. Vectơ vì có hướng. Câu 23: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 10 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km. B. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 0 km. C. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km. D. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 20 km. Câu 24: Chỉ ra phát biểu sai?
  3. 3 A. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động. B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật. C. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn bằng 0. D. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương hoặc bằng không Câu 25: Một người bơi dọc theo một bể bơi dài 50m. Xác định quãng đường đi s và độ dịch chuyển người đó thực hiện được trong lần bơi 100m đầu tiên dọc theo bể bơi sau đó quay lại. A. s = 50m và d = 50m. B. s = 0m và d = 50m.C. s = 100m và d = 50m. D. s = 100m và d = 0m. Câu 26: Một người đi xe máy đi thẳng 3km theo hướng Đông, rồi rẽ trái đi 4 km theo hướng Bắc. Quãng đường đi s và độ dịch chuyển d người đó thực hiện được là A. s = 3km và d = 7km. B. s = 7km và d = 4km. C. s = 7km và d = 5km. D. s = 5km và d = 7km. Câu 27: Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên bạn ấy về nhà lấy. Hỏi độ dịch chuyển của bạn A là bao nhiêu? A. 2 km B. 4 km C. 0 km D. 6km Câu 28: Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên bạn ấy về nhà lấy. Hỏi quãng đường của bạn A đi được là bao nhiêu? A. 2 km B. 4 km C. 0 km D. 6km Câu 29: Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung b ình là 5m/s trong thời gian 4 phút. Sau đó người đó giảm vận tốc còn 4m/s cũng theo chiều đó trong thời gian 3 phút. Người đó chạy được trên quãng đường bằng bao nhiêu? A. 1,2 km B. 0,72 km C. 1,92 km D. 2 km Câu 30: Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung b ình là 5m/s trong thời gian 4 phút. Sau đó người đó giảm vận tốc còn 4m/s cũng theo chiều đó trong thời gian 3 phút. Chọn trục Ox trùng với đường chạy và có gốc tọa độ tại điểm xuất phát của người. Vận tốc trung bình trong toàn bộ thời gian chạy bằng bao nhiêu? A. 2,3 m/s B. 4,3 m/s C. 4,57 m/s D. 5 m/s II. TỰ LUẬN Bài 1: Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 20 km về phía bắc. a) Tính quãng đường đi được trong cả chuyến đi. b) Xác định độ dịch chuyển tổng hợp của người đó. Bài 2: Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ. a) Tính quãng đường bơi được của mỗi người. b) Tính độ dịch chuyển của mỗi người. BÀI 5: TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC I. TRẮC NGHIỆM Câu 31: Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 32: Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động? A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. Có đơn vị là km/h. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có phương xác định. Câu 33: Đại lượng nào mô tả sự nhanh chậm của chuyển động? A. Quãng đường. B. Vận tốc. C. Thời gian. D. Cả A và B Câu 34: Biểu thức nào sau đây đúng để tính tốc độ chuyển động? s s A. v = 2 B. v = C. v = s.t D. v = s.t2 t t Câu 35: Trên xe máy hoặc ô tô, đồng hồ tốc độ có tác dụng gì? A. Chỉ tốc độ trung bình của người lái xe B. Chỉ tốc độ tức thời của xe đang chạy C. Chỉ vận tốc trung bình của xe đang chạy D. Chỉ vận tốc tức thời của xe đang chạy.
  4. 4 Câu 36: Vận tốc tức thời là A. vận tốc của một vật chuyển động rất nhanh B. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động C. vận tốc của một vật trong một quãng đường nào đó D. vận tốc của vật tính trong một quãng đường rất ngắn. Câu 37: Trường hợp nào thì độ lớn của tốc độ và vận tốc của một chuyển động giữa 2 điểm A, B bằng nhau? A. Chuyển động của vật xảy ra rất nhanh B. Trong quá trình chuyển động tốc độ phải không đổi C. vận tốc của một vật phải hướng theo AB D. Chuyển động của vật trên một đường thẳng và không đổi chiều Câu 38: Tốc độ trung bình được tính bằng A. Quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. B. Quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. C. Độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển. D. Độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển. Câu 39: Vận tốc được tính bằng A. Quãng đường đã đi chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. B. Quãng đường đã đi nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. C. Độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển. D. Độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển. Câu 40: Nhà Minh cách trường 3 km, Minh đạp xe từ nhà theo hướng Nam tới trường mất 15 phút. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tốc độ đạp xe của Minh là 12 km/h theo hướng Bắc. B. Vận tốc đạp xe của Minh là 12 km/h theo hướng Bắc. C. Tốc độ đạp xe của Minh là 12 km/h theo hướng Nam. D. Vận tốc đạp xe của Minh là 12 km/h theo hướng Nam. Câu 41: Một người đi xe máy với tốc độ trung bình là 30 km/h và đi được 3km. Hỏi người đó đi mất bao lâu? A. 5 phút B. 6 phút C. 7 phút D. 8 phút Câu 42: Một người đi bộ đi học xuất phát ở nhà lúc 6h 45 phút, đến trường lúc 7h 10 phút. Biết tốc độ trung bình của bạn là 5,4 km/h. Hỏi quãng đường đi từ nhà đến trường của bạn là bao nhiêu m? A. 2000m B. 2250m C. 2500m D.2750m Câu 43: Hai xe ô tô chạy ngược chiều trên một đường thẳng với vận tốc lần lượt là v 1=40km/h và v2=60km/h. Vận tốc của xe 2 đối với xe 1 có độ lớn là A. 24 km/h. B. 50 km/h. C. 100 km/h. D. 20 km/h. BÀI 7: ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN Câu 44: Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng đều có thể xác định được vận tốc của chuyển động bằng công thức d1 + d 2 d 2 − d1 d1 + d 2 d 2 − d1 A. v = B. v = C. v = D. v = t1 + t2 t2 − t1 t2 + t1 t1 − t 2 Câu 45: Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian A. từ 0 đến t2. B. từ t1 đến t2. C. từ 0 đến t1, và từ t2 đến t3. D. từ 0 đến t3.
  5. 5 Câu 46: Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều? A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV. Câu 47: Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 7.2 là A. d1 = 60 −10t; v1 =10km/h; d2 =12t; v2 =12km/h. B. d1 = 60 + 10t; v1=10km/h; d2 =−10t; v2 =10km/h. C. d1 = 60 − 20t; v1 = 20km/h; d2 = 12t; v2 =12km/h. D. d1=−10t; v1=10km/h; d2=12t; v2=12km/h Câu 48: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì? A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi. B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn. C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên. D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại. Câu 49: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì? A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi. B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn. C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên. D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại. Câu 50: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?
  6. 6 A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi. B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn. C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên. D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại. Câu 51: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì? A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi. B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn. C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên. D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại. Câu 52: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi? A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 . C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2. D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi. II. TỰ LUẬN Bài 3: Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi trong bảng bên. Độ dịch chuyển (m ) 0 4 4 0 -1 -1 Thời gian (s) 0 2 4 8 9 10 Dựa vào bảng này để a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động. b) Mô tả chuyển động của xe. Bài 4: Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của một người đang bơi trong một bể bơi dài 50m được ghi trong bảng bên. Độ dịch chuyển (m ) 0 50 50 25 Thời gian (s) 0 25 35 60 Dựa vào bảng này để a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động. b) Mô tả chuyển động của người đang bơi. BÀI 8: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI. GIA TỐC I. TRẮC NGHIỆM Câu 53: Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho A. sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc của chuyển động C. sự nhanh chậm của chuyển động D. tính không thay đổi của vận tốc. Câu 54: Gia tốc là một đại lượng A. đại số, đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của chuyển động. B. đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. C. vectơ, đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của chuyển động. D. vectơ, đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của vận tốc. Câu 55: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong chuyển động thẳng tốc độ trung bình bằng độ lớn của vận tốc trung bình.
  7. 7 B. Độ dịch chuyển là quãng đường đi được. C. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng luôn dương. D. Độ dịch chuyển là quãng đường vật đi được khi vật chuyển động thẳng. Câu 56: Chọn đáp án đúng về chuyển động biến đổi? A. Quyển sách nằm yên trên bàn B. Ô tô đang nằm yên dưới ga ra. C. Xe máy đang tăng tốc trên đường D. Cốc nước đang nằm yên trên giá. Câu 57: Vectơ gia tốc được xác định bởi biểu thức nào? A. B. . C. . D. Câu 58: Gia tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho A. độ nhanh chậm của chuyển động. B. khả năng thay đổi độ lớn của vận tốc C. khả năng thay đổi hướng của vận tốc D. khả năng thay đổi vận tốc (hướng và độ lớn) của vật. Câu 59: Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi? Câu 60: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi? A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian. B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian. C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian. D. Chuyển động tròn đều. Câu 61: Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất? Câu 62: Chuyển động nhanh dần là chuyển động có A. a>0. B. a0. D. a.v0. B. a0. D. a.v
  8. 8 C. Quãng đường đi được tăng theo hàm bậc hai của thời gian D. Gia tốc là đại lượng không đổi. Câu 68: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì A. quãng đường tỉ lệ thuận với bình phương thời gian. B. sự thay đổi vận tốc sau những khoảng thời gian như nhau là không đổi. C. vận tốc tỉ lệ với thời gian. D. vận tốc có lúc tăng lúc giảm. Câu 69: Chọn câu sai? Chất điểm sẽ chuyển động nhanh dần đều nếu A. a>0 và v0>0. B. a>0 và v0=0 C. a0 D. a0 và v0>0. B. a>0 và v0=0 C. a0 D. a
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0